Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong Quý I/2024, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực so với cùng kỳ, giao dịch TTKDTM tăng gần 57%.
Trong đó:
- Giao dịch TTKDTM tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị;
- Giao dịch qua kênh internet tăng 48,81% về số lượng và 25,73% về giá trị;
- Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 58,70% về số lượng và 33,12% về giá trị.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, thị trường đã chứng kiến việc phát triển vượt bậc của hình thức thanh toán không tiền mặt với mức tăng trưởng gần 57%. Cùng với đó là tỷ lệ sử dụng giao dịch bằng tiền mặt giảm đáng kể, cụ thể là hình thức rút tiền mặt tại máy ATM giảm 14,15% về số lượng và giảm 7,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy xu hướng chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang TTKDTM đang được phổ rộng và tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong tháng 1/2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 63,3% về số lượng và 41,45% về giá trị; Giao dịch qua kênh internet tăng 57,85% về số lượng và 32,43% về giá trị; Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 68,54% về số lượng và 41,12% về giá trị. Đặc biệt, giao dịch qua phương thức dùng mã QR tăng 892,95% về số lượng và 1.062,01% về giá trị.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng cũng mang lại nhiều kết quả ấn tượng. Tính cho đến cuối năm 2023, đã có khoảng 40 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC) cùng với hơn 35 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động.
Theo số liệu báo cáo, thanh toán qua phương thức QR Code vẫn đang dẫn đầu làn sóng TTKDTM, khi chỉ tính trong tháng 1/2024, giao dịch thanh toán qua phương thức QR code tăng gần 893% về số lượng và hơn 1.000% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa cho biết, mã QR Code và ví điện tử là hai phương thức TTKDTM được ưa chuộng nhất hiện nay. Trong đó, lĩnh vực thực phẩm & ăn uống chính là phân khúc sử dụng các phương thức thanh toán điện tử mạnh mẽ nhất.
Trong số các quốc gia được khảo sát tại Đông Nam Á, Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi thanh toán số cao nhất trong khu vực. Theo số liệu trong báo cáo của Visa cũng cho thấy: “Cứ 5 người thì có 4 người sử dụng ví điện tử thường xuyên, với phần lớn là người tiêu dùng Gen X và nhóm tiêu dùng hạng sang”.
>>Mời bạn xem thêm: VietQR Pro cùng 7 ĐẶC QUYỀN thanh toán trên Sổ Bán Hàng
Chủ kinh doanh truyền thống trước làn sóng TTKDTM tăng cao
Thế hệ ngày nay được gắn mác là “Digital natives”, tức những người sinh ra và lớn lên trong môi trường kỹ thuật số. Trong thời đại công nghệ thông tin dẫn đầu làn sóng phát triển, họ chính là thế hệ quen thuộc trong việc sử dụng các thiết bị di động và ứng dụng công nghệ vào trong đời sống. Cũng vì vậy, làn sóng chuyển dịch sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ là bước tiến tiêu biểu trong sự phát triển của công nghệ, mà còn phản ánh sự thích ứng nhanh chóng và hiệu quả của thế hệ hiện nay đối với những tiện ích mới.
Vậy chủ kinh doanh phải đối mặt với những thách thức nào trước làn sóng TTKDTM tăng cao?
Thực tế, nhiều người kinh doanh vẫn sử dụng giao dịch tiền mặt trong mua bán, dễ dàng nhìn thấy nhất ở vùng nông thôn và chợ truyền thống. Đồng ý rằng, tiền mặt vẫn là công cụ giao dịch quan trọng nhưng có vẻ lại không phải là phương án tối ưu nhất trong kinh doanh ngày nay:
- Thực trạng mất cắp, tiền rách, tiền giả, lừa đảo vẫn đang diễn ra trong các giao dịch bằng tiền mặt. Mặc dù đây là tình trạng các chủ cửa hàng có thể chủ động kiểm soát được, nhưng lại không thể ngăn chặn, đặc biệt trong thời đại kẻ xấu có quá nhiều chiêu trò tinh vi;
- Khả năng “bỏ lỡ” khách hàng khá lớn: Tính cho đến nay, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87% và có đến 49% khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (Nguồn Vnexpress). Điều này cho thấy, nếu chủ kinh doanh không đáp ứng đa dạng hình thức thanh toán, khách hàng tất nhiên sẽ từ chối dịch vụ/ sản phẩm từ cửa hàng;
- Tốn quá nhiều thời gian và nhân sự cho việc kiểm đếm: Các chủ cửa hàng phải bỏ ra khá nhiều thời gian và nguồn nhân lực cho việc quản lý tiền mặt, quản lý các dòng tiền ra vào, thu chi một cách hoàn toàn thủ công thông qua tiền mặt.
Sổ Bán Hàng đồng hành chủ kinh doanh trong thời đại thanh toán điện tử bùng nổ
Nắm bắt xu hướng TTKDTM đang phát triển mạnh mẽ và thấu hiểu các thách thức mà chủ kinh doanh nhỏ phải đối mặt, Sổ Bán Hàng mang đến giải pháp tối ưu nhất, giải quyết gọn nhẹ tất cả mối lo về thanh toán cho chủ kinh doanh:
- Cung cấp đa dạng hình thức thanh toán bao gồm mã QR, ví điện tử, thẻ ATM/Visa/Mastercard, Internet Banking/Mobile Banking,… đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Chủ kinh doanh không còn lo ngại sẽ bỏ lỡ một vị khách nào với lý do “quên đem tiền mặt”;
- Không lo ngại về vấn đề giả mạo mã QR code hay giả mạo hình ảnh chuyển khoản thành công. Tính năng VietQR Pro của Sổ Bán Hàng ở dạng mã QR động, mỗi hóa đơn sẽ được cấp một mã QR riêng, thể hiện chi tiết thông tin thanh toán. Khi khách thanh toán, thông báo chuyển khoản thành công sẽ hiển thị cho chủ kinh doanh và nhân viên ngay tức thì, không lo tình trạng lừa đảo gửi hình ảnh chuyển khoản thành công;
- Đối với những hóa đơn thanh toán thiếu, Sổ Bán Hàng sẽ tự động ghi vào công nợ với đầy đủ thông tin khách nợ.
Đối với doanh nghiệp quy mô lớn hơn, quản lý nhiều kênh bán, nhiều chi nhánh cửa hàng, nhân viên,… phải quản lý nhiều nguồn tiền khác nhau và duyệt chi ngân sách chặt chẽ; Sổ Bán Hàng hỗ trợ các chủ doanh nghiệp bằng một giải pháp quản lý tài chính thông minh và toàn diện trong thời gian tới.
Việc đón đầu xu hướng thanh toán không tiền mặt và quản lý tài chính thông minh không chỉ là một bước tiến tất yếu trong kỷ nguyên số mà còn là cơ hội để chủ kinh doanh tối ưu hóa quy trình quản lý và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Chủ kinh doanh hãy cùng Sổ Bán Hàng chọn cách tốt hơn, đón đầu các xu hướng thanh toán điện tử và phát triển kinh doanh bền vững.