Tại sao cửa hàng kinh doanh nên cúng ông Công ông Táo?

Chia sẻ bài viết:

Ngày Tết đã cận kề, nhiều chủ cửa hàng thường có thắc mắc có nên cúng ông Công ông Táo không? Và nếu cúng thì cần phải chuẩn bị những đồ gì? Cúng ở cửa hàng hay cúng ở nhà?

Đừng lo bạn nhé, hôm nay Sổ Bán Hàng sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó ngay trong bài viết này.

1. Cửa hàng kinh doanh có cần cúng ông Công ông Táo không?

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Theo quan niệm của người Việt, Táo quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ. Sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Cửa hàng kinh doanh có cần cúng ông Táo không? Nguồn ảnh Internet.
Cửa hàng kinh doanh có cần cúng ông Táo không? Nguồn ảnh Internet.

Vì vậy, bạn nên cúng ông Công ông Táo để cầu chúc cho năm mới bình an, gặp nhiều điều may mắn. Nếu cửa hàng của bạn kinh doanh buôn bán đồ ăn thì bạn có thể tiến hành cúng ông Táo ngay tại cửa hàng. Còn đối với những mặt hàng khác, bạn có thể cúng ông Táo ngay tại nhà nhé.

Mời bạn đọc thêm: 15+ câu chúc Tết độc đáo – Thắt chặt tình nghĩa đôi bên

2. Cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng gồm những gì?

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống thường có:

Vàng mã

Tùy vào vùng miền, bộ đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo sẽ có những thứ cần chuẩn bị khác nhau. Thông thường, lễ vật gồm có mũ ông Công ba cỗ gồm hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho Táo ông sẽ có thêm hai cánh chuồn, còn mũ của Táo bà thì không. Những chiếc mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lấp lánh và kim tuyến nhiều màu sắc. Đôi khi, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo áo và một đôi hia làm bằng giấy.

Chuẩn bị vàng mã để cúng ông Công ông Táo. Nguồn ảnh Internet.
Chuẩn bị vàng mã để cúng ông Công ông Táo. Nguồn ảnh Internet.

Ngoài ra một số địa phương tại miền Trung còn sắm thêm ngựa giấy với đầy đủ yên cương để làm phương tiện đi lại cho 2 vị Táo. Miền Nam hay một số gia đình không thể phóng sinh cá chép sống thì người dân mua cá chép bằng giấy và bộ “cò bay ngựa chạy” để các ông Táo có phương tiện về trời.

Lễ vật

  • Trầu, cau tươi
  • Một đĩa hoa quả
  • Nhang thơm, nến cốc
  • Lọ hoa tươi

>> Mời bạn đọc thêm: Ý tưởng kinh doanh thiết bị sưởi ấm và sấy cho mùa đông

Mâm cơm cúng

Tùy vào điều kiện kinh doanh của cửa hàng mà bạn có thể làm mâm cơm cúng nhiều hoặc ít món. Nếu điều kiện kinh doanh không tốt thì có thể nấu mâm cỗ cúng 3 món hoặc nếu có điều kiện hơn thì có thể cúng mâm cơm với những món cơ bản như sau:

Chuẩn bị mâm cúng để cúng ông Công ông Táo. Nguồn Internet.
Chuẩn bị mâm cúng để cúng ông Công ông Táo. Nguồn Internet.
  • Thịt lợn luộc nguyên miếng hoặc gà luộc nguyên con
  • Giò lợn
  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • Xôi đỗ hoặc xôi gấc
  • Một bát canh
  • Một đĩa rau
  • Một đĩa muối, 1 đĩa gạo
  • Rượu, nước

Mời bạn đọc thêm: Top 5 điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà dân kinh doanh phải biết

3. Văn khấn cúng ông Táo ở cửa hàng kinh doanh

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương! Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hương thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Có một số điều bạn đặc biệt phải chú ý khi thực hiện lễ cúng:

  • Mâm cỗ không cúng thịt bò, vịt, ngan, ngỗng, dê, chó…
  • Nên hóa vàng tại nơi quy định, nếu không có thì hóa tại một nơi sạch sẽ. Sau đó thu sạch tro lại đem đổ ra sông để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của quán.
  • Nên thực hiện lễ cúng vào sáng sớm ngày 23 tháng Chạp hoặc có thể xem ngày đẹp bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp.
  • Không nên hóa vàng trong nhà hàng hoặc nhà vệ sinh.
  • Khi lửa chưa cháy hết không nên dập tắt.
  • Trước khi đọc văn khấn phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, cẩn thận, lịch sự để thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh.
  • Khi đọc văn khấn, gia chủ phải đọc to, rõ ràng, rành mạch, nghiêm túc và thành khẩn.

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Mời bạn đọc thêm:

Chia sẻ bài viết: