Vốn cố định là gì? Phân loại, đặc điểm, vai trò và công thức tính

Chia sẻ bài viết:

Huy động và quản lý nguồn vốn luôn là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, vốn cố định đóng vai trò là yếu tố cốt lõi trong nguồn vốn kinh doanh. Hãy cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn cố định trong bài viết dưới đây.

1. Vốn cố định là gì?

1.1. Vốn là gì?

Trước hết cần có cái nhìn tổng quan về vốn. Theo đó, vốn là nguồn lực mà một doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận, gồm toàn bộ tài sản hữu hình (tiền mặt, thiết bị, máy móc, nhà xưởng,…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại,…). Ngoài ra, nguồn vốn còn bao gồm các khoản tiền khác mà công ty vay từ cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng hoặc chủ nợ.

1.2. Vốn cố định là gì?

Vốn cố định theo nguyên lý chung có thể được hiểu là khoản tiền đầu tư, ứng trước cho việc mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình/vô hình trong quá trình sản xuất, kinh doanh; có tính chất bền vững và được sử dụng nhiều lần.

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC tại Việt Nam, các tài sản được coi là vốn cố định nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Ví dụ: thiết bị, máy móc, nhà xưởng được sử dụng trong quy trình sản xuất kinh doanh.

Vốn cố định là gì?
Nguồn: Internet

2. Phân loại

Vốn cố định thường được doanh nghiệp chia thành hai loại chính bao gồm:

  • Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất, có thể nhìn thấy và sờ được như đất đai, máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
  • Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng lại được sử dụng nhiều lần như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, nhãn hiệu, lợi thế thương mại,…

3. Đặc điểm

  • Tính bền vững: tham gia trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tính nguyên giá: giá trị của vốn cố định được tính theo nguyên giá, bao gồm giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và tất cả các chi phí khác có liên quan trong quá trình đưa tài sản vào hoạt động. Đây là cơ sở nhằm tính khấu hao và xác định giá trị còn lại của tài sản cố định.
  • Tính luân chuyển giá trị: Vốn cố định được luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở thành một khoản chi phí sản xuất (chi phí khấu hao tài sản cố định) tương ứng với phần hao mòn của tài sản đó. Nó kết thúc vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết hạn sử dụng (tức giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm làm ra của doanh nghiệp).

>> Có thể bạn quan tâm: Vay tín chấp là gì? Làm sao để vay tín chấp kinh doanh an toàn

4. Vai trò của vốn cố định trong kinh doanh

4.1. Tạo cơ sở hạ tầng kinh doanh

Các tài sản cố định như trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, bất động sản… là những thành phần giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất, phát triển sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Vai trò của vốn cố định
Nguồn: Internet

4.2. Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh

Vốn cố định có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản doanh nghiệp, đóng vai trò trọng yếu giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh luôn được vận hành liên tục, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất.

4.3. Tăng năng suất và hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh

Sử dụng một cách hiệu quả vốn cố định có thể giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể. Điều này giúp tăng lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về việc thường xuyên nâng cấp và cải tiến tài sản cố định để tạo ra sản phẩm mới, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, duy trì tính cạnh tranh.

4.4. Quyết định quy mô và phạm vi hoạt động

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng suất sản xuất cũng như việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, cho phép doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và phục vụ thị trường lớn hơn.

Việc đầu tư vào nguồn vốn này cũng ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Vì quy mô nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể tới việc đưa ra phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

4.5. Giảm thiểu rủi ro, tổn thất và biến động thị trường

Vốn cố định góp phần giúp giảm thiểu rủi ro, tổn thất và biến động trên thị trường. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định sẽ giảm chi phí thuê tài sản từ bên ngoài, giúp giảm chi phí tổng và tạo sự ổn định cũng như chủ động trong hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh khi gặp những biến động từ môi trường kinh doanh.

4.6. Hỗ trợ sự phát triển dài hạn

Đây chính là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giúp chủ thể kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động, thị trường và tạo cơ hội để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

Bên cạnh đó, nó có thể được sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh, cũng là cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn cố định vững mạnh sẽ có nền tảng vững chắc để tăng trưởng dài hạn.

5. Cách tính vốn cố định trong bảng cân đối kế toán

Nguồn: Internet

Công thức tính:

Vốn cố định đầu kỳ/cuối kỳ = Nguyên giá tài sản cố định – Khấu hao lũy kế đầu kỳ/cuối kỳ

Trong đó:

  • Nguyên giá tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định khi mới mua về, bao gồm giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
  • Khấu hao lũy kế là tổng số khấu hao doanh nghiệp đã trích vào chi phí sản xuất qua các kỳ của tài sản cố định đến thời điểm tính.

6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, thường sẽ dựa trên các chỉ số như sau:

Nguồn: Internet
  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ số này cho thấy khả năng chuyển đổi vốn cố định thành doanh thu. Chỉ số càng cao đồng nghĩa rằng việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu / Vốn cố định

  • Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Chỉ số này thể hiện mức độ sinh lời của mỗi đơn vị vốn cố định. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Vốn cố định

  • Hàm lượng vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn cố định cần phải có để tạo ra một đơn vị doanh thu. Chỉ số càng thấp thì doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả.

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định / Doanh thu

7. Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Tiêu chíVốn cố địnhVốn lưu động
Khái niệmLà khoản tiền đầu tư ứng trước cho toàn bộ tài sản có giá trị lớn, sử dụng trong nhiều giai đoạn và được luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ.Là biểu hiện bằng tiền của các tài sản có giá trị nhỏ, sử dụng trong ngắn hạn và được luân chuyển toàn bộ trong một chu kỳ kinh doanh, phản ánh khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp.
Tính chấtLuân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, tính thanh khoản thấp.Luân chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh, tính thanh khoản cao.
Thời gian sử dụngTrên 1 nămDưới 1 năm
Các chỉ tiêu theo dõiTài sản cố địnhTiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn
Phân loạiTài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hìnhVốn bằng tiền, vốn bằng hàng hóa
Vai tròĐảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh vận hành liên tiếp.Đáp ứng nghiệp vụ thanh toán, đầu tư của doanh nghiệp
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

8. Phương pháp quản lý vốn cố định hiệu quả

Sổ Bán Hàng – Phần mềm quản lý bán hàng toàn diện với chi phí rẻ nhất thị trường, dành cho các chủ kinh doanh mới bắt đầu:

📲Chỉ dùng trên di động, đi đâu cũng được không cần có mặt ở cửa hàng

🎯Tích hợp 60+ tính năng add-on siêu “sang-xịn-mịn”, an tâm kinh doanh:

  • Cung cấp website bán hàng chuyên nghiệp.
  • Kiểm soát kho hàng, nguyên vật liệu chặt chẽ, không thất thoát
  • Quản lý nhân viên cùng ca làm việc sát sao, không bị qua mặt
  • In hóa đơn nhanh chóng, dùng điện thoại làm POS tính tiền
  • Quản lý nhiều cửa hàng cùng lúc chỉ trên 1 thiết bị duy nhất
  • Kết nối sàn TMĐT (Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, Tiktok Shop,…) và quản lý bán hàng đa kênh tập trung chỉ trên 1 giao diện
  • Quản lý bàn và đặt bàn giúp vận hành quán mượt mà giờ cao điểm
  • Tích điểm khách hàng, tạo mã khuyến mãi tri ân khách hàng thân thiết
  • Báo cáo thu chi lãi lỗ chi tiết chính xác, nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời
  • Mã VietQR Pro xác nhận thanh toán cho cả chủ và nhân viên lập tức
  • Tích hợp sản phẩm ngân hàng (tích hợp QR thanh toán, đối soát sao kê tự động, quản lý giao dịch, thanh toán trả góp, vay vốn ưu đãi,…)

📌Phù hợp mọi ngành hàng và quy mô kinh doanh, không cần thiết bị cồng kềnh

👉Và rất nhiều những tính năng khác đang chờ chủ kinh doanh khám phá!

>> Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ bài viết: