Shop phụ kiện thú cưng, kinh nghiệm cho người mới

Chia sẻ bài viết:

Nếu bạn đang có dự định mở một shop phụ kiện thú cưng và chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy theo dõi bài viết này. Sổ Bán Hàng sẽ đưa ra các kinh nghiệm hữu ích giúp bạn mở shop thú cưng thuận lợi và hiệu quả.

Chất lượng sống của con người thời nay đã được nâng cao hơn rất nhiều so với thời xưa. Dù cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nhưng tỷ lệ người mắc bệnh tâm lý lại gia tăng vượt bậc so với trước đây. Các kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do sức ép từ công việc học tập thời nay quá cao, việc vui chơi giải trí để giải tỏa cũng chỉ là trên các thiết bị điện tử. Điều này đã dẫn đến tình trạng đáng báo động về sức khỏe tâm lý của con người hiện nay.

Chính vì vậy, rất nhiều gia đình nhận nuôi thú cưng để có thể bầu bạn, chơi đùa cùng chúng sau những ngày làm việc mệt mỏi và vất vả. Vì xem thú cưng như người thân trong gia đình nên họ sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn cho các phụ kiện và dịch vụ chăm sóc thú cưng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bé cưng của mình. Điều này đã tạo cơ hội cho các shop phụ kiện thú cưng phát triển mạnh mẽ.

kinh nghiệm mở shop phụ kiện thú cưng cho người mới

1. Trang bị kiến thức về thú cưng

Trước khi chính thức vận hành shop phụ kiện thú cưng, bạn nên dành ra thời gian để trau dồi các kiến thức về động vật để có thể tư vấn sản phẩm cho khách hàng được chính xác. Không cần bạn phải biết quá chuyên sâu về y học, bạn chỉ cần có những hiểu biết cơ bản về các đặc tính của các con vật là được như:

  • Thông tin cơ bản về các con vật: Chủng loại, tập tính, đặc điểm, thức ăn, tiêm chủng,…
  • Hiểu biết về các loại sản phẩm kinh doanh: Bạn cần biết được các loại thức ăn cho thú cưng của bạn được sử dụng ra sao, chủng loại nào phù hợp, thời điểm nào cần sử dụng,…
  • Kiến thức về sức khỏe của động vật: Các loại bệnh mà động vật thường xuyên gặp phải, các cách sơ cứu tạm thời,…
trang bị kiến thức về thú cưng

Trang bị kiến thức về thú cưng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh cây cảnh mini cần bao nhiêu vốn?

2. Dự trù chi phí để mở cửa tiệm thú cưng

Mở một cửa tiệm phụ kiện thú cưng bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều chi phí như những lĩnh vực kinh doanh nặng khác. Một số chi phí cơ bản bạn cần bỏ ra khi kinh doanh tiệm phụ kiện thú cưng như sau:

Chi phí thuê mặt bằng: Một cửa hàng thú cưng thường sẽ không cần một cửa hàng quá lớn, bạn chỉ cần thuê mặt bằng có chiều dài 2m và chiều rộng 10 – 15m. Thông thường, giá để thuê mặt bằng cho tiệm phụ kiện thú cưng sẽ dao động từ 5 đến 10 triệu đồng/ tháng

Chi phí nhập hàng hóa: Các mặt hàng phụ kiện cho thú cưng thường giá nhập ban đầu từ dao động từ 70 – 100 triệu đồng

Chi phí trang trí: Cửa hàng thú cưng cũng nên được trang trí đẹp mắt, ấn tượng và thuận tiện cho thú cưng. Thông thường, chi phí cho trang trí sẽ dao động 10 – 15 triệu đồng.

Chi phí thuê nhân viên: Một tiệm thú cưng cần 1 đến 2 nhân viên với mức lương khoảng 4 – 6 triệu đồng/ tháng.

Dự trù chi phí để mở cửa tiệm thú cưng
Dự trù chi phí để mở cửa tiệm thú cưng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công

3. Shop phụ kiện thú cưng nên kinh doanh gì?

Quần áo, phụ kiện cho thú cưng: Thú cưng được xem là một thành viên trong gia đình nên các con sen sẽ sẵn sàng chi tiền để mua sắm những bộ đồ, phụ kiện sành điệu cho chúng là một điều hết dễ hiểu. Các loại quần áo và phụ kiện cho thú cưng thường sẽ có nhiều kích cỡ và đa dạng khác nhau.

Thức ăn cho thú cưng: Đồ ăn của thú cưng thường sẽ được đóng gói theo 2 dạng là thức ăn khô và thức ăn ướt. Các loại thức ăn dành riêng cho thú cưng đang rất được ưa chuộng vì vừa có khả năng tiết kiệm thời gian nấu nướng cho con sen vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Đồ chơi cho thú cưng: Các vận dụng giải trí cho chó mèo cũng là thứ cần thiết cho bạn kinh doanh. Bạn nên nhập đa dạng đồ chơi cho con sen thỏa sức lựa cọn cho các boss của mình.

Dịch vụ chăm sóc thú cưng: Ngoài việc bán phụ kiện, bạn có thể kết hợp với các dịch vụ chăm sóc thú cưng để hỗ trợ các con sen như: Tắm rửa, tỉa lông, chăm sóc da,… Tuy nhiên, để phát triển các dịch vụ này, bạn cần những nhân viên chuyên nghiệm có kinh nghiệm dày dặn.

Shop phụ kiện thú cưng nên kinh doanh gì?

Shop phụ kiện thú cưng nên kinh doanh gì?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng đồ gia dụng cần chuẩn bị những gì?

4. Các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi kinh doanh shop thú cưng

Khi kinh doanh một cửa hàng thú cưng, bạn cần đặc biệt lưu ý tới 3 vấn đề sau:

Đầu tiên, đăng ký giấy phép kinh doanh: Mở một shop phụ kiện thú cưng nằm trong diện phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của nhà nước. Bạn có thể đăng ký theo dạng hộ kinh doanh cá thể hoặc theo doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh.

Tiếp đó, đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh: Nếu cửa hàng của bạn chỉ hoạt động mua bán vật dụng, phụ kiện cho thú cưng thì chỉ cần giấy phép kinh doanh là đủ. Tuy nhiên, nếu cửa hàng bạn cung cấp thêm các dịch vụ khác như: Tiêm phòng, khám chữa bệnh cho thú cưng, xét nghiệm,… thì cần phải có giấy phép từ cơ quan nhà nước.

Cuối cùng, điều kiện về tên cửa hàng thú cưng: Đăng ký tên cửa hàng không phải là việc bắt buộc nhưng nếu bạn không thực hiện có thể gây ra nhiều tình huống không đáng có như: Tên cửa hàng vi phạm với tên cửa hàng đã đăng ký, nguy cơ bị chiếm đoạt quyền đăng ký, bị đối thủ cạnh tranh cướp tên cửa hàng,…

Ngoài ra, shop phụ kiện thú cưng nằm trong diện đỏng đầy đủ 3 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Các vấn đề pháp lý cần lưu ý

Các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi kinh doanh shop thú cưng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 3 loại thuế bắt buộc phải đóng của hộ kinh doanh

Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2023

Thuế hộ kinh doanh là gì? Cập nhật chính sách thuế cho hộ kinh doanh mới nhất năm 2023

Kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử có phải đóng thuế?

Trên đây là thông tin xoay quanh vấn đề kinh doanh shop phụ kiện thú cưng mà các bạn đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này cần lưu ý. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn áp dụng vào quá trình kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết: