Sau dịch, hoạt động kinh doanh nào sẽ phát triển?

Chia sẻ bài viết:

Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán mà còn làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Chính vì thế mà các ngành nghề “kinh doanh sau dịch” vẫn luôn được nhiều người đặc biệt quan tâm

1. Kinh doanh thời kỳ “bình thường mới”

Sau nhiều tháng chờ đợi, nhiều nhà bán hàng đã bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại. Mặc dù vậy, việc tuân thủ các quy tắc phòng dịch, quy tắc 5K sẽ phải luôn được duy trì. Người bán – người mua đều phải an toàn thì mới có thể phát triển kinh doanh lâu dài hơn. 

Ở góc độ người tiêu dùng, sau nhiều tháng chờ đợi mới được thưởng thức những món ăn hoặc mua sắm hàng hoá, mỹ phẩm. Do đó, nếu đơn vị kinh doanh tái mở cửa hoạt động mà không đảm bảo chất lượng, dịch vụ thì có thể bị mất khách hàng và gây tâm lý thất vọng cho người tiêu dùng.

Vì vây, trong trạng thái bình thường mới, chủ các cửa hàng phải vừa kinh doanh vừa đảm bảo phòng chống dịch. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và thích nghi với thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng thì mới tồn tại và phát triển lâu dài.

2. Phát triển kinh doanh ăn uống

Thời điểm mà “ai ở đâu ở yên đấy” thì việc tìm kiếm các món ăn cũng sẽ trở nên rất khó khăn. Vì vậy, các hàng quán từ ăn vặt đến các bữa ăn chính chắc chắn sẽ có bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, do thói quen của người tiêu dùng đã phần nào thay đổi kèm tâm lý lo lắng “đại dịch lại bùng phát” nên việc ăn uống sẽ chuyển từ tại chỗ sang mang về là chính. 

3. Kinh doanh các sản phẩm y tế, chăm sóc sức khoẻ

Gần một năm sống cùng dịch bệnh covid, việc đeo khẩu trang, rửa tay nơi công cộng, chăm sóc sức khỏe cá nhân đã dần trở thành thói quen hằng ngày của mọi người. Chưa kể tới rất nhiều nước trên thế giới vẫn chưa chấm dứt tình trạng dịch bệnh lây lan khắp nơi. Chính vì thế ngành y tế cá nhân cũng được các chuyên gia kinh tế đánh giá là ngành bùng nổ mạnh trong thời gian tới.

Đặc biệt, ý thức phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ của đại bộ phận người dân đã nâng cao hơn trước rất nhiều. Để tránh tình trạng khan hiếm thuốc, khẩu trang, nước rửa tay sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu của người dân sau nhu yếu phẩm. 

4.  Kinh doanh mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp

Nhu cầu làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ bị gián đoạn trong thời gian giãn cách. Vì thế, việc mua sắm thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chăm sóc sắc đẹp chắc chắn là nhu cầu không thể thiếu. Hơn nữa, mỹ phẩm là mặt hàng có thời hạn sử dụng dài nếu biết cách bảo quản tốt nên các chị em sẽ tranh thủ các dịp sale, giảm giá để mua dự trữ phòng khi dịch lại ập đến bất ngờ. 

5. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới của khách hàng

Sau thời gian dài đặt hàng online khách hàng cảm thấy cách mua hàng này rất hiệu quả, đỡ mất thời gian và an toàn cho sức khoẻ. Vì thế, các chủ cửa hàng cần phải linh hoạt hình thức kinh doanh hơn đặc biệt là phát triển trên các ứng dụng mua hàng online.

Hiện tại có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ bán hàng online nhưng đa số đều thu phí. Hơn nữa, sẽ có tình trạng cạnh tranh, so sánh giá giữa các shop. Đây cũng là một yếu tố khiến cửa hàng của bạn có thể không có nhiều đơn.

Sổ Bán Hàng – Một ứng dụng kinh doanh hoàn toàn miễn phí dành cho các chủ shop. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh cùng vài thao tác đơn giản thì cô bán cá, chú bán rau cũng đã tự tin mở cho mình một cửa hàng online.

  • Đăng bán hàng hoàn toàn miễn phí 
  • Chủ động hình thức vận chuyển hàng hoá (khách tự lấy hoặc giao hàng)
  • Linh hoạt hình thức thanh toán
  • Không cạnh tranh với các shop khác

Hiểu được tâm lý của các nhà buôn bán nhỏ lẻ, Sổ Bán Hàng hoàn toàn miễn phí các tính năng đồng thời xây dựng một cộng đồng có các hoạt động hỗ trợ tích cực những nhà bán hàng. Hãy thay đổi để thích nghi với môi trường mới, Sổ Bán Hàng sẽ luôn đồng hành cùng bạn.

Chia sẻ bài viết: