Vào những năm gần đây, mọi người đang dần có xu hướng quan tâm đến những món ăn lành mạnh, thanh đạm để phục vụ cho các nhu cầu ăn uống khác nhau. Không còn giống như trước đây, khi nhắc đến đồ chay là nghĩ ngay đến những người tu hành và chỉ có họ mới có nhu cầu ăn chay. Thời đại bây giờ, nhiều người ăn theo chế độ chay để giảm cân, duy trì thể trạng và bảo vệ sức khỏe tránh khỏi các loại bệnh từ những thức ăn độc hại. Điều này đã tạo ra cơ hội cho các quán ăn chay phát triển rực rỡ và có tiềm năng vô cùng lớn. Để kinh doanh quán ăn chay được thành công, Sổ Bán Hàng sẽ chỉ ra cho bạn các kinh nghiệm mở quán ăn chay thực chiến ngay trong bài viết dưới đây!
1. Tiềm năng kinh doanh quán ăn chay
Theo thống kê đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam có khoảng 10% người thường xuyên ăn chay và tại châu Âu con số này chiếm khoảng 20%. Đây là một dấu hiệu cho thấy việc ăn chay không còn bị quy củ chỉ ở tôn giáo nữa mà đã trở thành một xu hướng mới của lối sống hiện đại. Với một thời đại đầy tấp nập và bộn bề, nhiều người mong muốn tìm lại một chút thanh tịnh trong tâm hồn để tận hưởng những hương vị thanh đạm và ấm cúng. Điều này cho ta thấy rằng nhu cầu về thực phẩm chay của người tiêu dùng vô cùng lớn và tăng trưởng ổn định.
Hơn nữa, mọi người ngày nay đã ý thức hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và cả môi trường sống. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thực phẩm chay không những tốt cho sức khỏe mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Các thực phẩm chay sẽ hạn chế việc các nhà sản xuất thải khí ra môi trường gây hiệu ứng nhà kính.
Bạn đừng nghĩ đồ ăn chay thường chỉ có vài ba món và sẽ dễ gây nhàm chán cho người ăn. Bởi vì thức ăn chay ngày nay vô cùng đa dạng và có nhiều hương vị khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể mở kinh doanh một quán ăn chay với một menu phong phú mà không lo bị một màu.
Tiềm năng kinh doanh quán ăn chay
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ kiếm bội tiền
2. Mở quán ăn chay cần chuẩn bị những gì?
2.1 Tìm hiểu về kiến thức chay
Trước khi bắt đầu mở một quán ăn chay, bạn cần ra sức nghiên cứu và tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đồ chay. Tất cả thực phẩm chay đều dựa trên thức ăn từ thực vật, nấm và các sản phẩm từ vi khuẩn. Có nhiều cách thức ăn chay khác nhau, tùy thuộc vào mỗi người, cụ thể như sau:
- Lacto-ovo: Loại bỏ thịt, cá, gia cầm nhưng không được sử dụng các sản phẩm từ trứng và sữa
- Lacto: Loại bỏ thịt, cá, gia cầm, trứng nhưng không được sử dụng các sản phẩm từ sữa
- Ovo: Loại bỏ thịt, cá, gia cầm, sữa nhưng không sử dụng các sản phẩm từ trứng
- Pescetarian: Loại bỏ thịt, gia cầm nhưng được phép sử dụng các sản phẩm từ cá, sữa, trứng
- Chế độ thuần chay (vegan): Loại bỏ tất cả thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (ngay cả mật ong). Chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Đặc biệt, ở Phật giáo còn loại bỏ cả những thực vật có độ cay nóng như hành, tiêu, tỏi, ớt
Tìm hiểu về kiến thức chay
Nguồn: Internet
Ăn chay sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe nếu như bạn ăn đúng cách bởi vì đồ chay ít cholesterol, chất béo bão hòa, nhiều vitamin,…có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Để ăn chay đúng cách, bạn cần chọn chế độ ăn chay phù hợp với mọi đối tượng, sắp xếp khẩu phần ăn phù hợp, lựa chọn nguyên liệu sạch, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách thay đổi thực đơn hàng ngày.
2.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Sau khi bạn đã tìm hiểu kỹ về kiến thức chay thì việc tiếp theo bạn cần làm chính là xác định nhu cầu thị trường hiện nay. Bạn cần phác họa ra một bức tranh thị trường tiêu thụ bao gồm: Mức độ tiêu thụ, đối tượng chủ yếu, món ăn chay nào được yêu thích, món nào đang phổ biến, thời điểm mọi người ăn chay nhiều,… Đây đều là những yếu tố quan trọng để bạn có thể định hình được hướng đi cho quán chay của mình. Theo khảo sát trong các đối tượng ăn chay đã đưa ra kết quả như sau:
- Có khoảng 40% người đi ăn ở nhà hàng chay là người khá giả, đã nghỉ hưu hoặc từ 40 tuổi trở lên
- Có khoảng 30% là dân tri thức, văn phòng sống xanh ăn chay lý do chính là để thuần tự nhiên chứ không phải theo đạo
- 30% còn lại ăn là vì thích, vì thấy “khác biệt”. Tệp đối tượng này thông thường chỉ ăn 1 đến 2 lần nếu món ăn của quán không có sự đổi mới.
- Bên cạnh đó, những người theo Phật giáo sẽ ăn chay khá thường xuyên. Những người Công Giáo thường sẽ ăn vào lễ tro, thứ sáu tuần thánh và một số người sẽ kiêng thịt vào thứ 6 hằng tuần. Những người không theo đạo thường sẽ ăn chay vào ngày đầu tháng và ngày 15 âm lịch mỗi tháng.
Từ khảo sát trên, bạn có thể hình dung ra được hướng đi cho quán ăn chay của mình. Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp ở mỗi thời điểm khác nhau.
2.3 Chuẩn bị nguồn vốn mở quán ăn chay
Để mở quán ăn chay, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn vốn như sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: Ở những thành phố lớn, tiền thuê mặt bằng sẽ dao động từ 10 đến 30 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, ở những khu vực nông thôn và ngoại ô, tiền mặt bằng sẽ dao động từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng. Để chọn mặt bằng cho phù hợp, bạn cần xác định chính xác đối tượng tiềm năng và quy mô mà quán ăn chay bạn hướng tới.
- Chi phí trang thiết bị: Các vật dụng và trang thiết bị cần thiết để mở một quán ăn chay bao gồm bàn ghế, quạt, đồ nhà bếp, bát đũa,..mức phí dao động khoảng từ 30 – 80 triệu đồng (tùy thuộc vào cách bạn chọn lựa).
- Chi phí thuê nhân viên: Mức lương cho nhân viên từ khoảng 3 đến 5 triệu đồng/ tháng. Đầu bếp cho quán chay có mức lương khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Trung bình một tháng phải chi cho nhân viên sẽ rơi vào khoảng 20 triệu đồng.
- Các chi phí thiết yếu khác: Chi phí điện nước, quảng cáo, mua thực phẩm,… sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng.
Như vậy, để mở một quán ăn chay, bạn ít nhất cũng cần phải có hơn 100 triệu đồng mới có thể kinh doanh hiệu quả được.
Kinh doanh quán ăn chay cần chuẩn bị những gì?
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết mở quán trà sữa thu lời khủng
3. Kinh nghiệm mở quán quán ăn chay
3.1 Chọn địa điểm và trang trí phù hợp
Không chỉ quán ăn chay mà khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào thì việc chọn địa điểm cũng rất quan trọng. Nếu bạn muốn thu hút sự quan tâm của khách hàng, địa điểm của quán ăn đương nhiên phải nằm ở những nơi đông người qua lại. Tuy nhiên, nếu bạn vừa chọn được một địa điểm nằm ở mặt tiền vừa không ồn ào và náo nhiệt thì đó chính là nơi lý tưởng nhất dành cho quán ăn của bạn. Sẽ tuyệt hơn khi bạn chọn được các địa điểm gần chùa, nhà thờ,… những nơi mà nhiều người đến có nhu cầu ăn chay.
Trang trí quán ăn chay cũng một trong những việc mà bạn cần đặc biệt quan tâm và chú ý đến bởi vì không gian thanh tịnh và yên bình chính điều mà hầu hết khách hàng cần đến khi ghé quán. Tùy theo loại hình kinh doanh mà bạn có thể thiết kế dạng không gian mở hòa hợp với thiên nhiên hay không gian kín cho sự riêng tư và bình yên.
Chọn địa điểm và trang trí phù hợp
Nguồn: Internet
3.2 Nhân viên nhã nhặn, thân thiện
Khi tuyển nhân viên, bạn cần phải đào tạo thật kỹ lưỡng và xây dựng văn hóa cho nhân viên chuyên nghiệp. Các nhân viên cần có tác phong nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ và thân thiện với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị đồng phục cho các nhân viên để thể hiện sự trang nhã và chuyên nghiệp.
3.3 Thực đơn đa dạng món ăn
Bạn nên trang bị cho quán một thực đơn đa dạng các món ăn để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn hơn. Đặc biệt, việc chuẩn bị nhiều loại thực phẩm chay sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, theo các chủ quán chay chia sẻ kinh nghiệm rằng chất lượng nguyên liệu chế biến các món chay rất quan trọng. Bạn cần xem xét thật kỹ nguồn cung để đảm bảo an toàn nhất có thể đến khách hàng
Ngoài ra, bạn có thể chế biến món chay theo từng suất ăn hay mâm cỗ chay (vào những ngày rằm, lễ chùa), các món lẩu chay, buffet chay hay cơm chay văn phòng cũng rất ổn.
Thực đơn đa dạng món ăn
Nguồn: Internet
3.4 Áp dụng mô hình kinh doanh quán chay mới
Ngoài việc mở quán cơm chay theo phong cách truyền thống, bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình kinh doanh kiểu hiện đại như:
Buffet chay: Để mở một mô hình buffet chay chuyên nghiệp, bạn sẽ cần một số tiền vốn khá lớn. Nhưng nếu bạn mở 1 quán ăn nhưng áp dụng theo dạng buffet cho khách hàng tự chọn món thì cũng mang lại lợi nhuận khá cao. Bạn có thể chon khách chọn từ 2 đến 3 món chay đồng giá để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Lẩu chay: Kinh doanh theo dạng lẩu chay đang dần trở nên phổ biến và thu được khá nhiều lợi nhuận hiện nay. Đây là mô hình thích hợp trong các dịp họp mặt gia đình, bạn bè và gặp gỡ đối tác.
Kinh doanh đồ chay cho Tây: Nhiều người nước ngoài yêu thích các món ăn chay như Ấn Độ, Philippin,… Bạn có thể thiết kế không gian trang trí, cách trình bày món ăn theo phong cách phương Tây.
Áp dụng mô hình kinh doanh quán chay mới
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh nhà hàng với 12 bước chi tiết cho người mới bắt đầu
Trên đây là thông tin về kinh nghiệm kinh doanh quán ăn chay hiệu quả cho các chủ kinh doanh và những người đam mê khởi nghiệp bằng hình thức này. Bạn hãy lưu lại và bắt đầu phát triển quán ăn chay của mình thật suôn sẻ và thành công. Điều quan trọng để mở một quán ăn chay thành công chính là nắm rõ kiến thức về thực phẩm chay và nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng.