Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ kiếm bội tiền

Chia sẻ bài viết:

Quán ăn nhỏ là mô hình kinh doanh rất được ưa chuộng hiện nay bởi đặc tính bỏ vốn ít nhưng thu lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc mở quán thì dễ nhưng để vận hành sao cho hiệu quả sẽ gặp nhiều vấn đề tương đối phức tạp. Bạn chắc chắn đã từng đi vào một con đường hay hẻm nhỏ cứ cách vài bước chân là sẽ có một quán ăn, nào là tiệm cơm tấm, bún thịt nướng,… bạn cũng sẽ thấy không phải mở quán ăn nhỏ nào cũng đông khách, có quán thì không có đủ chỗ cho khách ngồi, có quán thì vắng tanh.

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, làm cách nào để quán ăn nhỏ trở nên nổi bật và thu hút khách hàng? Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ ra chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!

Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ kiếm bội tiền

1. Lựa chọn phân khúc thị trường

Kinh doanh các quán ăn nhỏ chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay. Nếu bạn muốn tạo sự nổi bật, hãy đánh vào thị trường ngách. Tức là thay vì kinh doanh các món đầy rẫy trên thị trường, bạn có thể hướng tới phân khúc nhỏ hơn và phục vụ nhóm đối tượng nhất định. Để làm được điều này, bạn cần phải có cuộc nghiên cứu thị trường thật kỹ bằng các câu hỏi sau:

  • Xu hướng ẩm thực của khách hàng hiện nay?
  • Món ăn nào đang thu lãi cao trên thị trường hiện nay?
  • Số vốn để bỏ ra cho mô hình kinh doanh đó có nhiều không?
  • Xác định đối tượng cạnh tranh trên thị trường
  • Điều gì tạo nên sự nổi bật của bạn?

Thị trường quán ăn nhỏ hiện nay sẽ chia thành 4 mô hình chủ yếu như sau:

  • Quán tập trung bán đồ khô như: Cơm, bún thịt nướng, bánh ướt, mì xào,…
  • Quán bán đồ nước: Phở, hủ tiếu, bún riêu, bánh canh,…
  • Quán đồ ăn vặt: Cá viên, bánh tráng, trà sữa,…
  • Quán cơm văn phòng: Chuyên giao cơm trưa (nhiều món) cho người làm văn phòng
Hình: Lựa chọn phân khúc thị trường
Nguồn: Internet

Lựa chọn phân khúc thị trường
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm:

Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công

Mẹo bán gạo thu lãi khủng cho người mới bắt đầu

Bí quyết kinh doanh cửa hàng hoa tươi hiệu quả

2. Lên ý tưởng về mặt hàng kinh doanh

Như đã nói ở trên, để có thể nổi bật trong thị trường nhộn nhịp, bạn cần phải tập trung vào thị trường ngách có thưa thớt đối thủ hơn. Thay vì thực hiện theo 4 mô hình kinh doanh truyền thống trên, bạn có thể sáng tạo mới mẻ hơn một chút bằng cách biến tấu thực đơn như sau:

Biến món cũ thành món mới lạ: Nền ẩm thực có vô vàn món ăn ngon và độc lạ, mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc sản riêng biệt. Bạn có thể tận dụng điểm độc đáo này để kinh doanh quán ăn nhỏ một cách hiệu quả. Tức là, có thể món ăn này là đặc sản của vùng này nhưng ở khu vực khác lại không hề biết về món ăn đó. Ví dụ như “tré” là đặc sản ở các tỉnh miền Trung nhưng lại trở nên mới lạ khi được mang về thành phố và các tỉnh miền Nam.

Sáng tạo món mới: Nếu bạn là người có tay nghề nấu nướng cao và có tài sáng chế ra những món ăn ngon thì hoàn toàn có thể bán sự sáng tạo của mình một cách hiệu quả. Một ví dụ điển hình chính là món “phở chấm” được rất nhiều người yêu thích. Vì thông thường phở sẽ ăn cùng với nước dùng nhưng phở chấm thì bánh phở được tách ra và chấm riêng với nước sốt.

Kết hợp món cũ tạo ra món mới: Bạn có thể tận dụng các món cũ để có thể sáng chế ra một món mới. Ví dụ như nhiều người sáng chế ra kết hợp nhiều vị của trà sữa lại với nhau để tạo ra một thức uống mới.

Thay đổi cách chế biến ngược lại: Đây là cách giúp cho khách hàng tò mò vì món ăn này có cách chế biến khá ngược ngạo, ví dụ như: Kem chiên, xôi chiên, mì bay,….

kinh doanh quán ăn nhỏ bằng món kem chiên độc đáo

Món kem chiên độc đáo
Nguồn: Internet

3. Lập kế hoạch chi phí mở quán ăn nhỏ

3.1 Chi phí thuê mặt bằng

Tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn mà chi phí thuê mặt bằng sẽ dao động từ 5 triệu cho đến 30 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn chọn mặt bằng có khoảng sân rộng, thoáng mát thì tất nhiên phí thuê mặt bằng sẽ ở mức cao hơn, rơi vào khoảng 15 đến 30 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, khi làm hợp đồng thuê mặt bằng bạn thường sẽ phải đặt cọc trước từ 3 đến 6 tháng và ký hợp đồng trong vòng nửa năm. Như vậy, bạn cần phải chuẩn bị ít nhất hơn 20 triệu đồng cho tiền thuê mặt bằng khoảng thời gian đầu.

3.2 Chi phí mua nguyên vật liệu

Kinh doanh quán ăn nhỏ thường sẽ phải nhập nguyên vật liệu theo ngày nên giá cả sẽ chênh lệch khác nhau. Bạn cần ước lượng lượng khách đến quán mỗi ngày để có thể cân đo đong đếm số lượng nguyên vật liệu cần nhập về. Chi phí để mua nguyên vật liệu cho một quán ăn nhỏ thường dao động khoảng 1 đến 3 triệu đồng/ ngày. Đặc biệt, bạn nên nhập nguyên vật liệu từ các chợ đầu mối sẽ rẻ hơn so với những nơi khác rất nhiều.

>>Có thể bạn quan tâm: Từ tài xế công nghệ, chàng trai trở thành chủ quán ăn với đam mê kinh doanh mãnh liệt

3.3 Chi phí mua trang thiết bị, thuê nhân viên khi mở quán ăn nhỏ

Dù chỉ là một quán ăn nhỏ nhưng bạn cũng phải trang bị đầy đủ các dụng cụ để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất. Một số trang thiết bị cần thiết bạn cần phải sắm sửa cho cửa hàng mình như sau:

Trang thiết bịƯớc tính giá thành
Bàn ghếKhoảng 5 đến 10 triệu đồng
Bát, dĩa, thìa, nĩa, đũaKhoảng 1 đến 3 triệu đồng
Gia vị trên mỗi bàn Khoảng 1 triệu đồng
Thiết bị bếp (nồi, bếp, tủ đông, tủ lạnh,…)Khoảng 20 đến 30 triệu đồng
Phần mềm Sổ Bán Hàng gói Pro quản lý bàn189.000 đồng/ tháng
Chi phí thuê nhân viênKhoảng 3 đến 4 triệu đồng/ tháng
Chi phí trang tríTùy vào phong cách bạn lựa chọn
Bảng 1: Bảng chi phí mua trang thiết bị

4. Sai lầm khi kinh doanh quán ăn nhỏ cần tránh

4.1 Không lên kế hoạch chi tiết

Đừng nghĩ rằng vì mình làm ăn nhỏ nên chẳng việc gì phải có một bảng kế hoạch chi tiết, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Bất kể việc kinh doanh nào cũng cần phải lên kế hoạch thật chỉnh chu để mọi công đoạn đều nắm trong lòng bàn tay của bạn. Nhờ việc lên kế hoạch rõ ràng, bạn có thể dự toán được các chi phí cần phải trả, các nguyên vật liệu cần phải bù để có thể kiểm soát kịp thời trong mọi tình huống. Tuy nhiên, lên kế hoạch chính là công đoạn mà hầu hết các chủ quán ăn đều bỏ qua trong quá trình kinh doanh.

4.2 Lựa chọn sai địa điểm kinh doanh

Vị trí kinh doanh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình kinh doanh quán ăn nhỏ. Không phải cứ ở mặt tiền là sẽ có khách đến nườm nượp vì có những quán nhỏ trong hẻm vẫn lôi kéo rất đông khách ghé thăm. Khi lựa chọn địa điểm, bạn cần cân nhắc đến đối tượng mục tiêu mà quán bạn hướng đến. Ví dụ, nếu đối tượng mục tiêu của quán là các bạn học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng thì không cần phải thuê mặt bằng ở vị trí đắc địa. Vì đây là tệp đối tượng không ngại ăn cái quán trong hẻm miễn đồ ăn chất lượng và giá cả hợp lý là được.

4.3 Không thực hiện chiến lược marketing

Dù là mở quán ăn nhỏ bạn cũng cần phải thực hiện chiến lược marketing để quảng bá quán ăn của mình cho nhiều người biết đến. Sai lầm lớn của nhiều chủ quán ăn nhỏ chính là không kết hợp với các nền tảng trực tuyến để phổ rộng tệp khách hàng của mình. Khi kinh doanh, bạn nên cân nhắc đến việc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng đặt đồ ăn,… để gia tăng nhận diện thương hiệu và kiếm thêm lợi nhuận hiệu quả.

Hình: Sai lầm khi kinh doanh quán ăn nhỏ cần tránh
Nguồn: Internet

Sai lầm khi kinh doanh quán ăn nhỏ cần tránh
Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm:

Nữ chủ quán 9X lọt TOP 10 doanh thu sau 1 tháng dùng Sổ Bán Hàng Pro

Nhân viên văn phòng dùng Sổ Bán Hàng kinh doanh online kiếm thêm thu nhập

Từ bỏ công việc lương cao và quyết định khởi nghiệp cùng Sổ Bán Hàng

Xót vợ bán trà sữa vất vả, chồng liền tải ngay Sổ Bán Hàng

Sổ Bán Hàng giúp tôi làm được nhiều thứ: Ứng dụng đã hữu ích còn miễn phí nữa thì quá xịn!

Trên đây là các thông tin về cách mở quán ăn nhỏ thành công và hiệu quả cho người mới bắt đầu. Mỗi một công việc kinh doanh nào cũng có những thách thức riêng, điều quan trọng là bạn phải có tinh thần học hỏi và tiếp thu nhanh từ kinh nghiệm của những người đi trước. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn trong hành trình kinh doanh của mình.

Chia sẻ bài viết: