Quy trình phát triển sản phẩm mới chỉ trong 7 bước

Chia sẻ bài viết:

Tạo ra một sản phẩm mới là quá trình dày công nghiên cứu và “nuôi dưỡng” của cả một tập thể. Hơn nữa, việc phát triển sản phẩm mới thường phải theo những công đoạn nhất định, đi từ bước “tạo kén” cho đến “ủ kén” để rồi “phá kén” thành công là cả một hành trình đầy gian khổ. Đặc biệt, các công đoạn này phải được triển khai theo trình tự hợp lý thì mới có thể đưa ra kết quả tốt được. Vậy làm thế nào để xây dựng một quy trình phát triển sản phẩm mới một cách hữu dụng nhất? 

Sổ Bán Hàng sẽ giới thiệu đến bạn 7 bước chi tiết bao gồm: Lên ý tưởng, sàng lọc ý tưởng, tạo mẫu sản phẩm, xây dựng chiến lược marketing, tính toán chi phí – lợi nhuận, thử nghiệm trên thị trường và cuối cùng là thương mại hóa.

1. Bước 1: Lên ý tưởng

Ý tưởng chính là nền tảng để phát triển lên sản phẩm. Một ý tưởng tốt có thể không hình thành lên một sản phẩm tốt, nhưng một sản phẩm tốt chắc chắn phải được thiết lập từ một ý tưởng tốt. Để hỗ trợ quá trình lên ý tưởng, bạn có thể thực hiện dựa theo mô hình SCAMPER – công cụ tư duy khá hiệu quả trong việc tìm kiếm các ý tưởng mới:

  • S – Substitute (Thay thế): Với một sản phẩm, bạn có thể thay thế bộ phận/ nguyên liệu này với  bộ phận/ nguyên liệu khác để tạo ra một sản phẩm mới.
  • C – Combine (Kết hợp):  Có thể kết hợp sản phẩm này với sản phẩm khác để tạo ra điều gì mới?
  • A – Adapt (Thích nghi): Có thể thay đổi sản phẩm sao cho phù hợp với mục đích khác trong bối cảnh mới?
  • M – Modify (Sửa đổi): Có thể sửa đổi thuộc tính nào để sản phẩm trở nên khác biệt?
  • P – Put (Đổi cách dùng):  Sản phẩm có thể được sử dụng cho mục đích khác ngoài mục đích ban đầu không?
  • E – Eliminate (Loại ra): Có thể loại bỏ bất kỳ thành phần nào mà vẫn giữ được tính năng quan trọng của sản phẩm?
  • R – Reverse (Sắp xếp lại): Có thể sắp xếp lại thành phần nào để tạo ra một sản phẩm mới lạ không?
Hình: Bước 1: Lên ý tưởng
Nguồn: Internet

Bước 1: Lên ý tưởng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công

2. Bước 2: Sàng lọc ý tưởng

Sau khi sáng tạo ra các ý tưởng mới, đây chính là lúc bạn cần sàng lọc lại các ý tưởng đó sao cho thực sự phù hợp với doanh nghiệp và thời thế hiện hành. Đây là bước hết sức quan trọng quyết định khả năng thành bại của sản phẩm sau này. Bởi vì nếu ý tưởng thất bại thì cái giá phải trả chính là bằng lợi ích của cả một tập thể. Chính vì vậy, bạn cần cẩn thận đánh giá lại từng ý tưởng trước khi đưa ra quyết định phát triển chúng. Bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí sau để đánh giá ý tưởng:

  • Độ sáng tạo của ý tưởng được đề xuất: Cần đánh giá xem ý tưởng này đã được bất cứ ai phát triển trước đây chưa? Ý tưởng này có gì mới mẻ hơn những sản phẩm hiện có trên thị trường? 
  • Khả năng thỏa mãn nhu cầu: Ý tưởng của bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng? Ý tưởng này có giải quyết được các nhu cầu mà khách hàng đang mong muốn? 
  • Mức độ cạnh tranh: Sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn đối thủ cạnh tranh?
  • Tính khả thi: Ý tưởng có phù hợp với tình hình tài chính và nguồn lực của công ty trong khoảng thời gian đó?
Hình: Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Nguồn: Internet

Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh: Các chiến lược hay để nổi bật trên thị trường

3. Bước 3: Tạo mẫu sản phẩm

Sau khi đã chốt được ý tưởng, bạn cần tiến hành tạo mẫu sản phẩm bằng cách thử nghiệm nhiều concept khác nhau. Quá trình thử nghiệm này thường bao gồm các hoạt động đánh giá khác nhau về: Khả năng vận hành, độ bền, tính chất, mức độ chấp nhận của sản phẩm trên thị trường. Qua bước tạo mẫu này, doanh nghiệp sẽ có một bức tranh chính xác về chi phí sản xuất, nguồn lực, tiềm năng của sản phẩm trên thị trường. Từ đó, bạn sẽ xác nhận được concept nào của sản phẩm là phù hợp.

Hình: Bước 3: Tạo mẫu sản phẩm
Nguồn: Internet

Bước 3: Tạo mẫu sản phẩm
Nguồn: Internet

4. Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing

Khi đã có sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng chiến lược marketing để định hình sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả, bạn cần đáp ứng các tiêu chí như sau:

  • Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp
  • Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng
  • Xác định mục tiêu kinh doanh theo mô hình S.M.A.R.T
  • Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách
  • Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Để tìm hiểu rõ về bước xây dựng chiến lược Marketing, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Cách tạo ra một chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing
Nguồn: Internet

Xây dựng chiến lược Marketing
Nguồn: Internet

5. Bước 5: Tính toán chi phí – lợi nhuận

Từ quy trình lên ý tưởng, tạo mẫu sản phẩm và xây dựng các chiến lược marketing, doanh nghiệp cần tính toán chi phí sản xuất một cách cụ thể. Đồng thời, định giá sản phẩm và ước tính doanh thu mang về sau khi đã trừ đi tất cả khoản phí đã chi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần dự đoán thời gian hòa vốn trong bao lâu để lên chiến lược phát triển phù hợp.

Hình: Bước 5: Tính toán chi phí - lợi nhuận
Nguồn: Internet

Bước 5: Tính toán chi phí – lợi nhuận
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 13 Chiến lược định giá sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa cho cửa hàng

6. Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường

Mục tiêu của bước thử nghiệm trên thị trường chính là để đánh giá cảm nhận của khách hàng và đo mức độ cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm. Việc chạy thử nghiệm sản phẩm trên thị trường sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn, từ đó điều chỉnh chiến lược Marketing cho phù hợp. Có nhiều cách để chạy thử nghiệm sản phẩm trên thị trường như: Tặng kèm khi mua một sản phẩm khác cùng thương hiệu, giới thiệu dùng thử sản phẩm trong các siêu thị lớn, bán với số lượng ít,…

Hình: Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường
Nguồn: Internet

Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược cho từng giai đoạn

7. Bước 7: Thương mại hóa

Sau khi sản phẩm đã được hoàn thiện, bước cuối cùng chính là đưa sản phẩm vào thương mại hóa (chính thức ra mắt thị trường). Tùy vào đối tượng cạnh tranh và tình hình kinh tế hiện hành, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm ra mắt sản phẩm phù hợp.

Hình: Bước 7: Thương mại hóa
Nguồn: Internet

Bước 7: Thương mại hóa
Nguồn: Internet

Trên đây là 7 bước trong quy trình phát triển sản phẩm mà bạn có thể tham khảo. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn trong quá trình phát triển các ý tưởng của mình theo đúng cách. Từ đó tạo nên thành phẩm hoàn thiện và đưa ra thị trường thành công.

Chia sẻ bài viết: