Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sao cho hiệu quả?
Theo giáo sư James L. Heskett đã từng nói: “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20% đến 30% về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp”. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì mà lại quan trọng đến vậy? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp ra sao? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ dùng để miêu tả tập hợp các giá trị văn hóa được tạo dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa phản ánh quy tắc, tín ngưỡng, thái độ, hành vi, phong cách làm việc, và phương thức tương tác trong môi trường làm việc của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Qua đó, thể hiện những đặc trưng, phẩm chất độc đáo tạo nên bản sắc và danh tiếng của doanh nghiệp.
Văn hóa tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài ra, văn hóa có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như sau:
- Hành vi của nhân viên: Ảnh hưởng đến cách mà nhân viên làm việc, cư xử và tương tác với nhau.
- Hiệu suất và thành công kinh doanh: Một văn hóa tích cực và đáng tin cậy có thể giúp thúc đẩy hiệu suất và thành công của công ty.
- Trình độ nhân viên: Văn hóa công sở hấp dẫn có thể giúp thu hút và giữ chân nhân tài giỏi.
- Quan hệ với khách hàng: Ảnh hưởng đến cách công ty tương tác và chăm sóc khách hàng.
- Sự đổi mới và sáng tạo: Một văn hóa ủng hộ sự đổi mới và sáng tạo có thể giúp công ty tiến bộ và phát triển.
Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố, bao gồm:
- Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, huy hiệu, giờ giấc làm việc, tập san nội bộ, team building hằng năm,…
- Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, suy nghĩ,…
>> Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả
2. Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành từ rất nhiều nhân tố tác động và trải qua thời gian đủ dài mới xây dựng một mô hình văn hóa tương đối hoàn chỉnh được. Sau đây là các yếu tố chính cấu tạo nên văn hóa của một doanh nghiệp như sau
2.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn chính là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Một tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp cho nhân viên hiểu rõ về định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó điều chỉnh hướng làm việc của bản thân cho phù hợp với mục tiêu chung.
2.2 Giá trị và tôn chỉ
Giá trị và tôn chỉ chính là cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu tầm nhìn thể hiện mục tiêu của công ty thì giá trị chính là thước đo những nguyên tắc, quan điểm, tiêu chuẩn nhằm đặt được “tầm nhìn” đã định ra. Giá trị và tôn thể hiện những gì doanh nghiệp tin tưởng, xem trọng và hành động dựa trên chúng.
2.4 Tư tưởng người lãnh đạo
Những người lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chính những người lãnh là những người đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh, quy tắc,… ban đầu của một doanh nghiệp và từ đó đánh giá để dần thay đổi phù hợp hơn với tình hình thực thế.
2.5 Đạo đức công việc
đạo đức công việc tạo môi trường làm việc tích cực, giúp nhân viên cảm thấy đều tâm huyết và cam kết với công việc của họ. Nhân viên làm việc trong môi trường tôn trọng và đáng tin cậy sẽ nỗ lực hết mình và đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Đạo đức công việc còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp. Nhân viên cảm thấy được tôn trọng và ủng hộ trong việc tìm kiếm những ý tưởng mới và giải pháp tiến bộ. Điều này giúp doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh trong thị trường.
2.6 Văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng và chi phối bởi nền văn hóa dân tộc từ phong tục tập quán đến nghi thức, lễ hội của quốc gia đó.
>> Có thể bạn quan tâm: 12 ý tưởng kinh doanh nhỏ với số vốn ít
3. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3.1 Tuyển dụng
Một doanh nghiệp có văn hóa tốt chính là cách thu hút nhiều nhân viên tiềm năng, bởi vì bất cứ ai cũng muốn làm cho một doanh nghiệp có danh tiếng tốt. Doanh nghiệp có văn hóa tích cực sẽ thu hút nhiều nhân tài sẵn sàng biến nơi làm việc thành nhà của họ chứ không chỉ đơn giản là “bước đệm” trong sự nghiệp của mình.
3.2 Nhân viên trung thành
Doanh nghiệp có văn hóa tích cực không chỉ thu hút các ứng viên tài năng mà còn giúp giữ chân “nhân tài”một cách hiệu quả. Một người chủ biết đầu tư vào “đời sống làm việc” của nhân viên sẽ nhận lại được phần thưởng từ những sự tận tụy và cống hiến hết mình từ họ.
3.3 Giảm xung đột doanh nghiệp
Một môi trường làm việc tích cực sẽ làm giảm bớt căng thẳng khi làm việc, từ đó giúp gắn kết nhân viên với nhau và khiến họ cảm thấy vui vẻ mỗi khi đến nơi làm việc. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và tránh xung đột lẫn nhau hết sức có thể.
3.4 Tạo chất riêng cho doanh nghiệp
Văn hóa chính là giá trị, tầm nhìn, ý thức, phong cách của doanh nghiệp và càng không thể bắt chước. Chính vì vậy, văn hóa đã tạo ra chất riêng cho doanh nghiệp, giúp lưu giữ và duy trì bản sắc qua nhiều thế hệ, từ đó mang lại khả năng phát triển bền vững.
>> Có thể bạn quan tâm: 3 cách quản lý nhân viên bán hàng siêu hiệu quả
4. Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại
Điều điều tiên trong công cuộc xây dựng văn hóa của một doanh nghiệp chính là đánh giá lại tình hình thực tại của doanh nghiệp. Trong trường hợp, biểu hiện hiện tại của doanh nghiệp xuất hiện nhiều dấu hiệu theo chiều hướng tiêu cực thì đây chính là lúc doanh nghiệp cần phải thay đổi theo hướng tốt hơn để tránh tình trạng xây dựng một môi trường làm việc độc hại.
Sau đây là một số dấu hiệu báo một môi trường làm việc độc hại như:
- Tình trạng sức khỏe của nhân viên: Nhiều nhân viên bị stress, mệt mỏi, ốm đau thường xuyên.
- Tỷ lệ nghỉ việc cao: Nếu có một số lượng lớn nhân viên nghỉ việc đột ngột hay thay mới nhân viên thường xuyên có thể đó là dấu hiệu cho thấy môi trường làm việc không tốt.
- Thiếu sự hỗ trợ và tôn trọng: Nếu lãnh đạo và đồng nghiệp không hỗ trợ và tôn trọng nhân viên, điều này có thể làm suy giảm tinh thần làm việc.
- Thiếu cơ hội phát triển và thăng tiến: Nếu không có cơ hội để nhân viên phát triển và thăng tiến trong công việc, họ có thể cảm thấy không có đủ động lực để gắn bó với công ty.
- Thiếu sự công bằng trong thưởng và khen ngợi: Nếu việc thưởng và khen ngợi không công bằng và không công tâm, nhân viên có thể cảm thấy không đáng giá và không được đánh giá công bằng.
- Tính cạnh tranh quá mức: Nếu môi trường làm việc quá cạnh tranh, nhân viên có thể cảm thấy căng thẳng và sợ hãi mất việc làm.
- Ý thức mọi người kém: Không có sự chủ động trong công việc, thường xuyên đi muộn về sớm, không hoàn thành tasks được giao,…
Bước 2: Xác định văn hóa doanh nghiệp lý tưởng
Khi bắt tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần xác định rõ ràng các yếu tố mà doanh nghiệp đang theo đuổi và mong ước xây dựng môi trường làm việc ra sao để xác định mô hình văn hóa phù hợp và lý tưởng nhất.
Để có thể xác định được các yếu tố trên, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
- Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
- Mục tiêu hiện tại có phù hợp định hướng phát triển trong tương lai?
- Doanh nghiệp muốn được biết đến như thế nào?
- Mục tiêu văn hóa của doanh nghiệp?
Bước 3: Lập kế hoạch và triển khai
Sau khi đã xác định văn hóa doanh nghiệp lý tưởng, các nhà lãnh đạo cần lập kế hoạch một cách chi tiết và tiến hành triển khai đến nhân viên với các hoạt động sau:
- Xây dựng một nhóm văn hóa công ty: Đây là nhóm phụ trách các vấn đề liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp, thông thường là phòng nhân sự.
- Truyền đạt văn hóa đến toàn thể nhân viên: Khi đã lên kế hoạch về mô hình văn hóa cụ thể, các nhà lãnh đạo cần trực tiếp truyền đạt đến nhân viên một cách cặn kẽ và rõ ràng.
- Duy trì văn hóa doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động như teambuilding, chính sách thưởng phạt, buổi workshop để duy trì văn hóa một cách hiệu quả.
Bước 4: Đo lường hiệu quả và hoàn thiện
Văn hóa doanh nghiệp cần được đo lường hiệu quả bằng cách định rõ các chỉ số và mục tiêu cụ thể, ví dụ như: Độ tuân thủ quy định của nhân viên, chỉ số hài lòng của khách hàng, chỉ số tăng trưởng kinh doanh,… Từ đó xác định các yếu tố cần cải tiến để hoàn thiện văn hóa của doanh nghiệp được phù hợp hơn với thực tế.
>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp nên phân loại khách hàng thế nào để việc chăm sóc được hiệu quả
5. Văn hóa doanh nghiệp có thay đổi không?
Văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp tác động. Thay đổi văn hóa của doanh nghiệp có thể xảy ra tự nhiên hoặc do sự can thiệp cố ý của lãnh đạo hay nhân viên trong tổ chức. Dưới đây là một số nguyên nhân thường dẫn đến thay đổi văn hóa của một doanh nghiệp:
- Thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Khi doanh nghiệp phát triển và thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp có thể cần phải thay đổi theo để phù hợp với hướng đi mới.
- Thay đổi lãnh đạo: Sự thay đổi trong lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Bởi vì, lãnh đạo mới có thể định hình lại giá trị và triết lý, tạo ra những thay đổi đáng kể trong tổ chức.
- Sự đổi mới và cạnh tranh: Đối mặt với sự đổi mới và cạnh tranh trong thị trường, doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh văn hóa để thúc đẩy sự sáng tạo và xây dựng sự khác biệt.
- Phản ứng với thị trường và khách hàng: Thay đổi yêu cầu từ thị trường và khách hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp thay đổi văn hóa để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Điều kiện kinh doanh và xã hội: Thay đổi điều kiện kinh doanh và xã hội, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc diễn biến chính trị, cũng có thể ảnh hưởng đến văn hóa của một doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng đồ gia dụng cần chuẩn bị những gì?
6. Ví dụ về văn hóa các doanh nghiệp lớn
6.1 Google
Vào năm 2021, Google được vinh danh trong hai hạng mục “Văn hóa toàn cầu tốt nhất năm 2021” và “Địa điểm tốt nhất để làm việc ở Los Angleles” bởi Comparably – nền tảng đánh giá thương hiệu doanh nghiệp và văn hóa công sở hàng đầu thế giới.
Văn hóa doanh nghiệp của Google được xây dựng dựa trên sự đổi mới và sáng tạo. Google luôn tạo ra môi trường làm việc thoải mái hết sức có thể cho nhân viên của mình để họ được tự do thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, Google còn cung cấp phòng giải trí và rèn luyện sức khỏe cho nhân viên, đặc biệt thường xuyên tổ chức các kỳ nghỉ, tiệc tùng, hoa hồng tài chính,…
Google đã thành công trong việc tạo môi trường làm việc khiến các nhân viên có thể hăng say làm việc nhiều giờ mà không cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên, đi đôi với môi trường làm việc chất lượng thì tính chất công việc tại Google tương đối nặng và tính cạnh tranh cao. Nhiều nhân viên ý kiến rằng họ không thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc nên đã quyết định nghỉ việc.
6.2 Apple
Có thể nói, Apple là công ty công nghệ lớn nhất hiện nay với bề dày hoạt động và phát triển hơn 47 năm. Ở giai đoạn ban đầu, Apple theo văn hóa làm việc hơi hướng khắc nghiệt khi nhân viên không được đóng góp ý kiến mà chỉ tập trung hoàn thành chỉ thị được giao. Cho đến khi Tim Cook lên kế nhiệm,môi trường làm việc của Apple đã dần thay đổi theo hướng tính cực hơn.
Apple tập trung khai thác tối đa tư duy đổi mới, sáng tạo của nhân viên, không ngại phải phá vỡ các quy định truyền thống nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường công nghệ. Apple khuyến khích nhân viên làm việc theo phương pháp đội nhóm để làm giảm bớt căng thẳng cá nhân và tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Apple có văn hóa bảo mật thông tin nghiêm ngặt để đảm bảo các sản phẩm trí tuệ của Công ty được giữ kín tuyệt đối. Tất cả các nhân viên trong công ty đều có nghĩa vụ bảo mật thông tin dữ liệu một cách nghiêm túc.
6.3 Microsoft
Văn hóa Microsoft cho rằng cốt lõi của hoạt động kinh doanh chính là sự tò mò và mong muốn đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng, tức lấy khách hàng làm trọng tâm. Đặc biệt, với khái niệm “One Microsoft” đã gắn kết các nhân viên lại với nhau cùng không gian làm việc mở, đa chức năng thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận.
Theo Markus Koehler – Giám đốc nhân sự Microsoft Đức cho biết: “Trao quyền cho nhân viên làm việc một cách tự giác và linh hoạt giúp tăng động lực và sự sáng tạo, đồng thời tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người liên quan, đặc biệt là khách hàng và đối tác của chúng tôi.”
Ngoài ra, Mircrosoft còn có “văn hóa học” để các nhân viên học online mỗi ngày, trong đó có các khóa học về: Tuân thủ quy định, tự vệ bản thân,…. Mỗi bộ phận và vị trí khác nhau đều được giao bài học cụ thể.
>> Mời bạn xem thêm: Logo thương hiệu là gì? Cách để thiết kế logo ấn tượng
6.4 Zappos
Một trong những văn hóa doanh nghiệp xuất sắc chính là Zappos – công ty bán lẻ trực tuyến chuyên về giày dép và thời trang, thành lập vào năm 1999 bởi Nick Swinmurn. Để tìm ra những nhân viên phù hợp với công ty, khi người mới vào được đào tạo trong một tuần, họ sẽ được phỏng vấn về vấn đề có cảm thấy phù hợp với công việc tại công ty hay không. Nếu hợp, họ sẽ tiếp tục ở lại công ty còn nếu không, họ sẽ được nhận 2000 USD rồi rời đi.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh đồ gia dụng thông minh đúng cách giúp bạn kiếm bộn tiền
Trên đây là thông tin về văn hóa doanh nghiệp và cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả. Có thể nói, văn hóa là bộ quy tắc, giá trị và tôn chỉ tồn tại trong môi trường làm việc của một doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công trên thị trường. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng doanh nghiệp trong tương lai!