“Muốn ăn dép không?”: Giải mã món bánh HOT trend mới trong ngành FnB, bán ra 1.500 chiếc mỗi ngày!

Chỉ trong vài tuần, những chiếc bánh hình dép Crocs ngộ nghĩnh đã tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội, thu hút hàng ngàn bạn trẻ đổ xô check-in và thưởng thức. Không chỉ gây sốt vì tạo hình ngộ nghĩnh, món bánh này còn trở thành tâm điểm mới trong giới F&B – vừa là cơ hội vàng, vừa là thử thách không nhỏ cho những ai muốn “đu trend để kiếm lời”.
Tuy nhiên, phía sau ánh hào quang của những clip triệu view và những hàng dài chờ mua bánh, là câu hỏi lớn dành cho những người muốn bắt trend: Làm sao để không trở thành người bị bỏ lại khi cơn sốt hạ nhiệt? Hãy cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu ngay!
>>Mời bạn xem thêm: Loa thông báo thanh toán, đặt lịch giao hàng cùng loạt tính năng mới được cập nhật trên Sổ Bán Hàng
Cơn sốt bánh dép crocs khuấy đảo giới F&B hiện nay
Dạo gần đây, nếu ai đó hỏi bạn: “Muốn ăn dép không?”, thì đừng vội ngạc nhiên hay giận dỗi! Thực chất, họ đang muốn nhắc đến món ăn đang “khuấy đảo” giới F&B vài tuần nay, chính là bánh hình dép Crocs.
Tại góc đường Phạm Văn Xảo – Đàm Thận Huy, quận Tân Phú bỗng trợ thành địa điểm” check-in” hot nhờ tiệm bánh crocs nhỏ xinh của chị Điệp, người đã biến đôi dép crocs thành món ăn vặt “phiên bản ngọt ngào”. Bánh dép crocs xinh xắn được chị Điệp lấy ý tưởng từ những chiếc bánh hình đôi dép được bày bán tại Nhật Bản khi xem clip trên mạng xã hội và không ngần ngại đặt khuôn ngay để kinh doanh loại bánh độc đáo này.
Món bánh lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản vào tháng 9, năm 2024, tại tiệm bánh ngọt Lattencos nổi tiếng nằm trong khu phố Shin-Okubo, quận Shinjuku (Tokyo). Với thiết kế “nhìn là cười” đã mô phỏng y hệt một đôi dép Crocs, từ phần quai đến đế rỗng. Giá mỗi cái là 500 yên (khoảng 85.000 đồng), đã trở thành hiện tượng rầm rộ của giới trẻ Nhật Bản.
Tuy nhiên, khi về đến thị trường Việt Nam, các chủ kinh doanh chỉ bán với giá hạt dẻ 30.000 – 35.000 cho mỗi chiếc dép, nhưng hương vị và trải nghiệm thì không hề thua kém. Chị Điệp đã chia sẻ rằng, chị đã tự tay thiết kế khuôn kim loại đặc biệt – lấy cảm hứng từ khuôn bánh đồng xu truyền thống, món bánh gây bão một thời trước đây, nhưng mang hình dáng thu nhỏ của đôi dép Crocs. Mỗi mẻ bánh ra lò gồm 8 chiếc, chỉ mất khoảng 4 phút để nướng. Thành phẩm là những chiếc bánh có lớp vỏ vàng ruộm, giòn rụm bên ngoài, còn bên trong là nhân phô mai nóng hổi, kéo sợi béo ngậy. Đặc biệt, mỗi chiếc bánh còn được đính kèm sticker trang trí ngộ nghĩnh, tạo cảm giác như một đôi Crocs mini “phiên bản ăn được”.
Chính sự mới lạ của “chiếc dép” và sự bùng nổ của mạng xã hội hiện nay, đã giúp chiếc bánh ngày càng có sức hút mạnh mẽ hơn mà không màn đến chi phí quảng cáo lớn. Trên nền tảng Facebook, Instagram và Tiktok, đã dần tràn ngập những chiếc bánh phô mai kéo sợi kích thích vị giác người xem, đã biến tiệm bánh nhỏ của chị Điệp thành điểm đến không thể bỏ qua và với hơn 1.000-1.500 chiếc được bán ra mỗi ngày – con số mơ ước của các chủ kinh doanh ngành F&B.
>> Mời bạn xem thêm: Cơ hội và chiến lược kinh doanh thành công trong ngành FnB





>>Mời bạn xem thêm: Bí mật 5 ngày thành công cho ngành dịch vụ ăn uống
Khi trend qua đi, người bán ở lại: Mặt trái của việc chạy theo “trend” nhất thời
Từ bánh đồng xu phô mai, trà mãng cầu, đến trà chanh giã tay, gỏi gà măng cục, cà phê muối… từng là những cái tên khiến giới trẻ “phát cuồng” một thời, thì nay, nhiều chủ kinh doanh lại đang lặng lẽ thanh lý máy móc 80%, trả mặt bằng, rơi vào cảnh ế ẩm khi cơn sốt qua đi.
Thực tế cho thấy, phần lớn những món ăn từng “theo trend” và bùng nổ nhờ hiệu ứng mạng xã hội và sự tò mò nhất thời của người tiêu dùng khi thấy món ăn, thức uống quá hot. Tuy nhiên sau một vài lần trải nghiệm, khách hàng nhanh chóng thấy chán và chuyển sang những món mới lạ hơn. Tình trạng này dần khiến hàng loạt chủ kinh doanh “đầu tư theo trend” lâm vào thế khó. Nhiều người đã đổ hàng chục triệu đồng vào các trang thiết bị, nhưng chỉ sau vài tháng trôi qua, doanh số tuột dốc không phanh.
“Thấy khách mua bánh đồng xu nhiều quá nên tôi làm liều mua đồ về bán. Vài ngày đầu khách nườm nượp, chỉ cần kéo xe ra là có người tới xếp hàng mua. Hồi đó tôi kiếm mỗi ngày tầm 700.000 – 800.000 đồng, bây giờ ế lắm, ngồi cả buổi chỉ được vài người tới mua, lỡ đầu tư rồi nên trụ vài hôm nữa xem sao”, anh Minh Hoàng (TP.HCM) buồn bã chia sẻ với PV NLĐO.
Với hiện tượng “nở sớm – tàn nhanh” đã phản ánh rõ ràng tính chất ngắn hạn và bấp bênh của các món ăn trào lưu. Trend cũng chính là “cơ hội vàng” giúp người bán tiếp cận thị trường nhanh nhất, mà cũng chính là “con dao hai lưỡi” khiến cho các chủ kinh doanh “lỗ nặng” trong lĩnh vực F&B. Trong ngành F&B đầy cạnh tranh và thay đổi liên tục, người bán không chỉ phải sáng tạo, mà còn phải có bản lĩnh và kĩ năng thích ứng kịp thời trước làn sóng “trend” đầy biến động như hiện nay.

Bánh đồng xu phô mai, trà mãng cầu, trà chanh giả tay, gỏi gà măng cục, và cà phê muối… được “phát cuồng” một thời.
Ảnh: Tổng hợp
>> Mời bạn xem thêm: FnB là gì? 6 xu hướng chủ kinh doanh phải thích nghi để phát triển
Bánh dép Crocs – Trend đang hot, nhưng bạn đã sẵn sàng làm người bán bánh thông minh?
Bánh hình dép Crocs đang trở thành món ăn gây sốt trên mạng xã hội nhờ tạo hình ngộ nghĩnh, dễ “viral”, nhưng cũng dễ “flop”. Chính vì sự hot ngắn hạn của các hiện tượng đã qua, nhà sáng lập thương hiệu Cà Mèn, ông Nguyễn Đức Nhật Thuận đã chia sẻ trên NLĐO, với phần lớn món ăn “hot trend” nở rộ nhờ sự độc lạ, viral truyền thông, nhưng lại thiếu yếu tố bền vững, thậm chí không đảm bảo vệ sinh an toàn, giá cả khó kiểm soát, và chất lượng nguyên liệu đầu vào không ổn định. Vì thế, khách hàng thường chỉ thử một lần “cho biết”, hiếm khi quay lại.
Vì thế, để có thể “đu trend” bánh dép crocs một cách thông minh, chủ kinh doanh cần:
1. Hiểu rõ sản phẩm, đừng chỉ thấy ham vui là làm
Bánh hình dép Crocs nhìn vui mắt, viral cực mạnh, nhưng các chủ kinh doanh cần đánh giá cẩn thận: khách ăn vì tò mò hay vì thật sự ngon? Nếu bánh chỉ gây kích thích sự tò mò của khách, chứ không giữ chân thực khách bằng hương vị, thì sẽ khó duy trì lâu dài.
2. Tính toán kĩ chi phí, lợi nhuận và hoàn vốn
Đầu tư khuôn, nguyên liệu, máy móc, bao bì, sticker… đừng để “cơn sốt” khiến bạn rót tiền không kiểm soát. Hãy lập bảng tính chi tiết, ước tính bao lâu sẽ hoàn vốn – và quan trọng hơn: nếu trend chỉ kéo dài 1–2 tháng, bạn có thể thu hồi vốn không?
3. Tận dụng trend để xây dựng thương hiệu cá nhân/ quán
Đừng chỉ bán bánh Crocs, hãy biến mình thành ‘người làm bánh thú vị, sáng tạo và đáng theo dõi’. Khách sẽ nhớ bạn chứ không chỉ nhớ cái bánh. Sau khi trend hạ nhiệt, chủ kinh doanh có thể xoay sang sản phẩm mới mà vẫn giữ được tệp khách hàng trung thành.
4. Chuẩn bị kế hoạch B sau trend
Các chủ kinh doanh nên chuẩn bị “phương án B” song song sau bánh dép, bạn có thể biến tấu nhân độc đáo, hoặc phát triển thêm món mới theo phong cách “vừa lạ vừa ngon”. Đừng để sản phẩm của bạn chỉ sống dựa vào hiệu ứng ngắn hạn.
5. Tận dụng sức mạnh truyền thông một cách tối ưu
Chủ kinh doanh hãy nhớ rằng hãy tận dụng thông minh, chứ đừng ảo tưởng vào lượt like và view. Bởi, lượt view, share, comment không đồng nghĩa với đơn hàng. Hãy đầu tư nội dung mạng xã hội hấp dẫn, nhưng cũng phải chăm chút chất lượng món ăn, để mỗi khách ghé mua đều có lý do quay lại.
>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng ra mắt tính năng QR gọi món & thanh toán tại bàn

Sổ Bán Hàng hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp tin tức mới trong ngành FnB, cũng như kiến thức để các chủ quán FnB có cái nhìn thấu đáo, chạy theo trend một cách thông minh.
>> Mời bạn xem thêm:
FnB Việt Nam 2024: Cơ hội đột phá nào cho chuỗi thương hiệu?
Cẩm nang kinh doanh F&B hiệu quả, 7 lưu ý nhất định phải biết để thành công
Tin vui dành cho ngành dịch vụ: Ra mắt tính năng “Tạo dịch vụ và thanh toán theo giờ”
Tin vui cho chủ cửa hàng FnB: Ra mắt tính năng phiếu In Bếp cùng hàng loạt tiện ích
*Thông tin được tổng hợp từ VNE, CafeF, NLĐO