MT là gì? MT đóng vai trò gì trong kinh doanh?

Chia sẻ bài viết:

Trong bối cảnh thị trường đang ngày càng phát triển, việc tìm hiểu và thích nghi với các chiến lược mới là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ chú trọng trong việc phát triển theo cách truyền thống thì chắc chắn sẽ bị lạc hậu và nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường vốn luôn thay đổi. Đi theo sự phát triển đó, MT chính là phương thức tiếp cận và phân phối trong kinh doanh theo hướng hiện đại phổ biến nhất hiện nay. Vậy MT là gì? Kênh MT đóng vai trò gì trong kinh doanh? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!

1. MT là gì?

MT (Modern Trade) có thể được hiểu là kênh phân phối bán hàng theo hướng hiện đại, thông qua hình thức online và offline. Để áp dụng MT vào bán hàng, doanh nghiệp cần phải có quy trình vận hành rõ ràng từ khâu chuẩn bị, phân phối cho đến hậu cần.Thuật ngữ MT xuất hiện từ khoảng năm 1990 và đang trở thành phương thức thương mại phổ biến trên toàn cầu. Kênh thương mại MT thường là những kênh:

  • Hypermarket (Đại siêu thị): Kênh cao cấp hơn siêu thị nhưng nhỏ hơn trung tâm thương mại. Ví dụ: Lottle, Aeon,…
  • Supermarket (Siêu thị): Kênh bán lẻ tự phục vụ chuyên bán đồ ăn, vật dụng… Ví dụ: Winmart, Vincom, Mega Market (MM)…
  • Convenience Store (Cửa hàng tiện lợi): Kênh đề cao yếu tố tiện lợi nên sẽ có mức giá đắt hơn siêu thị, số lượng mua đồ thường ít hơn siêu thị. Ví dụ: Ministop, Circle K, GS 25,…
  • E-Commerce (Thương mại điện tử): Là những kênh giao dịch thương mại thực hiện qua mạng internet. Ví dụ: Shopee, Lazada, Tiktok Shop,…

Các cửa hàng MT thường áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, cụ thể như: Thanh toán bằng cách quét mã QR, sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho, quét mã vạch thông minh,…

Hình: MT là gì?
Nguồn: Internet

MT là gì?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở siêu thị mini kiếm lời khủng

2. Kênh MT đóng vai trò gì trong kinh doanh 

2.1 Tiếp cận và mở rộng thị trường

MT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kênh phân phối theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Đặc biệt, MT giúp các nhà sản xuất và thương hiệu có thể tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua mạng lưới rộng như: Các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini, sàn thương mại điện tử,… Từ đó đảm bảo được độ phủ sóng khắp trên thị trường. 

Đặc biệt, với khả năng bao phủ lớn và hợp tác qua lại với các nhà bán lẻ, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường mới một cách dễ dàng và nhắm đến phân khúc khách hàng rộng lớn hơn.

2.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Kênh MT cung cấp cơ hội cho các thương hiệu quảng bá và tiếp cận đến người tiêu dùng. Các kênh bán hàng MT thường sẽ phân bổ không gian sản phẩm chuyên nghiệp và nổi bật cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, MT còn cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho các hoạt động quảng bá, cụ thể như gói sản phẩm, khuyến mãi, ưu đãi,… điều mà không thể thấy được ở phương thức truyền thống. Đặc biệt, các sản phẩm và thương hiệu có mặt trong các cửa hàng MT thường được người mua định hình là đáng tin cậy và có chất lượng cao. Điều này giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu cho trong tâm trí khách hàng.

2.3 Tiện lợi và nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng

Sự ra đời của kênh MT chính là nhấn mạnh vào sự tiện lợi và nâng cao trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Hơn nữa, các cửa hàng trong hệ thống sẽ được tổ chức hoạt động bài bản, cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm bất tận. Bằng việc tập trung vào tính tiện lợi sẽ thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng, góp phần gia tăng tỷ lệ mua lại của khách hàng.

Hình: MT đóng vai trò gì trong kinh doanh 
Nguồn: Internet

MT đóng vai trò gì trong kinh doanh 
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công

3. Sự khác biệt giữa kênh TT và kênh MT là gì?

Modern Trade (MT)Traditional Trade (TT)
Quy môQuy mô vừa/ lớnCửa hàng nhỏ và độc lập
Bố cục cửa hàngSắp xếp và bố trí theo logic, nổi bật sản phẩmĐơn giản, theo trực quan và nhiều hạn chế
Sản phẩmĐa dạng sản phẩm theo các chuyên mục khác nhauCó thể cung cấp sản phẩm chuyên biệt hoặc nhiều loại nhưng hạn chế về số lượng
Tích hợp công nghệÁp dụng công nghệ và ưu tiên tự động hóaThường là quy trình thủ công, ít khi áp dụng công nghệ
Chuỗi cung ứng và hậu cầnChuỗi cung ứng phát triển và hậu cần hiệu quảChuỗi cung ứng không chính thức và thường địa phương hóa
Giá cả và khuyến mãiCó chiến lược về định giá và thường xuyên khuyến mãiGiá cả tùy chọn và có thể linh hoạt đàm phán
Trải nghiệm khách hàngTrải nghiệm tiện lợi, cơ sở vật chất hiện đạiCá nhân hóa
Tiệp cận thị trườngHiện diện ở các khu đô thị và khả năng tiếp cận cơ sở khách hàng lớnTập trung ở các địa phương nhỏ, thị trường ngách
Bảng 1: Phân biệt MT và TT

>> Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về thuật ngữ CRM dành cho doanh nghiệp

4. Áp dụng MT hiệu quả vào kinh doanh

4.1 Chiến thuật kệ chính

Siêu thị là một hệ thống cung cấp đa dạng mặt hàng và thương hiệu khác nhau. Điều này phản ánh khả năng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp có thể không được người mua nhìn thấy và bị lướt qua. Chính vì vậy, chiến thuật kệ chính được sinh ra để giúp cho các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người mua vào sản phẩm của mình.

Để thực hiện thành công chiến thuật này, doanh nghiệp cần xác định vị trí thuận lợi và dễ được nhìn thấy nhất trong siêu thị để đưa mặt hàng được tiếp cận gần hơn với người mua. 

Hình: Chiến thuật kệ chính
Nguồn: Internet

Chiến thuật kệ chính
Nguồn: Internet

4.2 Chiến thuật kệ thứ

Chiến trường kệ thứ hầu hết chỉ những thương hiệu lớn mới có đủ tiềm lực để cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì chiến thuật kệ thứ thường sẽ thuê vị trí trong một khoảng thời gian nhất định với số tiền lớn. Quy tắc sống còn của chiến thuật kệ thứ là “Go Big or Go Home”, ăn cả ngã về 0. Khi quyết định thực hiện chiến thuật kệ thứ, doanh nghiệp cần chắc chắn có thể thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên để thúc đẩy hành vi chuyển đổi mua hàng của họ. 

Hình: Chiến thuật kệ thứ
Nguồn: Internet

Chiến thuật kệ thứ
Nguồn: Internet

4.3 Nắm bắt được thương hiệu ở đâu trên thị trường

Việc hiểu rõ được sản phẩm/ thương hiệu mình đang có vị trí như thế nào trên thị trường là một điều rất quan trọng. Chỉ khi hiểu rõ được vấn đề này, doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Cụ thể như những thương hiệu lâu đời, chỉ nên sử dụng chiến thuật kệ chính vì họ đang có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Còn đối với các sản phẩm mới, chiến thuật kệ thứ chính là cách để thu hút sự quan tâm của khách hàng hiệu quả nhất.

Hình: Nắm bắt được thương hiệu ở đâu trên thị trường
Nguồn: Internet

Nắm bắt được thương hiệu ở đâu trên thị trường
Nguồn: Internet

4.4 Giảm giá và khuyến mãi

Một cách để gia tăng tỷ lệ mua hàng cho các kênh MT hiện nay chính là các chương trình giảm giá và khuyến mãi. Hàng loạt các chính sách ưu đãi như: Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1, sale 30%, 50%,…đã thu hút sự quan tâm của khách hàng một cách hiệu quả. Nếu tận dụng các chính sách giảm giá đúng đắn, doanh nghiệp có thể vừa gia tăng doanh thu vừa tạo được độ nhận diện một cách hiệu quả.

Hình: Giảm giá và khuyến mãi
Nguồn: Internet

Giảm giá và khuyến mãi
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 9 Mẹo tạo chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng

5. Thách thức của kênh MT là gì?

Một trong những thách thức lớn nhất của các kênh MT chính là đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các sàn thương mại điện tử. Các nhà bán lẻ trực tuyến này mang đến sự tiện lợi, cạnh tranh về giá cả với nhiều sự lựa chọn sản phẩm, gây ra mối đe dọa lớn cho các kênh MT offline. Để vượt qua thách thức lớn này, các kênh MT offline cần phải cố gắng nâng cao sự tiện lợi và trải nghiệm tại các cửa hàng nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Đặc biệt, việc đảm bảo chuỗi cung ứng và bổ sung hàng tồn kho kịp thời chính là việc rất quan trọng đối với kênh MT. 

Hình: Thách thức của kênh MT
Nguồn: Internet

Thách thức của kênh MT
Nguồn: Internet

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thị trường và hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Các kênh MT cần phải thích nghi với các xu hướng đang thay đổi chóng mặt và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của thế hệ người tiêu dùng mới. Để đưa ra các chiến lược đúng đắn, các nhà bán hàng cần phải hiểu rõ về MT để vạch ra con đường đúng đắn. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này trả lời phần nào câu hỏi “MT là gì?” và những thách thức mà kênh MT gặp phải của bạn đọc.

Chia sẻ bài viết: