5 tuyệt chiêu ứng phó khi khách hàng đòi giảm giá

Chia sẻ bài viết:

Khách hàng đòi giảm giá là hoạt động xảy ra hết sức bình thường trong kinh doanh buôn bán, chỉ cần biết cách ứng phó khéo léo, tình trạng ép giá sẽ không còn là mối lo ngại nữa.

Việc khách yêu cầu giảm giá không chỉ đơn thuần là muốn mua với giá rẻ hơn mà còn là “phép thử” khi mua hàng. Mặc dù khách hàng đã nằm lòng giá sản phẩm trên thị trường, họ vẫn sẽ mặc cả để biết cửa hàng có thể bán với giá rẻ hơn không. Đây được cho là phép thử để họ chọn ra nơi bán với giá tốt nhất. Với góc độ của người bán hàng, giảm giá thì lãi thấp mà không giảm thì mất khách. Trong trường hợp này, phải giải quyết như thế nào cho “hợp tình hợp lý” mà không gây phật lòng khách hàng? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách chốt sale khi khách hàng chê đắt hiệu quả nhất

Hình: 5 tuyệt chiêu ứng phó khi khách hàng đòi giảm giá

1. Tuyệt chiêu 1: So sánh giá trị nổi bật của sản phẩm với đối thủ cạnh tranh

Khách hàng khi yêu cầu được giảm giá là họ đã phần nào muốn mua hàng và mong muốn mua với mức giá tốt hơn. Lúc này, bạn hãy cho họ thấy giá trị của sản phẩm hoàn toàn cân bằng với mức giá đã đưa ra. Hãy thuyết phục họ bằng những đặc điểm nổi bật của sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh trên thị trường không có.

Để làm được việc này, bạn cần trang bị kiến thức về giá cả thị trường kỹ lưỡng, nắm rõ thông tin sản phẩm để không “đuối lý” trước khách hàng. Với một phong thái tự tin, quyết liệt và thuyết phục, chắc chắn khách hàng sẽ “ngã mũ” và không ép giá nữa.

2. Tuyệt chiêu 2: Nêu thêm giá trị có thể nhận được thay vì giảm giá khi khách hàng đòi giảm giá

Hãy phân tán sự chú ý của khách hàng trong việc giảm giá bằng các giá trị đi kèm khi mua sản phẩm. Để làm được việc này, các bạn cần phải linh hoạt và nhạy bén hơn khi trao đổi về giá với khách hàng. Khi không giảm được giá niêm yết của sản phẩm, bạn hãy cho khách thấy giá trị mua hàng tăng lơn khi cung cấp một lợi ích đi kèm.

Chẳng hạn như: “Mua xe sẽ nhận thêm gói thay nhớt miễn phí”, “Mua nồi cơm điện sẽ được hỗ trợ sửa miễn phí trọn đời”. Không thiếu gì cách để thêm lợi ích gia tăng để thuyết phục khách hàng chốt đơn. Hãy cho khách hàng thấy, giá cả họ trả ra là hoàn toàn xứng đáng.

Hình: Tuyệt chiêu 2: Nêu thêm giá trị có thể nhận được thay vì giảm giá
Nguồn: Internet
Tuyệt chiêu 2: Nêu thêm giá trị có thể nhận được thay vì giảm giá
Nguồn: Internet

3. Tuyệt chiêu 3: Đề xuất giải pháp thay thế

Bạn hoàn toàn có thể đề xuất ra các giải pháp thay thế để thuyết phục khách hàng mặc cả, cụ thể như:

  • Với mức giá khách đưa ra, hãy đề xuất cho họ bằng một sản phẩm với khung giá phù hợp hơn;
  • Định hướng họ mua nhiều để được nhận giảm giá;
  • Đề xuất một mức giá thấp hơn một chút nhưng lại mất đi một số lợi ích;

Dù sử dụng cách thức nào, hãy đảm bảo rằng các giải pháp thay thế này vẫn đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Hình: Tuyệt chiêu 3: Đề xuất giải pháp thay thế
Nguồn: Internet
Tuyệt chiêu 3: Đề xuất giải pháp thay thế
Nguồn: Internet

4. Tuyệt chiêu 4: Hứa hẹn khách hàng lần sau khi khách hàng đòi giảm giá

Trong trường hợp khách mặc cả với mức giá không phù hợp và không thể “cứu vãn” được, chẳng hạn như trường hợp khách trả nửa giá, trả 1/3 giá hoặc trả giá và yêu cầu thêm lợi ích. Đối với tình huống này, bạn có thể khéo léo từ chối bằng cách hứa hẹn họ vào những đợt nhập hàng khác sẽ cân nhắc chính sách giảm giá.

5. Tuyệt chiêu 5: Mặc cả lại khách hàng

Bạn có thể tạo lợi ích hai chiều bằng cách đưa ra điều kiện khi khách đòi giảm giá. Ví dụ, khách mong muốn một mức giá phù hợp hơn, bạn có thể khéo léo đề nghị khách làm các hoạt động có lợi cho cửa hàng, chẳng hạn như chia sẻ về thương hiệu và tag bạn bè trên Facebook. Hoặc một vài cách khác như chỉ giảm giá trên tổng hóa đơn lớn hơn 500k, hoặc giảm giá khi khách mua từ 3 sản phẩm.

6. 4 Cấp độ ứng xử khi khách hàng đòi giảm giá

Trong trường hợp khách ép giá, chủ kinh doanh hay nhân viên bán hàng hãy xử lý theo trình tự như sau:

Cấp độ 1: Từ chối nhẹ nhàng với những câu xoa dịu như “Anh/ chị thông cảm, giá của bên em hiện tại rất cạnh tranh trên thị trường ạ”; “Anh/ chị thông cảm giúp em, em chỉ là nhân viên nên không quyết định giảm giá được ạ!”;

Cấp độ 2: Nếu xử lý ở cấp độ 1 không xong, hãy triển khai cấp độ 2 là nêu bật chất lượng của sản phẩm “Sản phẩm em được nhập từ …., đảm bảo uy tín, khó tìm thấy trên thị trường”;

Cấp độ 3: Khi không thể từ chối nữa, hãy đi đến chiến lược “dụ” khách mua thêm hàng để được giảm giá “Dạ nếu anh/ chị mua đơn hàng từ 1 triệu trở lên thì bên em sẽ tặng món quà trị giá 100 ngàn hoặc có thể giảm trực tiếp vào đơn hàng ạ.”;

Cấp độ 4: Nếu khách hàng không muốn mua thêm và vẫn muốn giảm giá thì hãy đưa ra đòn quyết định. Nếu sản phẩm này thật sự không thể giảm giá được thì hãy thể hiện sự tiếc nuối “Em rất muốn bán cho anh chị, nhưng giảm nữa là em không còn lãi ạ”, “Bán hàng thì ai cũng muốn bán được hàng cho khách hết nhưng mà em thực sự không thể giảm”. Trong trường hợp vẫn có thể giảm giá, nếu bạn là nhân viên, hãy giả vờ gọi cho chủ cửa hàng để xin giảm giá cho khách.

Hình: 4 Cấp độ ứng xử khi khách đòi giảm giá
Nguồn: Internet
4 Cấp độ ứng xử khi khách đòi giảm giá
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Nhân viên lơ là, chểnh mảng công việc – Bí quyết “xử đẹp” cho chủ

Dù sử dụng cách nào, bạn cũng nên linh hoạt và để ý đến thái độ, sự yêu thích sản phẩm của khách hàng. Nếu khách rất ưng ý sản phẩm rồi, cho dù bạn không giảm giá họ cũng sẽ mua hàng của bạn. Còn nếu khách hàng thực sự khó tính, khi nguyên tắc cửa hàng là không được giảm giá, hãy nhấn mạnh vào lợi ích gia tăng như bảo hành sản phẩm.

Chia sẻ bài viết: