Sampling là gì? Tại sao cần sampling trong tiếp thị sản phẩm?
Sampling là một chiến lược tiếp thị quan trọng trong marketing giúp truyền đạt giá trị của sản phẩm đến khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện hình thức sampling để giới thiệu các sản phẩm mới đến với khách hàng, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Vậy sampling là gì? Cách thức hoạt động của sampling ra sao? Tại sao cần phải sử dụng sampling vào tiếp thị sản phẩm? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá thật kỹ lưỡng và chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sampling là gì?
Sampling (hay còn gọi là mẫu thử nghiệm) là một phương pháp tiếp thị và nghiên cứu thị trường được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là chiến lược quảng cáo theo hình thức doanh nghiệp cung cấp các mẫu hoặc sản phẩm dùng thử trước khi khách hàng quyết định mua hàng. Mục đích của việc thực hiện hình thức sampling này là để khách hàng trải nghiệm sản phẩm, tiếp cận và đánh giá khách quan về một sản phẩm.
Doanh nghiệp thường sẽ được thực hiện với các mục đích phổ biến sau:
- Quảng cáo sản phẩm mới: Cung cấp cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm mới và nắm bắt sự quan tâm của họ.
- Tạo ý thức thương hiệu: Giúp tạo dựng ý thức về thương hiệu và sản phẩm.
- Thu thập ý kiến phản hồi: Cho phép doanh nghiệp thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng về sản phẩm của họ.
- Tăng doanh số bán hàng: Cung cấp sản phẩm miễn phí có thể thúc đẩy mua sắm và tạo ra doanh số bán hàng tạm thời.
Sampling là hình thức marketing khá quen thuộc trên thị trường Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng thấy hình ảnh các nhân viên PG ở các siêu thị lớn, trung tâm mua sắm hay những nơi công cộng có nhiều người qua lại để giới thiệu sản phẩm.
Sampling là gì?
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: MT là gì? MT đóng vai trò gì trong kinh doanh?
2. Các hình thức của sampling
Sampling được thể hiện qua 2 hình thức phổ biến:
2.1 Face to Face
Face to Face là hình thức tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tiềm năng tại các địa điểm đông người qua lại như: Siêu thị, trung tâm mua sắm, trường học, công viên,… Thực hiện quảng cáo sản phẩm Face to Face sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng hoặc đa dạng tệp khách hàng khác nhau tùy thuộc vào địa điểm được lựa chọn.
Ví dụ: Chương trình “Tiếp sức giờ ra chơi” tại các trường học của thương hiệu sữa Milo nhằm nhắm đến đối tượng các em nhỏ đang trong độ tuổi phát triển và cần đến Milo để hỗ trợ quá trình lớn lên .
Tiếp thị bằng các gian hàng dùng thử sản phẩm của thương hiệu mì Koreno tại các siêu thị lớn, trung tâm mua sắm hay ở các khu chợ nhắm đến đa dạng tập khách hàng.
Điểm mạnh của Face to Face:
- Tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng ở nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau
- Khách hàng được sử dụng trực tiếp sản phẩm và đưa ra phản hồi
- Hiệu ứng đám đông sẽ giúp thu hút nhiều người quan tâm
Điểm hạn chế của Face to Face:
- Nhiều người đến để tò mò chứ không có nhu cầu mua hàng.
- Không hướng tới các đối tượng tiềm năng của sản phẩm
- Nếu không biết cách quảng cáo sẽ hao tốn sản phẩm mà không đem lại hiệu quả
Sampling theo hình thức Face to Face
Nguồn: Internet
2.2 Door to Door
Hình thức tiếp thị Door to Door có đôi chút tốn sức hơn hình thức Face to Face , đây là một chiến dịch tiếp thị dựa trên việc gửi mẫu sản phẩm trực tiếp đến cửa nhà của khách hàng tiềm năng. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu thị trường, xác định tệp khách hàng tiềm năng và gửi sản phẩm đến tệp đối tượng này.
Ưu điểm của Door to Door:
- Giới thiệu đến đúng tệp khách hàng tiềm năng
- Tạo được sự uy tín hơn đến khách hàng
- Hướng đến khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm
Nhược điểm của Door to Door:
- Phạm vi tiếp thị sẽ bị thu hẹp
- Yêu cầu nhân viên tư vấn phải có chuyên môn cao và hiểu thật rõ sản phẩm
Sampling theo hình thức Door to Door
Nguồn: Internet
2.3 Sampling online là gì?
Một hình thức sampling khá mới mẻ so với 2 hình thức truyền thống trên đó là sampling online. Mô hình này cho phép người dùng đăng ký dùng thử mẫu sản phẩm ngay trên nền tảng trực tuyến và doanh nghiệp sẽ gửi mẫu về đến tận nhà khách hàng tiềm năng. Việc sampling online giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho nguồn nhân lực tiếp thị truyền thống rất nhiều. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhận mẫu thử sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng về một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này doanh nghiệp phải có một đội ngũ marketing chuyên về online có kỹ năng phân tích số liệu tốt và biết cách tạo sự thu hút đến khách hàng tiềm năng.
Sampling theo hình thức online
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Điểm lại 4 chiến lược marketing của Vinamilk thành công vang dội
3. Vai trò của việc thực hiện sampling trong marketing là gì?
3.1 Tạo cơ hội trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
Sampling là các hoạt động cho khách hàng dùng thử sản phẩm mới của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. Đây chính là cơ hội tạo ra các trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng mà không tốn một xu quảng cáo. Nếu sản phẩm bạn mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, họ chắc chắn sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm đó. Việc quan trọng nhất chính là các nhân viên PG chào mời, lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm một cách thật tinh tế và khéo léo.
3.2 Tạo dựng niềm tin cho khách hàng
Không chỉ để lại ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng, hình thức tiếp thị sampling còn giúp cho sản phẩm của bạn có một chỗ đứng nhất định về lòng tin của khách hàng. Trong tâm trí mỗi người, ai cũng sẽ tin tưởng những điều “mắt thấy tai nghe tay chạm”, việc cho khách hàng sử dụng trước những sản phẩm mới và tạo được niềm tin vững chắc sẽ giúp cho bạn thu hút thêm khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
3.3 Thúc đẩy khách hàng mua sắm
Từ việc trao cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm rồi gây dựng niềm tin nơi họ, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quyết định mua sản phẩm từ họ rất cao. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể. Nếu các khách hàng này có ấn tượng tốt với sản phẩm của doanh nghiệp bạn, họ sẽ có xu hướng giới thiệu đến những người thân cận của mình để dùng thử sản phẩm.
3.4 Tiết kiệm chi phí quảng cáo
“Truyền miệng” chính là hình thức quảng cáo hiệu quả và lan nhanh nhất. Một khi bạn đã thu hút sự chú ý và để lại ấn tượng với khách hàng, họ sẽ lan truyền “lời hay ý đẹp” về sản phẩm của bạn đến với vòng quen biết của họ. Có thể nói, hình thức sampling vừa giúp bạn tiếp cận gần gũi với khách hàng vừa tiết kiệm chi phí quảng cáo đáng kể.
3.5 Lắng nghe phản hồi từ khách hàng
Khách hàng khi đã sử dụng thử sản phẩm thường sẽ đưa ra phản hồi chân thực cho bạn. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn đánh giá và khảo sát được phản ứng của khách hàng trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó, nếu có những sai sót đáng kể, bạn có thể kịp thời chỉnh sửa và khắc phục, để sản phẩm sẽ được hoàn hảo nhất khi bắt đầu xuất hiện trên thị trường.
Vai trò của sampling trong marketing
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Cách tạo ra một chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn
4. Địa điểm thực hiện sampling lý tưởng
4.1 Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, tiệm tạp hóa
Địa điểm lý tưởng nhất để thực hiện sampling chính là trong các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ hay ở các tiệm tạp hóa. Đây là những nơi thường có nhiều người lui tới và đang trong tâm trí sẽ mua hàng hóa nên sẽ thích hợp với các sản phẩm liên quan đến tiêu dùng chứ không phải dịch vụ. Nếu bạn lôi kéo được nhiều người tham gia, chiến dịch sampling sẽ nhanh chóng tạo được hiệu ứng đám đông, giúp bạn lôi kéo sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Sampling trong siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, tiệm tạp hóa
Nguồn: Internet
4.2 Trường học, kí túc xá
Trường học hay kí túc xác cũng là nơi phù hợp để các doanh nghiệp thực hiện sampling một cách hiệu quả. Đặc biệt, các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi học sinh, trẻ em như: Sữa, đồ dùng học tập, đồ ăn nhanh,… sẽ cực kỳ thu hút sự chú ý của các em nhỏ. Một khi các em thử sử dụng và cảm thấy yêu thích thì việc phụ huynh chi tiền chỉ là vấn đề nhỏ mà thôi. Nếu đối tượng tiềm năng của sản phẩm bạn là các em nhỏ thì trường học chính là địa điểm lý tưởng để triển khai chiến dịch sampling.
Sampling tại trường học, kí túc xá
Nguồn: Internet
4.3 Quán cà phê, quán bar
Các sản phẩm liên quan đến đồ uống, đồ lưu niệm,… bạn có thể dựng sạp quảng cáo một cách hiệu quả. Thông thường, khách hàng sẽ đến quán cà phê hay quán bar vào thời gian rảnh rỗi và trong tâm thế xả stress. Đây là lúc họ rất vui vẻ khi bạn chào mời dùng thử sản phẩm và sẵn sàng chi tiền nếu sản phẩm “hợp gu” của họ.
4.4 Thực hiện sampling tại các tòa nhà văn phòng
Các tòa nhà văn phòng cũng là địa điểm bạn có thể cân nhắc để thực hiện chiến dịch sampling sản phẩm. Đây là nơi rất nhiều nhân viên công sở qua lại đi làm mỗi ngày, nếu bạn đánh đúng tâm lý mua hàng của họ thì chiến dịch quảng cáo này sẽ có khả năng thành công rất cao. Các sản phẩm liên quan đến: Thức ăn nhanh, mỹ phẩm, đồ uống,… sẽ cực kỳ phù hợp với tệp đối tượng này.
Sampling tại các tòa nhà văn phòng
Nguồn: Internet
4.5 Chợ triển làm, event đông người
Chợ triển lãm hay các event đông người là địa điểm thích hợp để các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp tiếp thị chuỗi sản phẩm đa dạng của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả.
>> Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu thị trường: Phương pháp và 4 bước cần thiết để thành công trong marketing
5. Kinh nghiệm thực hiện sampling hiệu quả
Hình thức sampling cần được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm, vì nếu tổ chức thường xuyên sẽ không mang lại kết quả mà còn dẫn đến nguy cơ lỗ vốn khá cao. Thông thường, thời điểm phù hợp tổ chức sampling nhất chính là lúc sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường và doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm trên diện rộng. Ngoài ra, nếu có các sự kiện lớn được tổ chức và liên quan đến phân khúc sản phẩm của mình, bạn có thể thực hiện hình thức sampling này một cách hiệu quả.
Địa điểm tổ chức sampling là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo. Hãy nghiên cứu, phân tích đối tượng mà sản phẩm/ dịch vụ hướng đến mà lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp. Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên cũng là điều cần phải đặc biệt quan tâm, nhân viên đóng vai trò là đại diện cho doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Nếu nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, hiểu rõ về sản phẩm, khả năng ứng biến linh hoạt sẽ đóng góp vai trò thành công cho chiến dịch sampling cực kỳ lớn.
Kinh nghiệm thực hiện sampling hiệu quả
Nguồn: Internet
Trên đây là thông tin xoay quanh về thuật ngữ sampling và vai trò của sampling trong các chiến dịch marketing. Việc áp dụng hình thức sampling phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận một cách dễ dàng. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho các chủ kinh doanh đang quan tâm đến hình thức quảng cáo sampling này.