3 loại thuế bắt buộc phải đóng của hộ kinh doanh

Chia sẻ bài viết:

Đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả công dân của bất kỳ quốc gia nào. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh dù nhỏ nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của nước nhà. Vậy khi nào các hộ kinh doanh cần phải đóng thuế và đóng những loại thuế nào?

Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu về 3 loại thuế bắt buộc phải đóng cho hộ kinh doanh trong bài viết sau đây nhé!

 1. Hộ kinh doanh có phải đóng thuế không?

Theo khoản 1 điều 66 thuộc Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh“. Vậy hộ kinh doanh có cần phải đóng thuế không? Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều nhà bán hàng nhỏ dành sự quan tâm đặc biệt.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ghi nhận về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau: Các hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật; Các hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 100 triệu đồng trở lên trong một năm bắt buộc phải đóng ba loại thuế: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. 

Hình: Hộ kinh doanh có phải đóng thuế không?
Nguồn: Internet
Hộ kinh doanh có phải đóng thuế không?
Nguồn: Internet

 2. Loại thuế bắt buộc phải đóng của hộ kinh doanh

Theo thông tin đã biết, các hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu động/năm bắt buộc phải đóng đầy đủ ba loại thuế: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

2.1 Lệ phí môn bài

Đây là khoản phí mà hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên trên một năm phải nộp định kỳ theo hạn hằng năm. Đây là khoản phí cố định phải đóng theo từng năm dựa trên doanh thu mà hộ kinh doanh có được. Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh như sau:

Doanh thuMức nộp lệ phí môn bài
Trên 100 triệu – 300 triệu300.000 đồng/ năm
Trên 300 triệu – 500 triệu500.000 đồng/ năm
Trên 500 triệu1.000.000 đồng/ năm
Bảng 1: Mức nộp lệ phí môn bài

2.2 Thuế giá trị gia tăng 

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế áp dụng trên giá trị tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ. VAT được tính dựa trên giá trị gia tăng của từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Các mức thuế giá trị gia tăng phổ biến như sau:

  • Mức thuế VAT 0%: Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hay vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Mức thuế VAT 5%: Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ như nước sạch phục vụ cộng đồng, quặng sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng cây trồng. Các dịch vụ đào nắp, kênh mương, cạo mủ cao su,….
  • Mức thuế VAT 10%: Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ không quy định tại hai mức thuế trên. Tuy nhiên, mức thuế này đã được giảm 2% xuống còn 8% đối với một số mặt hàng, từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023 theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/06/2023.
Hình: Thuế giá trị gia tăng
Nguồn: Internet
Thuế giá trị gia tăng
Nguồn: Internet

2.3 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền được trích ra từ nguồn thu nhập của mỗi cá nhân đóng cho cơ quan thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 chỉ ra rằng: Các đối tượng có thu nhập từ 11.000.000 đồng/ tháng trở lên mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Các hộ kinh doanh theo hình thức cá nhân hay hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay thuế giá trị gia tăng. 

Hình: Thuế thu nhập cá nhân
Nguồn: Internet
Thuế thu nhập cá nhân
Nguồn: Internet

 3. Sẽ ra sao nếu hộ kinh doanh không đóng thuế?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về mức phạt đối với các hộ kinh doanh không đóng thuế chính như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày có tình tiết giảm nhẹ.
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày: Phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng (trừ trường hợp đầu tiên).
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày: Phạt từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng.
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày: Phạt từ 8.000.000 đến 15.000.000 đồng.
  • Các trường hợp nộp phạt từ 8.000.000 đến 15.000.000 đồng như: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp: Phạt từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng.
Hình: Sẽ ra sao nếu hộ kinh doanh không đóng thuế?
Nguồn: Internet
Sẽ ra sao nếu hộ kinh doanh không đóng thuế?
Nguồn: Internet

4. Đóng thuế dễ dàng cùng dịch vụ hóa đơn điện tử VNPT trên ứng dụng Sổ Bán Hàng

Việc tính toán 3 loại thuế bắt buộc rồi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế khiến các chủ hộ kinh doanh cảm thấy nhức đầu và mệt mỏi. Không những vậy, nhiều chủ hộ kinh doanh còn quên mất thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến phải đóng những khoản phạt không đáng có. 

Sổ Bán Hàng hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp tích hợp hóa đơn điện tử ngay trên ứng dụng Sổ Bán Hàng, đây là dịch vụ làm đơn giản quá trình kê khai thuế cho các chủ hộ kinh doanh thông qua việc phát hành hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Các hóa đơn từ dịch vụ này sẽ được chuyển dữ liệu điện tử tới cơ quan thuế ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch mua bán.

Sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử VNPT trên ứng dụng Sổ Bán Hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và tính toán một cách chính xác trong các vấn đề kê khai thuế. Đồng thời, VNPT sẽ cung cấp cho bạn nơi lưu trữ và bảo quản các hóa đơn một cách an toàn, không lo thất lạc hóa đơn.

Hiện tại, Sổ Bán Hàng cung cấp dịch vụ phát hành hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền của VNPT nhằm mang lại trải nghiệm bán hàng tiện ích và thuận lợi nhất cho các nhà bán hàng an tâm kinh doanh.

Chủ kinh doanh dễ dàng đăng ký sử dụng giải pháp phát hành hóa đơn điện tử trên ứng dụng Sổ Bán Hàng qua 2 kênh:

  1. Nhắn tin trực tiếp qua Fanpage Sổ Bán Hàng: https://bitly2s.com/eorqhv
  2. Nhắn vào mục HỖ TRỢ trên ứng dụng Sổ Bán Hàng.
TOP 6 lợi ích thiết thực khi sử dụng hóa đơn điện tử trong ứng dụng Sổ Bán Hàng
TOP 6 lợi ích thiết thực khi sử dụng hóa đơn điện tử trong ứng dụng Sổ Bán Hàng.

Thông qua bài viết trên đây, Sổ Bán Hàng đã thông tin đến bạn về 3 loại thuế bắt buộc đối với các hộ kinh doanh cùng giải pháp dịch vụ hóa đơn VNPT giúp quá trình kinh doanh và khai nộp thuế được thuận tiện và suôn sẻ hơn với các chủ kinh doanh.

>>Mời bạn xem thêm chi tiết: TOP 6 lợi ích thiết thực khi sử dụng hóa đơn điện tử trong ứng dụng Sổ Bán Hàng

**Thông tin trong bài viết tham khảo từ trang: Thư Viện Pháp Luật, Báo Chính Phủ.

Chia sẻ bài viết: