Bật mí kinh nghiệm mở studio vừa và nhỏ cho người mới bắt đầu
Mọi người đang sống trong thời đại ai cũng chú trọng hình thức, đặc biệt là trong các dịp quan trọng như: Lễ cưới, sinh nhật, tốt nghiệp,… Đây là thời khắc mà ai cũng muốn lưu lại để giữ làm kỷ niệm một cách trọn vẹn nhất. Chính vì vậy, họ sẽ không muốn tổ chức qua loa và sẵn sàng chịu chi ra một số tiền lớn để sử dụng dịch vụ “lo tất” từ khâu trang trí, lên bối cảnh cho đến tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp. Đây chính là minh chứng cho thấy studio là mô hình kinh doanh có khả năng kiếm lời cao với nhu cầu người dùng khá lớn. Nếu bạn có số vốn không quá nhiều và chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh bao giờ thì phải bắt đầu từ đâu? Hãy để Sổ Bán Hàng bật mí kinh nghiệm mở studio vừa và nhỏ cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về kinh doanh studio
Có thể thấy, việc kinh doanh studio không phải là lĩnh vực quá mới lạ trên thị trường nhưng chưa bao giờ hết “hot”. Đặc biệt, với thời đại phát triển, ai cũng có nhu cầu nâng cao nhu cầu cuộc sống và chỉnh chu trong mọi công việc. Các dịp quan trọng như: Lễ cưới, sinh nhật, lễ tốt nghiệp,… không ai muốn tổ chức “cho có rồi thôi” như thời xưa, mỗi người đều muốn lưu giữ lại thời khắc quan trọng này một cách đặc biệt nhất.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều studio lớn nhỏ với độ nổi tiếng nhất định. Tuy nhiên, điểm mấu chốt khi kinh doanh studio chính là ở chất lượng hình ảnh và dịch vụ kèm theo. Nếu bạn là một tân binh trong ngành nhưng biết cập nhật xu hướng nhanh chóng, sử dụng phụ kiện đẹp mắt, cung cấp dịch vụ tận tình thì việc “phất lên lẹ làng” là một việc hết sức dễ dàng.
Ngoài ra, nếu bạn đã chạm đến thành công trong việc mở studio xây dựng bối cảnh và chụp ảnh thì hoàn toàn có thể mở rộng quy mô kinh doanh với các dịch vụ liên quan, cụ thể như: Set up cả buổi tiệc, xây dựng nhà hàng tiệc cưới,…
Tổng quan về kinh doanh studio
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết kinh doanh cửa hàng hoa tươi hiệu quả
2. Kinh nghiệm mở studio vừa và nhỏ
2.1 Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng
Bước đầu tiên trong việc xây dựng studio chính là xác định được mục tiêu kinh doanh sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng nào. Lĩnh vực studio có rất nhiều khía cạnh khai thác khác nhau như: Chuyên chụp ảnh chân dung, ảnh thẻ, ảnh cưới, ảnh newborn, kỷ yếu,… Nếu muốn mở một studio thành công, bạn cần phải nắm bắt rõ mục tiêu mở cửa hàng và ra sức trau dồi, đầu tư vào chúng. Ví dụ như: Nếu bạn muốn hướng đến đối tượng nhắm đến thời trang thì đương nhiên phải tập trung vào đầu tư phông nền, ánh sáng và trang phục. Nếu bạn hướng đến chụp sản phẩm thì nên chú ý vào đèn đóm, phụ kiện,…
2.2 Lựa chọn vị trí phù hợp
Bạn đừng nghĩ việc chọn địa điểm để kinh doanh studio là không quan trọng vì đã có thể quảng bá và truyền thông từ xa. Đây là một suy nghĩ sai lầm vì rất nhiều khách hàng từ chối sử dụng dịch vụ của bạn do sự bất tiện về giao thông. Đặc biệt, nếu studio của bạn nằm trong một con hẻm hiu hắt sẽ tạo lại cảm giác không uy tín và thiếu an toàn cho khách hàng. Tất nhiên, nếu vị trí là mặt tiền và đông người qua lại sẽ giúp bạn tiếp cận với đông đảo khách hàng hơn nhưng lại giá thành lại tương đối mắc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng vị trí mở studio để phù hợp với mục tiêu đưa ra, cụ thể đối với khu vực TP.HCM như sau:
- Nếu bạn mở studio chuyên chụp cho shop thời trang thì nên mở ở các khu vực Tân Bình, Bình Thạnh vì đây là các nơi có nhiều shop thời trang
- Nếu bạn muốn nhắm đến chụp cho cá nhân, gia đình thì nên mở các khu vực Quận 1, Quận 3, Quận 5, vì đây là nơi có mức sống cao, sẵn sàng chi tiền cho các phí chụp ảnh
- Các khu vực Thủ Đức và Bình Dương sẽ có phí mặt bằng tương đối rẻ hơn nhưng nhu cầu chụp ảnh tại đây không cao
Lựa chọn vị trí cho studio phù hợp
Nguồn: Internet
2.3 Đăng ký kinh doanh studio
Có hai hình thức đăng ký kinh doanh như sau:
- Đăng ký kinh doanh hộ gia đình: Dành cho những người muốn mở studio nhỏ và vừa, ít dính tới các loại thuế phức tạp. Để đăng ký, bạn chỉ cần đi đến các UBND/huyện/quận làm thủ tục.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp: Dành cho những người muốn mở studio lớn, công ty hay doanh nghiệp liên doanh. Mọi thủ tục sẽ được giải quyết tại Sở KH&ĐT Tỉnh/Thành Phố
2.4 Tên thương hiệu, thiết kế logo và bộ nhận dạng
Tên thương hiệu chính là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng quan tâm đến studio của bạn, khi đặt tên bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Tên thương hiệu nên gắn liền với lĩnh vực kinh doanh, ví dụ như: …Wedding House, …Bridal, …Studio
- Tên thương hiệu nên độc đáo, tránh trùng lặp với các thương hiệu khác
- Hạn chế sử dụng tên cá nhân
Logo và bộ nhận dạng thương hiệu phải làm nổi bật và phù hợp với tiêu chí mà cửa hàng đang hướng đến. Giai đoạn đầu, có thể bạn chỉ cần thiết kế cho studio logo và bộ nhận dạng trên các trang mạng xã hội như: Bìa fanpage, avarta,… Khi studio đã lớn mạnh và có chỗ đứng nhất định, bạn hãy làm tiếp bộ nhận dạng phát triển hơn như: Name card, folder, giấy A4,…
>> Mời bạn xem thêm: Logo thương hiệu là gì? Cách để thiết kế logo ấn tượng
2.5 Phát triển kênh social media cho studio
Các kênh social media chính là phương pháp quảng bá và truyền thông mạnh mẽ nhất cho studio. Đừng bó buộc việc quảng bá chỉ ở fanpage Facebook mà hầu hết studio nào cũng có, bạn hãy lập thêm các kênh social khác như: Youtube, instagram, Tiktok để việc quảng bá được lan rộng và tiếp cận với nhiều tập khách hàng khác nhau.
Mỗi kênh social sẽ có thế mạnh riêng, bạn chỉ cần biết tận dụng chúng một cách hợp lý như sau:
- Đối với Facebook: Bạn nên chú trọng vào content, hãy đăng bài với những câu chữ lôi cuốn, hấp dẫn người đọc
- Đối với Instagram: Đây là nền tảng chú trọng vào hình ảnh, bạn hãy sử dụng những bức ảnh tâm đắc nhất để đăng
- Đối với Youtube: Nền tảng thuộc về các video dài, bạn có thể đăng tải các video hậu trường, hậu kỳ, chuẩn bị,… để thu hút sự chú ý của người dùng
- Đối với Tiktok: Sân chơi của video ngắn, hãy tạo những video giá trị hay hài hước về studio để tạo sự chú ý
Phát triển kênh social media cho studio
Nguồn: Internet
3. Những trang thiết bị cần thiết khi mở Studio vừa và nhỏ
Khi mở studio để kinh doanh, bạn cần trang bị các thiết bị cần thiết sau đây:
Phông nền: Đây là vật phẩm bắt buộc phải có mà bất kỳ một studio nào cũng phải trang bị. Nếu bạn kinh doanh một studio vừa và nhỏ thì nên chọn phông nền có chiều rộng từ 3,5m – 4m và chiều dài tối thiểu là 5m. Bên cạnh đó, bạn cần tối thiểu 4 phông nền chuyên dụng để chụp ảnh, bao gồm:
- Màu đen: Chuyên chụp các bộ ảnh mang tính art
- Màu xám: Phù hợp với nhiều loại ảnh (ảnh cưới, kỷ yếu, sinh nhật,…)
- Xanh lá: Được sử dụng để chụp look book và quay phim
- Màu trắng: Một phông nền đặc trưng cơ bản, phù hợp với nhiều concept
Mô tơ cuốn phông: Tùy vào studio có bao nhiêu phông nền , thông thường sẽ là 4 trục ứng với 4 phông nền
Đèn chụp và chân đèn: Ít nhất nên có 2 cây đèn trong phòng chụp với các công suất tùy theo nhu cầu sử dụng.
Cục phát Trigger: Đây là dụng cụ kết nối đèn chụp và máy ảnh
Quạt thổi tốc: Tạo hiệu ứng cho bức ảnh được tự nhiên
Máy lạnh: Bất kỳ studio nào cũng nên sắm một chiếc máy lạnh
Bàn trang điểm: Một vật dụng không thể thiếu tại các studio
Máy ảnh: Hãy sử dụng chiếc máy ảnh thân thuộc nhất với bạn để hành nghề nhé
Những trang thiết bị cần thiết khi mở Studio vừa và nhỏ
Nguồn: Internet
>> Mời bạn xem thêm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công
4. Các loại chi phí khi kinh doanh studio
4.1 Chi phí thuê mặt bằng
Tùy thuộc vào vị trí, khu vực bạn lựa chọn để mở studio mà mức giá thuê mặt bằng sẽ chênh lệch khác nhau. Khi thuê mặt bằng, bạn có thể thương lượng về hình thức thanh toán là đặt cọc hay thuê dài hạn. Đối với vị thuê mặt bằng tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội giá sẽ dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/ tháng.
4.2 Chi phí trang thiết bị và nội thất
Sau đây là bảng chi phí trang thiết bị và nội thất cần thiết để kinh doanh studio cho các chủ kinh doanh:
Trang thiết bị | Ước tính giá thành |
---|---|
Phông nền (vải, giấy, nilon,…) | Khoảng 100.000 – 800.000 đồng |
Mô tơ cuốn phông | Khoảng 1.500.000 – 3.200.000 đồng |
Các loại đèn chụp (ít nhất có 2 flash và đèn LED bóng) | Khoảng 2 triệu – 9 triệu đồng |
Chân đèn | Khoảng 300.000 – 800.000 đồng |
Cục phát Trigger | Khoảng 200.000 – 500.000 đồng |
Quạt thổi tốc | Khoảng 1.500.000 – 300.000 đồng |
Máy lạnh | Khoảng 4 triệu – 9 triệu đồng |
Bàn trang điểm | Khoảng 2 triệu – 3 triệu đồng |
Trang phục (áo cưới) nếu có | Tùy vào mẫu mã, hình thức may |
Máy ảnh | Thông thường sẽ dao động khoảng 20 triệu đến 100 triệu đồng |
Các loại chi phí khi kinh doanh studio
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh cây cảnh mini cần bao nhiêu vốn?
Có thể thấy, kinh doanh studio không cần phải chuẩn bị các trang thiết bị quá phức tạp và việc mở tiệm studio không quá khó như bạn nghĩ. Nếu bạn niềm đam mê với chụp ảnh và có ý định sở hữu một studio riêng cho mình đừng ngần ngại sau khi đọc bài viết này nhé. Sổ Bán Hàng hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn đọc trong hành trình xây dựng studio của mình.