5 điều quan trọng khi mở thẻ tín dụng bạn cần biết
Mở thẻ tín dụng ngày nay rất đơn giản và nhanh gọn, tuy nhiên bạn cần nắm rõ 5 điều quan trọng để không bỡ ngỡ.
Thẻ tín dụng đang dần trở thành xu hướng thanh toán của nhiều người. Chiếc thẻ này mang đến nhiều tiện ích nổi bật và ưu đãi hấp dẫn giúp giải quyết được các khó khăn trong quản lý chi tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, khi lần đầu tiếp xúc với thẻ tín dụng, người dùng chắc chắn sẽ khá bỡ ngỡ và nhiều khi vướng vào những rủi ro không đáng có.
Để giúp mọi người có thể “suôn sẻ” dùng thẻ tín dụng và đưa ra kế hoạch sử dụng thông minh, Sổ Bán Hàng sẽ chỉ ra 5 điều quan trọng trước khi mở thẻ tín dụng mà bạn cần biết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>Mời bạn xem thêm: 6 hiểu lầm về thẻ tín dụng nhiều người mắc phải
1. Điều kiện phát hành thẻ tín dụng
Mỗi ngân hàng hay tổ chức phát hành thẻ sẽ có những quy định riêng nhưng hầu hết đều sẽ có chung các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (ít nhất 12 tháng liên tục tính cho đến thời điểm nộp hồ sơ mở thẻ).
- Đủ 18 tuổi trở lên, có CMND/CCCD/ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân có giá trị tương đương.
- Chứng minh thu nhập tài chính ổn định: Bảng lương sao kê 3 tháng gần nhất, sổ tiết kiệm,… (Tuy nhiên, bạn có thể mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập bằng việc mở thẻ tín dụng phụ).
- Điểm tín dụng tốt: Duy trì chỉ số tín dụng ở mức uy tín sẽ giúp bạn dễ dàng xét duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Thanh toán không tiền mặt: 3 giải pháp phổ biến nhất hiện nay
2. Cách tính lãi tín dụng chuẩn nhất
Với mỗi chủ thẻ tín dụng, các ngân hàng thường sẽ quy định một ngày nào đó trong tháng để chốt sao kê. Và bạn sẽ có thêm 15 ngày kể từ ngày chốt sao kê để thanh toán toàn bộ hoặc tối thiểu 1 phần số tiền trong thẻ mà bạn đã tiêu dùng. Hết thời gian này mà bạn vẫn chưa thanh toán thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất quá hạn thẻ tín dụng, ví dụ như sau:
Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng A với hạn mức tín dụng 10 triệu đồng.
Chu kỳ thanh toán từ 10/01 – 10/02, lãi suất thanh toán quá hạn là 3.75%/tháng
Ngày 15/02, ngân hàng gửi sao kê vào email của bạn với hạn thanh toán là ngày 01/03 (15 ngày sau đó). Nếu bạn thanh toán đầy đủ dư nợ trong khoảng thời gian 15/02 – 01/03 thì bạn sẽ được miễn lãi.
Nếu sau 01/03 mà bạn chưa thanh toán thì số tiền đó bị tính lãi. Cụ thể là 10.000.000 x 3,75% = 375.000 VND. Vậy tổng số tiền bạn cần trả cho ngân hàng là 10.375.000 VND
Ngoài ra, khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, bạn cũng sẽ chịu một mức lãi suất (tương đối cao), tùy thuộc vào ngân hàng bạn mở thẻ.
>> Có thể bạn quan tâm: Ra mắt chương trình mua Sổ Bán Hàng trả góp lãi suất 0%
3. Các ngân hàng mở thẻ tín dụng uy tín nhất hiện nay
Ngân hàng | Các loại phí | Lãi suất quá hạn | Phí rút tiền |
Ngân hàng VP Bank(Number 1) | Phí phát hành thẻ: – 150.000 VNĐ/thẻ chính – Miễn phí thẻ phụ Phí thường niên: – Miễn phí năm đầu tiên (nếu có phát sinh giao dịch trong vòng 30 ngày) – Miễn phí năm tiếp theo nếu giao dịch đạt từ 20 triệu năm liền kề | 3.99%/ tháng | Miễn phí |
Techcombank (Visa Classic) | Phí phát hành thẻ: – 120.000 đồng (phương thức thông thường) – Miễn phí (phương thức định danh điện tử) – Phí phát hành thẻ phụ: 80.000 đồng Phí thường niên: – 150.000 đồng/ năm (phương thức thông thường) – 120.000 đồng/ năm (phương thức định danh điện tử) | 38.8%/năm | – Rút tại ATM Techcombank: 1.000 – 2.000 đồng/ giao dịch – Rút tại ATM ngân hàng khác: 9.000 đồng/ giao dịch – Rút tại ATM quốc tế: 4% x giá trị giao dịch |
Vietcombank (Master card – hạng chuẩn) | Phí phát hành thẻ: 50.000 đồng/ thẻ Phí dịch vụ: – Thẻ chính: 100.000 đồng/ năm – Thẻ phụ: 50.000 đồng/ năm | Từ 01 đến 05 ngày: 8%/ năm Từ 06 đến 15 ngày: 10%/ năm Từ 16 ngày trở lên: 15%/ năm | 3.64% x số tiền giao dịch |
BIDV Visa Flexi | Phí thường niên: – Thẻ chính: 200.000 đồng/ năm (miễn phí năm tiếp theo khi đạt doanh số từ 50 triệu/năm) – Thẻ phụ: 100.000 đồng | 17-18%/năm | 3% x số tiền giao dịch |
Viettinbank (Thẻ tín dụng Cremium Visa Vietinbank) | Phí phát hành thẻ: 100.000 đồng | 18%/ năm | – ATM Vietinbank: 1.000 đồng/ lần – ATM khác (trong nước: 9.090 đồng/ lần – ATM khác (ngoài nước): 3.64% x số tiền giao dịch |
>>Có thể bạn quan tâm: Trả góp qua thẻ tín dụng: Lợi ích và những điều cần lưu ý
4. Chức năng chính của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với chức năng chính là thanh toán trả sau. Khách hàng sẽ được cung cấp một số tiền trước và hoàn trả lại theo thời gian quy định. Việc thanh toán trả sau này giúp cho khách hàng có thể dễ dàng thanh toán ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không cần có tiền mặt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng cho dịch vụ trả góp một cách tiện lợi. Đây là một phương pháp hợp lý giúp bạn cân bằng tài chính hiệu quả.
Mặc dù thẻ tín dụng có khả năng rút tiền mặt nhưng bạn không nên quá lạm dụng, chỉ rút khi thật sự cần thiết. Vì phí để rút tiền mặt khá cao (rơi vào khoảng 4%) nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ.
5. Bảo mật an toàn thẻ tín dụng
Các vấn đề mất cắp thông tin thẻ tín dụng đang xảy ra ngày càng nhiều. Một số loại thẻ không cần mã pin khi thanh toán bằng máy POS như vậy có thể sẽ khiến bạn mất tiền oan nếu lạc mất thẻ hoặc bị đánh cắp thông tin. Đặc biệt, bạn không nên để lộ số CVV/CVC ở mặt sau của thẻ và không mua hàng online từ các trang web lạ. Khi bị lạc mất thẻ, bạn cần phải báo ngay cho ngân hàng để kịp thời khóa thẻ. Tuyệt đối không cung cấp thông tin tín dụng cho người khác cũng như không nhờ họ thanh toán phí dư nợ thẻ.
>> Có thể bạn quan tâm: Bẫy tín dụng đen, coi chừng nợ nần ngập đầu
Mong rằng những thông tin từ bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về thẻ tín dụng. Việc mở thẻ tín dụng trong thời đại ngày nay được xem là giải pháp tài chính ưu việt giúp bạn có thể chi tiêu tiện lợi và dễ dàng kiểm soát nguồn tiền hơn. Tuy nhiên, sử dụng chứ không lạm dụng, bạn cần phải thật sáng suốt khi sử dụng và đưa ra kế hoạch chi tiêu phù hợp.