Nỗi đau của nhà bán hàng rau củ quả sau đại dịch

Chia sẻ bài viết:

​​Hiện nay, người tiêu dùng đã có thể đặt mua các sản phẩm từ nông sản, rau củ quả, đến lương thực thực phẩm trên các ứng dụng online. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các chủ cửa hàng rau củ quả nhưng đồng thời đây cũng là một thách thức không nhỏ.

 1. Tình hình kinh doanh hàng rau củ quả sau đại dịch

 Sau khi khôi phục trạng thái bình thường mới, nền kinh tế mở cửa giao dịch hàng hoá cũng trở nên dễ dàng hơn nhưng đã có phần nào thay đổi so với trước kia. Hành vi mua sắm, tiêu dùng của khách hàng cũng có nhiều thay đổi. Trước dịch, nhiều bà nội trợ sẽ chọn cách đến các cửa hàng chọn mua trực tiếp sản phẩm vì tâm lý  mua hàng tự chọn sẽ ngon hơn. 

Tuy nhiên, suốt một thời gian dài giãn cách xã hội, hành vi mua sắm cũng đã phần nào thay đổi từ truyền thống sang online để đảm bảo sức khoẻ hơn. Mặc dù, đại dịch đã phần nào được kiểm soát nhưng tâm lý chung vẫn là giữ khoảng cách an toàn và hạn chế ra đường khi không cần thiết.

 Người tiêu dùng vẫn sẽ chọn cách đặt mua hàng online, hơn nữa sau thời gian mua online chắc chắn đã “thân thiết” với một số cửa hàng nên việc tiếp tục ủng hộ cũng là việc dễ chấp nhận. Vì thế mà nhiều hàng rau củ quả sau dịch đầy ắp hàng hoá, đa dạng chủng loại nhưng vẫn vắng bóng người mua hàng. 

2. Cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng lớn

 Các chủ cửa hàng kinh doanh online nhỏ lẻ khó mà cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng lớn, đặc biệt sau thời gian giãn cách xã hội các chuỗi cửa hàng này lại phát triển kinh doanh online mạnh mẽ hơn. Các chuỗi cửa hàng lớn sẵn sàng chi trả một nguồn ngân sách lớn chi trả quảng cáo và các kho bãi. Từ đó, mà giá cả sản phẩm sẽ có chút chênh lệch cao hơn so với những nhà bán hàng rau củ truyền thống. Tuy phải cạnh tranh nhưng vấn đề chất lượng tương đương nhưng giá cả phải chăng sẽ là một điểm cộng cho những nhà buôn bán nhỏ lẻ.

3. Quá nhiều ứng dụng để bán hàng onilne

Cùng với sự phát triển của việc kinh doanh online thì sự xuất hiện của nhiều ứng dụng bán hàng online sẽ giúp người bán và người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Các nhà buôn bán hiện đang kinh doanh miễn phí trên các nền tảng Facebook, Zalo hoặc Instagram,.. Tuy nhiên, về lâu về dài thì đây không phải là giải pháp tốt. Nhà bán hàng cần có một cửa hàng online của riêng mình để bày bán đầy đủ các mặt hàng và xây dựng thương hiệu của riêng mình.

Hiện này, có rất nhiều ứng dụng bán hàng hỗ trợ buôn bán tuy nhiên đa số các ứng dụng này đều thu phí người bán. Nhà bán hàng rau củ quả nguồn vốn có giới hạn, lợi nhuận thấp nếu phải chia sẻ lợi nhuận thì chắc chắn kinh doanh không có lãi. 

4. Kinh doanh nông sản, rau củ quả trên Sổ Bán Hàng

Sổ Bán Hàng – Ứng dụng dành cho các nhà bán hàng vừa ra mắt cách đây không lâu hoàn toàn phù hợp với tiêu chí Miễn phí bán hàng dành cho nhà bán hàng rau củ quả.

Đặc biệt hơn, với đặc thù ngành hàng có thời hạn sử dụng ngắn ngày như rau củ quả, khi kinh doanh trên Sổ Bán Hàng, chủ cửa hàng hoàn toàn chủ động vận chuyển, đưa sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất, tươi ngon nhất,

Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh và vài thao tác đơn giản đã có thể cài đặt ứng dụng và tạo cửa hàng và chia sẻ cửa hàng đến với nhiều khách hàng của mình.

Ứng dụng SỔ BÁN HÀNG có những tính năng nổi bật như:

  • Tạo cửa hàng online dễ dàng nhanh chóng chỉ mất 3 phút
  • Dễ dàng quản lý thu chi, lãi lỗ hàng ngày
  • Tự động ghi nợ, nhắc nợ miễn phí
  •  Miễn phí và hoàn toàn dễ sử dụng

Sau khi tạo cửa hàng thành công, nhà bán hàng hãy vào “Quản lý sản phẩm” cập nhật toàn bộ các mặt hàng đang kinh doanh vào đây. Nhớ chụp ảnh thật thu hút khách hàng nhé. Đặc biệt, chủ cửa hàng có thể chủ động tạo mã khuyến mãi tại danh mục “Quản lý khuyến mãi” và chia sẻ link cửa hàng đến với nhiều người hơn nữa nhé!

Kinh doanh sau dịch sẽ không còn là nỗi lo khi có Sổ Bán Hàng cùng đồng hành!

Chia sẻ bài viết: