10 bước mở cửa hàng tạp hoá thành công

Chia sẻ bài viết:

1. Nghiên cứu thị trường

Để có thể kinh doanh hàng tạp hóa thành công, các bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường. Thông qua việc phân tích thị trường, các bạn cơ bản có thể xác định được tập khách hàng mục tiêu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như những rủi ro khi tham gia vào thị trường. (Nếu chưa hiểu rõ khái niệm, cách thức nghiên cứu thị trường, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Wikipedia).

Dựa vào báo cáo mới nhất của Nielsen về kênh bán hàng lẻ tạp hóa truyền thống tại Việt Nam, chúng ta có thể cơ bản xác định được thị trường kinh doanh hàng tạp hóa như sau:

– Mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa là thói quen mua sắm nhanh của người dân ở thành thị, nông thôn Việt Nam. Hiện tại, thị trường kinh doanh hàng tạp hóa đang có 1,3 triệu cửa hàng, chiếm hơn 85% tổng doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên cả nước.

– Tập khách hàng mục tiêu của các cửa hàng tạp hóa thường là cộng đồng người dân trong khu vực (70%) và khách vãng lai (30%). Hầu hết mọi người dành thời gian mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản tại cửa hàng tạp hóa vì sự tiện lợi, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng mà không phải đi xa.

– Lãi suất từ bán hàng tạp hóa bao gồm tiền lời trực tiếp từ bán hàng hóa, chiết khấu từ nhà cung cấp, tiền trưng bày sản phẩm của các hãng, tiền bán ve chai,… Lợi nhuận trung bình đạt từ 3 triệu – 30 triệu/tháng tùy theo quy mô kinh doanh.

Thông qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy thị trường kinh doanh hàng tạp hóa rất có tiềm năng phát triển. Nếu đang sở hữu một số vốn nhất định, đam mê kinh doanh, các bạn hoàn toàn có thể xem xét việc mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh kiếm lời.

2. Chọn địa điểm mở cửa hàng

Các cửa hàng tạp hóa dựa vào sự tiện lợi để cung cấp các giải pháp mua sắm hữu ích cho khách hàng. Thay vì phải di chuyển từ vị trí này ra vị trí khác, khách hàng có thể mua sắm hầu hết các sản phẩm thiết yếu chỉ trong một cửa hàng.

5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa - NhatMinh.Net

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công cho thấy, để có thể kinh doanh đông khách, thu lợi nhuận cao, vị trí thuê mặt bằng cần thỏa mãn các yếu tố sau:

– Mở cửa hàng tạp hóa ở khu vực đông dân cư, gần các chung cư, trường học, ttrên các trục đường chính, khu phố vui chơi, giải trí, có lưu lượng người qua lại lớn.

– Bên cạnh các yếu tố về vị trí, các bạn cũng cần quan tâm đến diện tích cửa hàng, khu đỗ xe bên ngoài cửa hàng và chi phí thuê mặt bằng. Với những mặt bằng đẹp, giá thuê cửa hàng một tháng dao động từ 10 – 20 triệu/tháng cho diện tích 50m2. Những mặt bằng có diện tích càng đẹp, càng gần khu vực trung tâm thì giá thuê càng cao.

– Nếu sở hữu nhà mặt phố, nhà trong các ngõ/hẻm lớn, các bạn cũng có thể tận dụng một phần diện tích nhà làm nơi kinh doanh hàng tạp hóa. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí so với việc đi thuê.

Sau khi tìm được mặt bằng phù hợp, việc kế tiếp mà bạn cần làm là phân tích đối thủ cạnh tranh trong khu vực mở cửa hàng. Hãy dành thời gian phân tích hình kinh doanh thực tế của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các cửa hàng tạp hóa,…, ở gần khu vực sinh sống hoặc có ý định mở cửa hàng.

Lưu ý: Mặc dù không phải là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ nhưng buôn bán hàng tạp hóa vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nếu làm đúng cách. 

3. Tính toán chi phí mở cửa hàng

Các chi phi mở cửa hàng tạp hóa bao gồm phí nhập hàng hóa, phí thuê mặt bằng, phí thuê nhân viên, tiền đầu tư giá, kệ để hàng, thiết kế biển hiệu và các phần mềm thanh toán, máy in hóa đơn, máy làm mát, camera giám sát,…

Tùy theo quy mô, diện tích kinh doanh mà phí mở cửa hàng tạp hóa cũng khác nhau. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công cho thấy, tổng chi phí cho 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ, chứa các loại hàng hóa cơ bản như đồ khô, đồ ăn nhanh, đồ uống, bánh kẹo, đường, sữa, hóa mỹ phẩm, …, chi phí đầu tư dao động từ 50 – 100 triệu. Với các cửa hàng có quy mô lớn hơn, lượng hàng dự trữ trong kho nhiều, cần đầu tư nhiều máy móc hỗ trợ, chi phí đầu tư có thể dao động từ 200 triệu đến vài tỷ.

4. Lên danh mục hàng hoá cần bán

Theo những kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa của các người bán hàng lâu năm, để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, các bạn cần phải cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày: từ cây kim, cái bánh, bao thuốc, xà phòng giặt đến bia, rượu, sữa bột, đồ gia dụng,…

Tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê bạn cần biết

Việc lập danh sách các danh mục hàng hóa cần bán và số lượng nhập phải dựa trên giá cả, nguồn vốn đang sở hữu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Mới bán, các bạn nên nhập mỗi loại một ít nhưng đa dạng về chủng loại, thương hiệu cho khách hàng dễ lựa chọn. Sau một thời gian bán hàng, các bạn hãy quan sát thói quen mua sắm của người tiêu dùng trong khu vực để biết các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất và lập kế hoạch số lượng nhập hàng.

Nếu sở hữu lượng vốn lớn, các bạn cũng không nên nhập, dự trữ quá nhiều hàng trong cửa hàng. Việc nhập hàng quá nhiều theo cảm tính có thể khiến bạn bị tồn hàng, đọng vốn, chất lượng hàng hóa suy giảm hoặc hết hạn sử dụng,….

5. Lựa chọn nhà cung cấp

Để bắt đầu công việc kinh doanh, bạn sẽ cần làm việc với các nhà bán buôn, nhân viên tiếp thị của từng nhãn hàng để nhập về các loại hàng hóa, thực phẩm cần thiết (rượu, bia, thuốc lá, đồ gia dụng,…).

Ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, tìm kiếm nguồn hàng, bạn có thể nhập hàng từ các đại lý, siêu thị bán buôn hàng hóa. Việc này sẽ giúp bạn có thể nhập hầu hết các loại hàng hóa từ một nhà cung cấp mà không phải liên hệ nhiều nơi. Khi đã mở cửa hàng tạp hóa, các nhân viên tiếp thị của nhãn hàng sẽ tự động đến làm việc, đặt vấn đề cung cấp hàng hóa trực tiếp. Nếu nhập hàng trực tiếp từ đây, giá nhập hàng sẽ được cắt giảm đồng thời bạn có thể được nhận một vài ưu đãi, tiền hoa hồng từ nhà cung cấp khi trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí đẹp trong cửa hàng.

Một kinh nghiệm mở cửa hàng bán tạp hóa nhỏ mà mình muốn chia sẻ cho các bạn trong trường hợp này là: Khi lấy hàng, chớ nên tham khuyến mãi, chiết khấu mà nhập nhiều hàng. Cũng đừng tin tưởng thái quá vào những nhân viên tiếp thị. Trong một vài trường hợp, khi muốn đẩy hàng tồn, hàng kém chất lượng, một vài đối tương xấu có thể giải danh nhân viên tiếp thị của hãng để mời chào bạn nhập hàng. Tốt nhất, hãy yêu cầu họ để lại hàng mẫu để so sánh rồi mới nhập hàng.

6. Tiếp thị cho cửa hàng mới

Vì chỉ phục vụ một tập khách hàng nhỏ trong khu vực và khách vãng lai, các bạn không cần phải áp dụng các chương trình tiếp thị, quảng bá quá cao cấp như các thương hiệu bán lẻ dạng chuỗi, siêu thị mini. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa thì các giải pháp tiếp thị bạn cần thực hiện lúc này là:

 Đặt tên cửa hàng: Bạn có thể sử dụng tên cá nhân, tên người thân trong gia đình hoặc những cái tên thân mật khác để đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình. (Lưu ý: nên lựa chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ để gây ấn tượng và thu hút khách hàng)

– Làm biển quảng cáo: Bạn có thể đặt làm một chiếc biển/bảng quảng cáo nhỏ đặt ở phía trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng.

– Dịch vụ khách hàng: Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh truyền thống của Việt Nam. Vì thế, để có thể cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn trong ngành bán lẻ như Vinmart, 7-Eleven,…, các bạn cần phải chú ý đến cách giao tiếp với khách hàng. Hãy xây dựng thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, khiến họ thường xuyên lui tới cửa hàng của bạn.

– Chiến lược marketing: Chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho các cửa hàng tạp hóa thường là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá bán,… Ngoài ra, với các cửa hàng bán tạp hóa tầm trung, các bạn có thể tham khảo thêm các chương trình tích điểm, ưu đãi giá bán cho khách quen, giao hàng tại nhà,…

7. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa cho rằng, kinh doanh hàng tạp hóa quy mô vừa và nhỏ sẽ không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm.

Với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, để kinh doanh thuận lợi, các bạn cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng. Với các cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hơn, các bạn cần phải xin thêm một vài loại giấy tờ như giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,…

Sau khi đăng ký kinh doanh, các bạn sẽ được yêu cầu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. 2 loại thế bạn cần phải nộp là thuế môn bài, khoảng 500.000 – 700.000 VND/năm và thuế kinh doanh, dao động từ 300.000 – 500.000 VND/tháng.

8. Mua sắm các thiết bị, dụng cụ cho cửa hàng

Đầu tiên, để có thể mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần phải lên kế hoạch bố trí không gian cửa hàng với hệ thống giá kệ/hộc trưng bày, quầy thanh toán,… một cách thông minh. Thông thường, các kệ hàng sẽ được bố trí dọc bên trong cửa hàng để khách hàng dễ mua sắm, chọn lựa. Quầy thanh toán sẽ được bố trí ở phía ngoài để dễ dàng thanh toán và giám sát tổng quan cửa hàng.

Trong trường hợp cửa hàng của bạn bán thêm các nước uống, các loại kem, sữa chua, các loại thực phẩm đông lạnh, các bạn sẽ cần trang bị thêm máy làm mát, tủ đông,…

Trung bình, chi phí để mua giá kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ mát,…, trong cửa hàng tạp hóa dao động từ 20 triệu – 70 triệu.

9. Trưng bày hàng hoá trong cửa hàng

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ cần cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Với một diện tích giới hạn trong cửa hàng, bạn cần chú ý sắp xếp chúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm.

Kinh nghiệm kinh doanh hàng tạp hóa một vốn bốn lời

Một vài nguyên tắc bố trí cửa hàng tạp hóa mà bạn cần nhớ:

– Bố trí các sản phẩm ăn nhanh như bim bim, nước giải khát, bánh mì, bánh ngọt, các sản phẩm ăn nhanh ở vị trí bên ngoài cửa hàng để khách hàng dễ lấy và thanh toán.

– Các sản phẩm cần được phân chia theo từng quầy hàng: Hàng đồ khô, hàng đông lạnh,… Các sản phẩm thiết yếu, bán chạy cần được đặt ở vị trí ngang tầm mắt để khách hàng dễ quan sát, lựa chọn. Các sản phẩm chiếm diện tích lớn như dầu ăn, bột giặt, nước rửa chén bát nên được trưng bày ở phía dưới kệ.

– Mỗi quầy hàng, sản phẩm cần có biển tên, chú thích giá bán

– Hãy chú ý đến HSD của các loại hàng hóa. Những loại hàng hóa nhập trước sẽ phải bán trước, tránh tình trạng đọng hàng, khó bán sau này.

10. Thuê nhân viên bán hàng

Với các cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm tất cả mọi việc, từ nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, giao hàng, thanh toán hàng hóa cho khách,… Trong trường hợp cần người hỗ trợ, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của người thân trong gia đình hoặc thuê thêm nhân viên. Mức lương thuê nhân viên bán hàng tạp hóa dao động từ 4,5 triệu – 6 triệu/tháng.

Tuy nhiên, khi thuê nhân viên, hãy đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát tốt thu chi, lượng hàng hóa trong cửa hàng. Trong thực tế, nhân viên có thể lợi dụng lấy trộm tiền hoặc hàng hóa trong cửa hàng của bạn. Lúc này, hệ thống camera giám sát và phần mềm bán hàng, quản lý kho hàng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn.

Trên đây là toàn bộ các bước, kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ dạng truyền thống, hiện đại mà mình tổng hợp được. Các bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa này và áp dụng vào kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ngoài thực tế của mình.

Đội ngũ sobanhang.com xin chúc bạn thành công. Có khó khăn gì hãy cùng tham gia nhóm Bán hàng khó – Để Sổ Bán Hàng lo để thảo luận và chia sẻ nhé!

Chia sẻ bài viết:

Leave a Comment