Ngày ông Công ông Táo 2025 là ngày nào? Nghi thức và tục cúng kiến ra sao?

Chia sẻ bài viết:

Trong văn hóa phương Đông, những ngày cận kề Tết Nguyên Đán, người dân lại nô nức dọn dẹp nhà cửa, thực hiện các lễ nghi cúng kiến để cầu mong một năm mới suôn sẻ. Một trong đó là tục cúng ông Công ông Táo hằng năm. Lễ cúng này không nhất thiết phải cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự trang trọng và thể hiện trọn vẹn tấm lòng của gia chủ.

Vậy ngày ông Công ông Táo năm nay rơi vào ngày nào? Nghi thức và tục cúng kiến ra sao? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>Mời bạn xem thêm: Hỗ trợ vốn nhanh, thành công trọn vẹn cùng Sổ Bán Hàng và VPBank

1. Ngày ông Công ông Táo 2025 là ngày nào?

Ngày ông Công ông Táo là sự kiện quan trọng diễn ra trước dịp Tết Nguyên Đán hằng năm. Theo truyền thống, ngày ông Táo về trời sẽ vào 23 tháng Chạp âm lịch (tức ngày 23/12 âm lịch). Chính vì vậy, thời gian cúng ông Công ông Táo sẽ bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (Khoảng từ 11h00 đến 13h00) ngày 23 tháng Chạp.

Theo sự tích dân gian Việt Nam, thần Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam thì được sửa thành sự tính “2 ông 1 bà”, tức vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy nhiên, người dân vẫn thường gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Người xưa quan niệm, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo Quân sẽ về chầu trời để báo cáo tình hình mọi việc ở trần gian trong một năm qua để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Chính vì vậy, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới sau đó là ý nghĩa thờ “thần Bếp” cai quản việc bếp núc trong gia đình.

Năm 2025, theo lịch Dương, Tết ông Công ông Táo 2025 sẽ trúng vào Thứ Tư, ngày 22 tháng 01.

Ngày ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào ngày 02/02 dương lịch.
Ngày ông Công ông Táo là ngày gì?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao cửa hàng kinh doanh nên cúng ông Công ông Táo?

2. Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?

Khi cúng ngày ông Công ông Táo, bạn cần chuẩn bị các vật phẩm sau:

Lễ vật bao gồm:

  • 3 chiếc mũ ông Công ông Táo (2 mũ đàn ông có cánh chuồn, 1 mũ đàn bà không có cánh chuồn), hia ông Táo, một ít vàng mã.
  • 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc.

Mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm:

  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
  • 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, chả rán hoặc thịt đông
  • 1 đĩa xôi gấc, 1 tô chè kho
  • Cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Tuy nhiên, tùy theo gia cảnh mỗi nhà sẽ chuẩn bị mâm cỗ khác nhau. Không nhất thiết phải làm lễ mặn, có thể làm lễ ngọt hoặc lễ chay để thay thế.

Hình: Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Nguồn: Internet
Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Ngày tốt mở hàng khai trương đầu năm Ất Tỵ 2025 đại cát đại lợi

3. Nghi thức cúng kiến ngày ông Công ông Táo

Nghi thức cúng ông Công ông Táo được thực hiện như sau: Thả 1, một cặp hoặc 3 con cá chép đỏ vào chậu nước và đặt cạnh mâm cỗ. Sau đó, gia chủ đọc văn khấn cho đến khi cháy 2/3 nén hương thì đem vàng mã ra hóa, khi cháy hết thì đổ 3 chén rượu vào tro. Cuối cùng, mang cá chép ra sông để phóng sinh (nên chọn sông vì sông sẽ dẫn ra biển lớn).

Mẫu văn khấn cúng kiến ông Công ông Táo cho gia chủ tham khảo:

Con kính lạy Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

4. Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Khi cúng ông Công ông Táo, bạn cần đặc biệt chú ý đến những điều sau:

  • Tâm phải tịnh, thành thật hối lỗi về những sai lầm, việc xấu mà bản thân đã phạm phải trong năm qua. Thành khẩn kiểm điểm, sám hối và hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm để cầu xin Táo Quân bẩm báo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng nhằm ban phúc cho bản thân và gia đình vào năm mới.
  • Trước khi tiến hành đọc văn khấn, bạn cần tắm rửa sạch sẽ, mặc kín đáo thể hiện sự tôn kính.
  • Khi đọc văn khấn, thể hiện thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to và rõ ràng.
  • Tuyệt đối không nên cầu xin tài lộc mà chỉ xin Táo Quân báo cáo những việc tốt đẹp.
  • Không cúng sau 12h00 ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
  • Không thả cá chép từ trên cao xuống.
Hình: Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Nguồn: Internet
Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà dân kinh doanh phải biết

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1 Ý nghĩa của việc thả cá chép

Theo truyền thuyết kể lại, cá chép là phương tiện đưa các Táo Quân trở về trời để báo cáo tình hình một năm qua. Chính vì vậy, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình phóng sinh cá chép xuống sông hoặc ao hồ, ngụ ý “cá chép hóa rồng”, biến thành phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Hình: Ý nghĩa của việc thả cá chép
Nguồn: Internet
Ý nghĩa của việc thả cá chép
Nguồn: Internet

5.2 Kinh doanh buôn bán có cần cúng ông Công ông Táo?

Theo quan niệm dân gian, việc cúng ông Công ông Táo chỉ ở những nhà có bếp nấu nướng. Chính vì vậy, nếu cửa hàng của bạn không có bếp nấu nướng thì không phải cúng. Bởi vậy, kinh doanh ở lĩnh vực ăn uống thì rất cần phải cúng ông Công ông Táo.

>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý hàng hóa dịp Tết hiệu quả hơn với ứng dụng quản lý kho

Trên đây là thông tin tổng quan về ngày ông Công ông Táo và những nghi thức được diễn ra vào sự kiện này. Chuẩn bị lễ vật, mâm cúng cùng nghi thức thả cá chép chính là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ xưa đến nay. Sổ Bán Hàng hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho các bạn.

*Bài viết mang tính chất tham khảo, phục vụ đời sống tâm linh của người Việt.

Chia sẻ bài viết: