Kinh doanh mẹ và bé: Chiến lược thông minh để “hốt bạc”

Chia sẻ bài viết:

Kinh doanh mẹ và bé là lĩnh vực ngày càng thu hút sự quan tâm nhờ vào nhu cầu lớn từ các gia đình hiện đại. Với thị trường đầy tiềm năng và xu hướng tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc mở cửa hàng đồ mẹ và bé đòi hỏi một chiến lược bài bản và chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy cùng Sổ Bán Hàng khám phá bài viết chi tiết dưới đây để có cái nhìn toàn diện và bắt đầu hành trình kinh doanh mẹ và bé một cách thuận lợi nhất nhé!

>>Mời bạn xem thêm: “Sổ Bán Hàng có rất nhiều tính năng hay giúp mình quản lý cửa hàng thời trang hiệu quả”

1. Tiềm năng thị trường mẹ và bé tại Việt Nam

Bên cạnh việc là ngành kinh doanh đem lại lãi lớn, với chi phí vốn ban đầu không quá cao, thị trường này còn có nhiều tiềm năng để khai thác:

Tỷ lệ sinh cao và nhu cầu chăm sóc lớn

Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, điều này tạo ra thị trường khổng lồ cho các sản phẩm mẹ và bé. Từ đồ dùng sơ sinh, quần áo, thực phẩm chức năng đến đồ chơi trẻ em, nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng tăng, đặc biệt ở các khu vực đô thị.

Sự thay đổi trong hành vi chi tiêu của phụ huynh

Mức sống ngày càng cao, đồng nghĩa phụ huynh hiện đại sẽ chịu chi hơn cho những sản phẩm chất lượng. Họ không chỉ quan tâm đến giá cả mà còn đặt tiêu chí an toàn và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như đồ chơi không chứa BPA, sữa bột hữu cơ hay quần áo cotton thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng.

Thị trường chưa bão hòa, cơ hội rộng mở

Dù có sự hiện diện của các chuỗi lớn như Con Cưng, Kids Plaza, nhưng thị trường mẹ và bé tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để khai thác. Đặc biệt, các khu vực nông thôn hoặc thị trấn nhỏ chưa có nhiều cửa hàng chuyên biệt, đây là cơ hội lớn cho những người mới khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

>>Mời bạn xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ tốt nhất

kinh doanh mẹ và bé
Thị trường mẹ và bé có thể đem lại lợi nhuận cao nếu có chiến lược hợp lý
(Ảnh minh họa: Vietdata)

2. Xu hướng tiêu dùng mẹ và bé hiện nay

Ưu tiên sản phẩm an toàn và chất lượng

Các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu uy tín luôn được các bậc cha mẹ ưu tiên lựa chọn. Đây không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu thiết yếu trong thời đại thông tin minh bạch.

Mua sắm online bùng nổ

Với sự phát triển của thương mại điện tử, mua sắm online đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki hay Facebook là nơi lý tưởng để kinh doanh mẹ và bé. Sự tiện lợi này đặc biệt hấp dẫn với các phụ huynh bận rộn.

Sản phẩm xanh và bền vững lên ngôi

Sản phẩm thân thiện với môi trường như tã vải, đồ chơi gỗ, quần áo hữu cơ không chỉ bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường. Đây là xu hướng quan trọng mà các nhà kinh doanh mẹ và bé không thể bỏ qua.

>>Mời bạn xem thêm: Báo cáo kinh doanh – 6 loại không thể thiếu với cửa hàng thời trang

kinh doanh mẹ và bé hiệu quả
Bố mẹ thời nay ngày càng quan tâm tới sản phẩm chất lượng cho bé (Ảnh minh họa: Internet)

3. Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ mẹ và bé để kinh doanh hiệu quả

Để thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng từng khía cạnh, từ nghiên cứu thị trường đến quản lý vận hành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết, đầy đủ để bạn bắt đầu và phát triển kinh doanh hiệu quả.

3.1. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

Việc nắm bắt thị trường là nền tảng quan trọng để kinh doanh mẹ và bé thành công. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng tại khu vực mình định kinh doanh:

  • Phân tích nhu cầu thị trường: Xác định các sản phẩm được ưa chuộng như đồ sơ sinh, đồ chơi phát triển trí tuệ, bình sữa, xe đẩy, hay thực phẩm chức năng. Đặc biệt, đối với nhóm khách hàng ở các khu đô thị, nhu cầu về sản phẩm cao cấp, nhập khẩu hoặc thân thiện với môi trường đang gia tăng mạnh mẽ.
  • Hiểu rõ đối tượng khách hàng: Khách hàng chính của cửa hàng mẹ và bé thường là các bậc cha mẹ trẻ (thế hệ Millennial hoặc Gen Z), họ quan tâm nhiều đến chất lượng, an toàn sản phẩm và sẵn sàng chi trả cao hơn cho các thương hiệu uy tín.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu các cửa hàng mẹ và bé đã có mặt tại khu vực: họ đang bán sản phẩm gì, chiến lược giá ra sao, điểm mạnh và yếu là gì. Từ đó, bạn có thể định vị cửa hàng của mình với những điểm khác biệt, chẳng hạn như tập trung vào một dòng sản phẩm đặc biệt hoặc cải thiện dịch vụ khách hàng.

3.2. Tìm kiếm nguồn hàng khi mở shop mẹ và bé

Tìm nguồn hàng uy tín là yếu tố quan trọng quyết định hơn 50% sự thành công khi mở cửa hàng mẹ và bé. Đặc biệt, khi mới bắt đầu, bạn nên tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như quần áo sơ sinh, đồ chơi cơ bản hoặc sữa bột để tránh tồn kho và lãng phí vốn. Việc chọn nhà cung cấp chất lượng không chỉ đảm bảo lợi nhuận mà còn tạo lợi thế cạnh tranh lớn.

  • Nguồn hàng nội địa: Mang lại nhiều lợi thế như giá thành phải chăng, giao hàng nhanh và dễ dàng kiểm soát chất lượng.
    • Chợ đầu mối lớn: Chợ Ninh Hiệp, Tân Bình hoặc các chợ biên giới như Móng Cái, Tân Thanh cung cấp nhiều mặt hàng từ quần áo sơ sinh đến đồ chơi trẻ em với giá cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn cần có kỹ năng thương lượng để tránh bị nâng giá.
    • Nhà sản xuất và gia công trong nước: Nếu muốn tạo dấu ấn riêng, bạn có thể hợp tác với các xưởng gia công để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu. Phương án này phù hợp nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu độc quyền.
  • Nguồn hàng nhập khẩu: Nhập khẩu sản phẩm từ các thị trường quốc tế giúp bạn tiếp cận nhóm khách hàng cao cấp hơn:
    • Quảng Châu (Trung Quốc): Là nguồn hàng phổ biến nhất với mẫu mã đa dạng và giá hợp lý. Bạn có thể sang trực tiếp để khảo sát hoặc đặt qua các nền tảng như 1688, Taobao.
    • Thái Lan: Hàng Thái được ưa chuộng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và giá cả hợp lý, đặc biệt là các sản phẩm như quần áo, đồ chơi.
    • Hàng Nhật, Mỹ và châu Âu: Các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ, hoặc Đức như sữa bột, vitamin, đồ chơi thông minh thường có chất lượng cao, nhưng chi phí nhập khẩu lớn, phù hợp khách hàng có thu nhập cao.
    • Hàng xách tay: Đồ xách tay từ Nhật, Mỹ rất phổ biến, đặc biệt với các mặt hàng như sữa bột hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nguồn hàng đáng tin cậy.

Lưu ý khi chọn nguồn hàng

  • Ưu tiên sản phẩm có giấy tờ kiểm định rõ ràng, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Khảo sát và so sánh giá từ nhiều nguồn để đảm bảo chi phí nhập hàng hợp lý.
  • Làm rõ chính sách đổi trả, chiết khấu hoặc hỗ trợ vận chuyển từ nhà cung cấp.

>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh thời trang: Bí quyết kéo khách về hiệu quả

kinh doanh mẹ và bé nhiều lợi nhuận
Nhập hàng Trung Quốc uy tín với đa dạng mặt hàng từ 1688, Taobao,… cùng nhiều ưu đãi từ SoBanHang Mall

3.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Một cửa hàng mẹ và bé không chỉ cần ở vị trí dễ tiếp cận mà còn phải gần khu vực tập trung đông gia đình có con nhỏ. Dưới đây là những yếu tố cần cân nhắc:

  • Vị trí gần khu dân cư: Hãy chọn các khu vực đông dân cư như gần trường học, bệnh viện phụ sản, khu dân cư mới hoặc trung tâm thương mại. Đây là những nơi tập trung lượng lớn khách hàng mục tiêu.
  • Không gian thoáng đãng: Đảm bảo cửa hàng của bạn không nằm trong ngõ nhỏ khó tiếp cận. Một mặt tiền đẹp, dễ thấy sẽ là lợi thế lớn.
  • Chỗ để xe: Nhiều phụ huynh mang theo trẻ nhỏ nên việc có chỗ đỗ xe thuận tiện là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng.

Lưu ý về chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn mới khởi nghiệp với nguồn vốn hạn chế, đừng chọn mặt bằng quá đắt đỏ. Hãy bắt đầu với một cửa hàng vừa phải để giảm áp lực chi phí vận hành.

3.4. Xác định chi phí mở cửa hàng khi kinh doanh mẹ và bé

  • Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí này dao động tùy thuộc vào vị trí và khu vực kinh doanh. Tại các khu vực thành thị đông dân cư, chi phí thuê mặt bằng cho một cửa hàng khoảng 50m² thường dao động từ 8 – 30 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ở các khu vực ngoại ô hoặc nông thôn, mức giá có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 5 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng: Một không gian thân thiện, dễ chịu là yếu tố thu hút khách hàng. Bạn cần đầu tư từ 10 – 20 triệu đồng để thiết kế cửa hàng bao gồm sơn sửa, lắp đặt kệ trưng bày, và trang trí không gian theo phong cách phù hợp với đối tượng khách hàng là các bậc cha mẹ trẻ.
  • Chi phí nhập hàng: Khoản chi này chiếm tỷ lệ lớn trong vốn ban đầu. Số tiền dành cho nhập hàng thường dao động từ 50 – 150 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và mức độ đa dạng của sản phẩm. Hãy ưu tiên các mặt hàng thiết yếu như đồ sơ sinh, đồ chơi trẻ em và thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng.
  • Chi phí nhân viên: Nếu quy mô cửa hàng nhỏ, bạn có thể tự quản lý hoặc chỉ thuê thêm 1 – 2 nhân viên. Chi phí nhân sự thường dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí và số lượng nhân viên cần thiết.
  • Chi phí vận hành: Gồm tiền điện nước, internet và các khoản phí liên quan khác. Mỗi tháng, bạn nên dự trù khoảng 2 – 5 triệu đồng cho các chi phí này.
  • Chi phí marketing: Để thu hút khách hàng trong giai đoạn đầu, bạn cần dành một khoản chi phí cho quảng cáo trực tuyến (Facebook Ads, Google Ads) hoặc các chương trình khuyến mãi.
  • Dự trù vốn lưu động: Bên cạnh các chi phí cố định, bạn nên chuẩn bị thêm một khoản vốn lưu động tương đương 20 – 30% tổng vốn ban đầu để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình kinh doanh.

3.5. Thiết kế và bài trí cửa hàng mẹ và bé

Thiết kế và bài trí cửa hàng mẹ và bé đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tạo trải nghiệm mua sắm dễ chịu. Một không gian đẹp, gọn gàng, phù hợp với đối tượng cha mẹ trẻ và trẻ nhỏ sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin và tăng cơ hội quay lại của khách hàng.

>>Mời bạn xem thêm: Từ A – Z bí quyết kinh doanh quần áo hiệu quả, đắt hàng

  • Phong cách thiết kế phù hợp

Không gian cửa hàng nên sử dụng tông màu nhẹ nhàng như pastel, xanh lá nhạt hoặc trắng để tạo cảm giác thân thiện, dễ chịu. Những hình vẽ trang trí như động vật, nhân vật hoạt hình, hay cây cỏ sẽ tăng thêm sự sinh động, phù hợp với đối tượng trẻ em và phụ huynh. Ánh sáng trắng hoặc vàng nhẹ giúp không gian sáng rõ, ấm cúng, làm nổi bật sản phẩm.

  • Sắp xếp kệ trưng bày hợp lý

Hãy phân chia sản phẩm theo từng khu vực riêng như đồ sơ sinh, đồ chơi trẻ em, thực phẩm chức năng và đồ dùng mẹ bầu. Sản phẩm bán chạy hoặc khuyến mãi nên được đặt ở vị trí trung tâm hoặc gần lối vào để thu hút sự chú ý. Kệ đa tầng là giải pháp hiệu quả để tiết kiệm không gian và tối ưu trưng bày, đặc biệt với các cửa hàng diện tích nhỏ.

  • Bố trí không gian tiện lợi

Dành một góc nhỏ để trẻ em chơi trong lúc cha mẹ mua sắm, như bàn sách vải hoặc đồ chơi an toàn, sẽ tạo ấn tượng tốt với phụ huynh. Ngoài ra, đảm bảo lối đi rộng rãi để các bậc cha mẹ dễ dàng di chuyển với xe đẩy. Khu vực để xe trước cửa hàng cũng cần đủ rộng và dễ tiếp cận để tạo sự thuận tiện.

>>Mời bạn xem thêm: Cách mở cửa hàng thời trang – Xu hướng kinh doanh bùng nổ nhất hiện nay

kinh doanh mẹ và bé thành công
Bày trí cửa hàng sao cho thoáng và hợp mắt người dùng (Ảnh minh họa: Internet)

3.6. Chiến lược marketing hiệu quả khi kinh doanh mẹ và bé

Để kinh doanh mẹ và bé thành công, việc triển khai các chiến lược marketing phù hợp là vô cùng quan trọng.

Quảng cáo trên các kênh trực tuyến

  • Mạng xã hội: Các nền tảng như Facebook, Instagram, và TikTok là nơi lý tưởng để tiếp cận các bậc phụ huynh trẻ, đối tượng thường xuyên tìm kiếm thông tin và mua sắm online. Chạy quảng cáo nhắm mục tiêu (targeted ads) đến những người dùng có con nhỏ hoặc đang mang thai sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Sàn thương mại điện tử: Đăng ký gian hàng trên các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki để mở rộng khả năng tiếp cận và bán hàng. Hãy đầu tư vào hình ảnh và mô tả sản phẩm hấp dẫn, kèm các chương trình giảm giá, miễn phí vận chuyển để tăng sức cạnh tranh.

Nội dung thu hút và giá trị

  • Blog chia sẻ kinh nghiệm: Tạo nội dung chia sẻ mẹo nuôi con, chọn đồ sơ sinh hoặc cách chăm sóc mẹ sau sinh. Những nội dung hữu ích sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin và trở thành nguồn tham khảo đáng tin cậy.
  • Video hướng dẫn: Các video như cách lắp ráp xe đẩy, sử dụng bình sữa đúng cách hoặc review sản phẩm sẽ tăng thêm giá trị cho thương hiệu của bạn. Đây cũng là cách để nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội.

Chương trình khuyến mãi và ưu đãi khi kinh doanh mẹ và bé

  • Ưu đãi cho khách hàng mới: Cung cấp mã giảm giá hoặc tặng quà nhỏ khi khách hàng mua hàng lần đầu sẽ tạo ấn tượng tốt và khuyến khích họ quay lại.
  • Thẻ thành viên: Tích điểm đổi quà hoặc giảm giá cho những đơn hàng tiếp theo giúp tăng mức độ trung thành của khách hàng.
  • Livestream bán hàng: Đây là cách hiệu quả để tạo sự tương tác, giới thiệu sản phẩm mới và giải đáp trực tiếp các thắc mắc của khách hàng.

Sự kiện và hoạt động cộng đồng

  • Tổ chức workshop như cách chọn đồ sơ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc hướng dẫn mẹ bầu ăn uống khoa học. Những sự kiện này không chỉ thu hút khách hàng tiềm năng mà còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và gần gũi.

Đánh giá và chăm sóc khách hàng

  • Xây dựng đánh giá tích cực: Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá tốt sau khi mua hàng bằng cách tặng điểm thưởng hoặc phiếu giảm giá. Đánh giá tốt giúp tăng uy tín và khả năng chốt đơn của bạn trên cả kênh online lẫn offline.
  • Chăm sóc sau bán hàng: Chủ động gửi tin nhắn cảm ơn, tư vấn sử dụng sản phẩm hoặc thông báo các chương trình ưu đãi mới sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu dài.

>>Mời bạn xem thêm: Hỗ trợ vốn nhanh, thành công trọn vẹn cùng Sổ Bán Hàng và VPBank

3.7. Quản lý kinh doanh mẹ và bé hiệu quả với phần mềm Sổ Bán Hàng

Với sự hỗ trợ từ công nghệ, phần mềm Sổ Bán Hàng trở thành trợ thủ đắc lực giúp bạn vận hành cửa hàng một cách dễ dàng và chuyên nghiệp.

  • Quản lý kho hàng hiệu quả: Theo dõi chi tiết lượng tồn kho, tự động cập nhật sau mỗi giao dịch, và cảnh báo khi sắp hết hàng. Giúp bạn tối ưu nguồn cung, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa quan trọng.
  • Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Lưu trữ thông tin khách hàng như tên, số điện thoại, lịch sử mua sắm. Hỗ trợ gửi tin nhắn cảm ơn, thông báo ưu đãi cá nhân hóa, giúp tăng sự gắn kết và giữ chân khách hàng.
  • Tạo mã khuyến mãi nhanh chóng: Chỉ với vài thao tác, bạn có thể thiết lập các chương trình ưu đãi, giảm giá hấp dẫn để kích thích mua sắm và gia tăng doanh thu.
  • Quản lý đơn hàng đồng bộ: Tích hợp cả bán hàng online và offline, giúp bạn kiểm soát toàn bộ giao dịch từ các kênh một cách đồng bộ và chính xác.
  • Báo cáo tài chính chi tiết: Sổ Bán Hàng tự động tổng hợp doanh thu, lợi nhuận, chi phí mỗi ngày, hỗ trợ bạn theo dõi hiệu quả kinh doanh và đưa ra chiến lược phù hợp.
  • Quản lý công nợ dễ dàng: Lưu lại các giao dịch nợ, nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn, giảm thiểu rủi ro tài chính.

50+ tính năng quản lý bán hàng cao cấp khác, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý của bạn!

>> Mời bạn xem thêm:

10+ cách đốt vía, đốt phong lông xả xui chủ kinh doanh phải biết

Local brand là gì? Cách xây dựng thương hiệu thời trang từ số 0

Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh

Tổng hợp mẹo xin vía buôn may bán đắt và giữ chân khách hàng

Bán hàng online và những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu

Kết nối đơn vị vận chuyển siêu HOT: Kết nối cực nhanh – Bán hàng cực dễ!

Chia sẻ bài viết: