Doanh số bán hàng là gì? Cách gia tăng doanh số bán hàng

Chia sẻ bài viết:

Doanh số là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề cải thiện và gia tăng doanh số luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào. Vậy có thể hiểu doanh số bán hàng như thế nào và cách gia tăng doanh số nhanh chóng ra sao? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Doanh số bán hàng là gì? Cách gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng

1. Doanh số bán hàng là gì?

Doanh số bán hàng là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hóa/ sản phẩm/ gói dịch vụ được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh và thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. 

Cần lưu ý, doanh số bán hàng chỉ bao gồm số bán hàng hóa, dịch vụ đã được bán thành công, tức doanh nghiệp đã nhận được tiền. Còn “doanh số” sẽ bao gồm: Doanh số bán hàng và các phần doanh số chưa được nhận khác. Ví dụ: Các đơn hàng mua theo hình thức giao trước trả sau thì vẫn sẽ được cộng vào doanh số nhưng chưa được tính là doanh số bán hàng.

Phân biệt doanh số và doanh thu:

Hình: Phân biệt doanh số và doanh thu
Nguồn: Internet

Phân biệt doanh số và doanh thu
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng chuyên nghiệp

2. Vai trò doanh số đối hoạt động kinh doanh

Doanh số (sales) đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Doanh số chính là “cây thước” đo lường sức bán hàng của một doanh nghiệp. Nếu doanh số gia tăng, điều này chứng tỏ các chiến lược phát triển và bộ phận Sales đang đi đúng hướng. Còn nếu doanh số sụt giảm chính là dấu hiệu nhận thấy có nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh mà tổ chức/ doanh nghiệp cần phải cải thiện.

Bên cạnh đó, doanh số bán hàng tăng trưởng liên tục có thể làm gia tăng tốc độ lưu chuyển và khả năng quay vòng vốn rất cao. Điều này giúp cho doanh nghiệp sở hữu một nguồn vốn dồi dào, góp phần vào quá trình tái sản xuất và hạn chế áp lực từ các nguồn vốn vay bên ngoài. Nếu doanh số càng thụt lùi hoặc hiển thị ở mức số âm, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều vấn đề quay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh sắp tới.

Ngoài ra, nếu doanh số không ngừng gia tăng sẽ tạo động lực cho toàn thể nhân viên nỗ lực làm việc. Điều này giúp cho hiệu suất công việc luôn ở mức tối đa, tiếp tục thúc đẩy doanh số tăng trưởng không ngừng. 

Hình: Vai trò doanh số đối hoạt động kinh doanh
Nguồn: Internet

Vai trò doanh số đối hoạt động kinh doanh
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về thuật ngữ CRM dành cho doanh nghiệp

3. Cách gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng

3.1 Chiến lược giảm giá, khuyến mãi

Các chiến lược giảm giá và khuyến mãi sẽ kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn. Đặc biệt, ngoài thu hút được sự quan tâm của khách hàng thân thiết, phương pháp này có khả năng tiếp cận được khách hàng mới rất hiệu quả. Đồng thời, tâm lý mua hàng của nhiều người là “cứ giảm giá là chốt đơn”, điều này đã tạo điều kiện cho doanh số bán hàng tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tạo ra giảm giá hay ưu đãi cần phải được nghiên cứu và lên kế hoạch bài bản để tránh lỗ hay thâm hụt quá lớn.

Hình: Chiến lược siêu sale 11.11 của Shopee
Nguồn: Internet

Chiến lược siêu sale 11.11 của Shopee
Nguồn: Internet

3.2 Tạo sự khan hiếm sản phẩm trên thị trường

Bạn có thể lên kế hoạch đánh vào tâm lý “sợ bỏ lỡ” của khách hàng khi cho ra mắt sản phẩm có quy định về thời gian và với số lượng có giới hạn. Đây là yếu tố thúc ép người mua đưa ra quyết định chốt đơn nhanh chóng hơn bình thường. Đặc biệt, với chiến thuật “khan hiếm sản phẩm”, nhiều khách hàng sẽ xếp hàng dài để chờ mua cho bằng được sản phẩm. Điều này sẽ tạo nên hiệu ứng “dây chuyền” và thu hút sự quan tâm của nhiều người hơn. 

Đặc biệt, phương pháp này cực kỳ hữu dụng đối với những người “không thích đụng hàng”. Họ là những người sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để mua sản phẩm có số lượng ít trên thị trường.  

Hình: Tạo sự khan hiếm sản phẩm trên thị trường
Nguồn: Internet

Tạo sự khan hiếm sản phẩm trên thị trường
Nguồn: Internet

3.3 Quảng cáo trên các kênh truyền thông

Một hình thức giúp bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng để thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả chính là quảng cáo trên các kênh truyền thông. Để công việc này được hiệu quả, bạn cần phải tạo ra các chiến lược quảng cáo phù hợp, xác định đúng đối tượng  cần hướng tới và đánh trúng nhu cầu cũng như tâm lý mua hàng của họ.

Hình: Quảng cáo trên các kênh truyền thông
Nguồn: Internet

Quảng cáo trên các kênh truyền thông
Nguồn: Internet

3.4 Bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (upselling)

Bán hàng chéo (cross-selling) là chiến lược tiếp thị bán hàng mà doanh nghiệp sẽ đề xuất hoặc bán thêm các sản phẩm/ dịch vụ bổ sung cho khách hàng đang muốn mua sản phẩm/ dịch vụ chính.

Ví dụ: 

  • Mua laptop sẽ đề xuất mua thêm gói bảo hành hoặc phần mềm bảo mật.
  • Mua điện thoại di động sẽ đề xuất mua thêm tai nghe, bộ sạc không dây,…
  • Đi ăn tại một nhà hàng sẽ đề xuất mua thêm đồ uống hoặc món tráng miệng.

Bán hàng gia tăng (upselling) với mục tiêu chính là khuyến khích khách hàng nâng cấp hoặc mua một phiên bản cao cấp hơn với cái hiện có. Trong quá trình upselling, doanh nghiệp thường đề xuất cho khách hàng các tùy chọn với giá cao hơn hoặc các phiên bản cải tiến để tối ưu hóa giá trị từ giao dịch.

Hình: Bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (upselling)
Nguồn: Internet

Bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (upselling)
Nguồn: Internet

3.5 Chiết khấu hợp lý

Để gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả, bạn có thể áp dụng các chính sách giảm giá niêm yết với tỷ lệ nhất định. Đây là hành động nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng, đặc biệt là đối với các đại lý và khách hàng chuyên buôn sỉ. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng chiết khấu một cách hợp lý và không nên diễn ra quá thường xuyên. Bởi vì cái gì nhiều quá cũng sẽ gây tác dụng ngược, khách hàng và các đại lý có thể dễ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bạn cung cấp.

Hình: Chiết khấu hợp lý
Nguồn: Internet

Chiết khấu hợp lý
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá 3 phần mềm kế toán miễn phí tốt nhất hiện nay

4. Quản lý doanh số bán hàng hiệu quả cùng Sổ Bán Hàng

Ứng dụng Sổ Bán Hàng cung cấp cho chủ kinh doanh tính năng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh một cách chi tiết. Từ đó, các chủ kinh doanh có thể theo dõi và quản lý doanh số bán hàng một cách hiệu quả. Các tính năng hỗ trợ theo sát doanh thu bán hàng bao gồm:

  • Báo cáo thu chi theo từng ngày và tổng hợp theo tháng
  • Báo cáo hàng tồn kho và quản lý nhập kho chi tiết
  • Số lượng khách hàng đã mua hàng
  • Báo cáo các đơn hàng đã bị hủy
  • So sánh lãi lỗ và đối chiếu doanh thu giữa các tháng
Hình: Quản lý doanh số bán hàng hiệu quả cùng Sổ Bán Hàng
Nguồn: Internet

Quản lý doanh số bán hàng hiệu quả cùng Sổ Bán Hàng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 4 phần mềm SEO Facebook miễn phí hiệu quả nhất hiện nay

Trên đây là những chia sẻ về doanh số bán hàng là gì và cách gia tăng doanh số một cách nhanh chóng, hiệu quả mà Sổ Bán Hàng muốn truyền tải đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến doanh số, từ đó tạo ra những chiến lược phát triển cho phù hợp.

Chia sẻ bài viết: