Kinh nghiệm nhượng quyền kinh doanh cho người mới bắt đầu

Chia sẻ bài viết:

Hình thức kinh doanh nhượng quyền đang trở thành xu hướng hiện nay, đặc biệt đối với những người đam mê kinh doanh. Đây là cách thức kinh doanh mà bạn không cần phải dành một khoảng thời gian dài để nghiên cứu phát triển danh tiếng cho thương hiệu. Bởi vì kinh doanh nhượng quyền đã xây dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc từ trước và việc của bạn là đầu tư rồi bắt đầu kiếm tiền thôi. Tuy nhiên, không phải cứ thế mà “bỏ một cục tiền vào”, bạn cũng cần phải hiểu tường tận về hình thức kinh doanh tương đối mới mẻ này thì khả năng thành công mới cao được. 

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề kinh doanh nhượng quyền thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Sổ Bán Hàng sẽ cung cấp thông tin về hình thức kinh doanh này cũng như các thương hiệu nổi tiếng cho bạn dễ dàng tham khảo.

1. Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là quá trình cho phép một cá nhân hoặc tổ chức (gọi là người nhượng quyền) cấp phép cho một bên khác (gọi là người nhận quyền) quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, hoặc hệ thống kinh doanh của họ. 

Trong giao dịch này, bên nhượng quyền sẽ đưa ra các chuẩn mực, quy tắc, công thức, mô hình và cách thức kinh doanh cho bên mua nhượng quyền. Đổi lại là bên mua nhượng quyền phải trả một số tiền nhất định hoặc theo phần trăm doanh thu từ việc kinh doanh thương hiệu nhượng quyền đó. Tùy vào trường hợp mà điều kiện trong đổi của hai bên sẽ thay đổi linh hoạt để đạt được thỏa hợp chung. 

Hình: Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nguồn: Internet

Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nguồn: Internet

2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh phổ biến hiện nay

2.1 Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện hoạt động theo hình thức người nhận quyền có quyền sử dụng và vận hành toàn bộ mô hình kinh doanh theo cách mà người nhượng quyền đã thiết kế và xây dựng. Hợp đồng của hình thức nhượng quyền này thường có thời hạn lâu dài, khoảng 20 đến 30 năm và được nhượng quyền ít nhất 4 loại “tài sản” của thương hiệu:

Chiến lược/ mô hình, hệ thống thương hiệu, bí quyết sản xuất và sản phẩm/dịch vụ. 

Người mua nhượng quyền của loại hình này phải trả 2 loại phí, bao gồm: Phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee). Tức chi phí phải trả khi ký kết hợp đồng và phí trả theo doanh thu định kỳ hàng tháng. Bên cạnh đó, người mua nhượng quyền cần phải chi trả các chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị, quảng cáo,… từ công ty chính hãng

2.2 Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Đây là dạng nhượng quyền một số loại tài sản nhất định từ thương hiệu, cụ thể như sau:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Chỉ tiếp nhận khâu phân phối sản phẩm ra thị trường chứ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ như: Cà phê Trung Nguyên
  • Nhượng quyền công thức và tiếp thị: Cung cấp công thức tạo ra sản phẩm cho bên nhượng quyền và hỗ trợ các bên tiếp thị, vận chuyển. Ví dụ như: Coca cola
  • Cấp phép sử dụng thương hiệu: Sử dụng tên tuổi thương hiệu cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ: Pepsi cấp phép cho hãng áo phông in logo của mình.
Hình: Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Nguồn: Internet

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Nguồn: Internet

2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý

Thường thấy ở các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Khi ký kết hợp đồng, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý điều hành cho bên nhận quyền. Điều này giúp cho chất lượng thương hiệu luôn được giữ vững và mọi công việc được hỗ trợ tốt nhất. Các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc hay Marriott hiện nay đang sử dụng hình thức này.

2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là một hình thức kinh doanh mà người sở hữu quyền nhượng quyền yêu cầu người nhận quyền nhượng quyền tham gia đầu tư một số vốn ban đầu để khởi đầu hoạt động kinh doanh. Có thể nói, đây là hình thức nhượng quyền mà bên cung cấp thương hiệu sẽ đầu tư vốn vào cơ sở nhượng quyền dưới dạng liên doanh.

Thương hiệu Five Star Chicken (Mỹ) bán nhượng quyền tại Việt Nam đang theo mô hình này.

Hình: Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Nguồn: Internet

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Nguồn: Internet

3. Các tiêu chí để xác định nhượng quyền kinh doanh

Khi quyết định nhượng quyền kinh doanh, bạn cần lưu ý đến một số điều như sau:

3.1 Nghiên cứu thị trường kỹ càng

Khi bắt đầu quyết định kinh doanh, dù là tự lập hay nhượng quyền thì đều phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng. Để chắc chắn, bạn cần trả lời được một số câu hỏi sau đây:

  • Thương hiệu bạn đi mua nhượng quyền có đang phù hợp với thị trường hiện nay?
  • Thương hiệu đó thực chất có tốt như bạn vẫn nghĩ?
  • Quy mô thương hiệu này liệu có phù hợp với khách hàng ở khu vực bạn kinh doanh?
  • Thời điểm dự đoán thu hồi vốn là bao nhiêu?
  • Các điều khoản về quy định khoảng cách giữa các đại lý của thương hiệu nhượng quyền như thế nào?

3.2 Số tiền vốn của bạn

Điều tiên quyết khi xác định kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu chính là số tiền vốn bạn muốn bỏ ra. Tùy thuộc vào khoản tiền bạn chấp nhận đầu tư sẽ quyết định quy mô và hình thức kinh doanh nhượng quyền của bạn. Bên cạnh số vốn phải bỏ ra để nhượng quyền, các cơ sở kinh doanh cũng phải chịu không ít chi phí phát sinh về trang trí, lắp đặt thiết bị, mua nguyên vật liệu,…

3.3 Tính pháp lý của hợp đồng

Hãy suy xét thật kỹ hợp đồng để đảm bảo không xuất hiện tình trạng hàng loạt cửa hàng cùng thương hiệu mở ra cạnh tranh với nhau. Bên cạnh đó, bạn cần xem thật kỹ thương hiệu đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo hộ chưa. Đặc biệt, kiểm tra thật kỹ quyền lợi của mình khi ký kết hợp đồng để tránh xảy ra những tranh cãi trong tương lai.

Hình: Các tiêu chí để xác định nhượng quyền kinh doanh
Nguồn: Internet

Các tiêu chí để xác định nhượng quyền kinh doanh
Nguồn: Internet

4. Các thương hiệu nhượng quyền giá trị nhất hiện nay

4.1 Highland Coffee

Highland Coffee là thương hiệu cà phê nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đây là một trong những thương hiệu nhượng quyền tiềm năng khi chuỗi quán cà phê Highland Coffee trải dài khắp cả nước. Các cửa hàng Highland Coffee xuất hiện trong hầu hết các trung tâm thương mại, các tòa nhà và văn phòng. Đặc biệt, menu tại đây đa dạng, mức giá vừa phải và ước tính khả năng thu hồi vốn khá nhanh.

Chi phí nhượng quyền tại Highland Coffee:

  • Chi phí ban đầu khoảng 3 tỷ đến 5 tỷ
  • Phí nhượng quyền hàng tháng 7%/ doanh số (trong vòng 5 năm)
  • Phí quản lý hàng tháng 5%/ doanh số (trong vòng 5 năm)
Hình: Highland Coffee
Nguồn: Internet

Highland Coffee
Nguồn: Internet

4.2 Cà phê Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên được đặt nền tảng từ năm 1996, trải qua gần 30 năm hoạt động, cà phê Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt Nam. Cà phê Trung Nguyên nổi tiếng với việc lựa chọn và sử dụng những hạt cà phê chất lượng cao từ các vùng trồng cà phê nổi tiếng của Việt Nam như Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và Cầu Đất. Trung nguyên nắm vững quy trình chế biến cà phê từ việc thu hoạch, xử lý, rang xay, đến đóng gói và phân phối, để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn mang đến hương vị độc đáo và thơm ngon.

3 gói nhượng quyền tại Cà phê Trung Nguyên:

  • Gói kết nối: Từ 65 triệu đồng, diện tích khoảng 4m2. Hỗ trợ khai trương, đồng phục, nguyên liệu cafe cho 500 ly cà phê, dụng cụ pha chế, đào tạo menu cà phê, nghiệp vụ vận hành, chi phí setup,…
  • Gói khởi nghiệp: Từ 120 triệu đồng, diện tích 8m2 – 20m2. 
  • Gói thịnh vượng: Từ 175 triệu đồng, diện tích cửa hàng trên 40m2.
Hình: Cà phê Trung Nguyên
Nguồn: Internet

Cà phê Trung Nguyên
Nguồn: Internet

4.3 Mixue

Mixue là thương hiệu tập trung vào kinh doanh kem tươi và trà sữa nổi tiếng của Trung Quốc. Chính thức được thành lập vào năm 1997 bởi Zhang Hongchao, thương hiệu Mixue đã nhanh chóng được các bạn trẻ đón nhận bởi chất lượng và hương vị mới lạ của mình. Năm 2007, Mixue chính thức mở nhượng quyền và gia nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2018.

Kinh phí phải bỏ ra khi nhượng quyền thương hiệu Mixue bao gồm:

  • Phí nhượng quyền: 46.8 triệu đồng/ 3 năm
  • Phí bảo lãnh hợp đồng: 70 triệu đồng (Khi hết hạn hợp đồng sẽ hoàn trả lại)
  • Phí quản lý: 34.8 triệu đồng/ 3 năm
  • Phí training: 6.8 triệu đồng/ 3 năm
  • Phí máy móc thiết bị: Khoảng 297 triệu đồng
  • Phí nguyên liệu đợt đầu: Khoảng 130 triệu đồng. Các đợt sau không giới hạn phí nhập.
  • Điều kiện mở mặt bằng diện tích tối thiểu 20m2 (kiến nghị 40m2 trở lên) và mặt tiền hơn 3m. Yêu cầu hệ thống cấp, thoát nước đầy đủ và hệ thống cấp điện 3 pha. Phù hợp mở tại mặt bằng đông học sinh, sinh viên và khu dân cư đông đúc.
  • Thời gian thu hồi vốn khoảng 2 năm (so với giá bán hiện tại từ 10k-25k/sản phẩm).
  • Độ phủ cửa hàng từ 600m-1km/ 1 cửa hàng
Hình: Mixue
Nguồn: Internet

Mixue
Nguồn: Internet

4.4 Aha Coffee

Aha Coffee được thành lập vào năm 1997 bởi ông Nguyễn Mạnh Hà và cho đến tận năm 2008 Aha Coffee mới chính thức có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Cho đến hiện tại, Aha Coffee đã chấp nhận nhiều nhà đầu tư kinh doanh hợp tác nhượng quyền để mở rộng độ nhận diện và quy mô bao phủ toàn quốc.

Bảng giá khi nhượng quyền tại Aha Coffee như sau:

  • Phí đầu tư ban đầu: 1.6 đến 2.2 tỷ đồng
  • Phí nhượng quyền: 225 – 320 triệu đồng/ 5 năm
  • Phí quản lý: 3% doanh thu
  • Dự đoán chưa tới 2 năm hoàn vốn
Hình: Aha Coffee
Nguồn: Internet

Aha Coffee
Nguồn: Internet

4.5 Cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tiện lợi luôn là hình thức kinh doanh thu hút sự đầu tư của nhiều người đam mê kinh doanh. Đặc biệt, phân khúc sử dụng cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh tại Việt Nam hiện nay là do có sự thay đổi về tư duy về nhu cầu tiện lợi của người dân được đặt lên hàng đầu.

Bảng giá nhượng quyền của các cửa hàng tiện lợi như sau:

  • Circle K: Phí nhượng quyền là 25.000 đô la (tương đương 602,125,000 đồng). 
  • MiniStop: Khoảng 2 đến 3 tỷ đồng cho chi phí nhượng quyền ban đầu.
  • GS25: Dao động từ 1.5 đến 2 tỷ đồng/ điểm
  • FamilyMart: Phí nhượng quyền dao động từ 2.5 đến 3.5 tỷ đồng (ước tính từ 4 đến 6 năm). Phí quản lý 3 đến 5% doanh thu hàng tháng. Phí quảng cáo/ marketing từ 1 đến 3% hàng tháng tùy theo chương trình.
Hình: Cửa hàng tiện lợi
Nguồn: Internet

Cửa hàng tiện lợi
Nguồn: Internet

Việc nhượng quyền kinh doanh cho phép người nhượng quyền mở rộng sự hiện diện của thương hiệu hoặc dịch vụ của họ một cách nhanh chóng mà không cần phải đầu tư quá lớn. Nhượng quyền là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay và cũng là cơ hội cho những người đam mê kinh doanh nhưng không muốn gây dựng thương hiệu từ đầu. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho các chủ kinh doanh có một cái nhìn tổng quan hơn về hình thức kinh doanh nhượng quyền

Chia sẻ bài viết: