Trước khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào, các nhà bán hàng cũng đều phải nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để có thể tránh khỏi các sai lầm không đáng có. Vậy khi bắt đầu mở đại lý sơn phải tìm hiểu những điều gì? Kinh doanh sơn sẽ mất bao nhiêu vốn? Đâu là bí quyết để kinh doanh sơn thu lại lời khủng? Nếu bạn đang phân vân những vấn đề trên thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn. Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ dẫn tất tần tật về kinh doanh đại lý sơn cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mở đại lý sơn cần chú ý điều gì?
1.1 Thương hiệu sơn
Bạn nên chọn những thương hiệu lớn, có độ nhận diện cao sẽ gây thiện cảm với người tiêu dùng hơn. Đặc biệt, các thương hiệu lớn thường sẽ đi cùng với chất lượng được kiểm duyệt và đảm bảo an toàn, điều này giúp cho khách hàng dễ tin cậy và dễ đón nhận. Nếu có thể, bạn hãy thử nghiệm các sản phẩm trước để đánh giá chất lượng và đưa ra các lựa chọn tốt nhất cho cửa hàng.
1.2 Mức chiết khấu khi mở đại lý sơn
Mỗi hãng sơn sẽ có mức chiết khấu khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn. Chính vì vậy, bạn cần hết sức cân nhắc khi chọn hãng sơn sao cho vẫn phù hợp với số vốn đang có vừa có thể đảm bảo chất lượng.
1.3 Mặt bằng kinh doanh sơn
Điều kiện bắt buộc kinh mở đại lý sơn chính là phải có cửa hàng và mặt bằng mặt tiền. Vị trí thuận lợi của các cửa hàng sơn là những con đường lớn, giao thông thuận tiện và đông người qua lại. Đặc biệt, diện tích của cửa hàng phải đảm bảo diện tích đủ rộng để trưng bày sơn. Nhiều hãng sơn yêu cầu diện tích tối thiểu phải có là từ 50 đến 70 m2.
Mở đại lý sơn cần chú ý điều gì?
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh cây cảnh mini cần bao nhiêu vốn?
2. Nên mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2
Đại lý sơn cấp 1 là hình thức nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất sơn mà không thông qua trung gian hay bất kỳ đơn vị thứ 3 nào. Đại lý cấp 1 được quyền bán lẻ cho người tiêu dùng và thậm chí cung cấp hàng cho đại lý sơn cấp 2, nhà thầu, thợ, đối tác,…Đại lý sơn cấp 1 thường sẽ có lợi nhuận và hưởng chiết khấu cao hơn do lấy trực tiếp mà không qua trung gian. Có thể nói, đại lý sơn cấp 1 là đại diện bộ mặt của cả thương hiệu sơn nên cần phải đảm bảo độ uy tín và chất lượng nhất có thể. Tuy nhiên, đại lý sơn cấp 1 thường phải chịu áp lực doanh số rất lớn từ phía nhà sản xuất.
Đại lý sơn cấp 2 là đơn vị cấp bé hơn, chịu sự quản lý của đơn vị sơn cấp 1. Đại lý sơn cấp 2 có thể lấy hàng từ nhà sản xuất sơn nhưng chiết khấu không cao bằng đại lý sơn cấp 1. Hình thức kinh doanh của đại lý sơn cấp 2 sẽ ít phải chịu áp lực doanh số và thường sẽ bán theo khả năng.
Nếu bạn có số vốn lớn và muốn làm ăn to, bạn hãy mạnh tay mở đại lý sơn cấp 1. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần có chiến lược kinh doanh tốt, tầm nhìn xa và am hiểu tường tận về sản phẩm. Còn nếu nắm trong tay số vốn vừa phải, cách tốt nhất là hãy mở đại lý sơn cấp 2 sẽ ít rủi ro hơn.
Nên mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công
3. Kinh doanh đại lý sơn cần bỏ ra bao nhiêu vốn
3.1 Chi phí mặt bằng đại lý sơn
Nếu chưa có mặt bằng, bạn cần phải bỏ ra một số tiền để thuê mặt bằng mỗi tháng. Đặc biệt, bạn cần lưu ý chọn lựa những địa điểm dễ thấy, ngoài mặt tiền, đông dân cư để thu hút lượng khách hàng lớn. Thông thường phí để thuê mặt bằng thường sẽ dao động khoảng 10 đến 15 triệu/ tháng, phải ký hợp đồng trong 3 tháng và đặt cọc trước 1 tháng.
3.2 Chi phí nhập hàng ban đầu khi mở đại lý sơn
Chi phí nhập hàng ban đầu chính là số tiền bỏ ra để lấy hàng từ nhà sản xuất lần đầu tiên. Dự tính cho lần nhập sơn ban đầu có thể dao động từ 50 đến 100 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô cửa hàng.
3.3 Chi phí trang thiết bị và thuê nhân viên
Các trang thiết bị cần thiết để mua khi mở đại lý sơn bao gồm:
- Kệ bày bán sơn: Dao động khoảng 2 triệu đồng
- Máy tính tiền: Dao động khoảng 4 đến 10 triệu đồng
- Máy quét: Khoảng 1 đến 3 triệu đồng
- Phí thuê nhân viên: Bạn cần thuê các nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên giao hàng để bảo đảm hoạt động cho đại lý
Có thể dự trù cho việc mở đại lý sơn cấp 1 rơi vào khoảng 80 đến 200 triệu đồng, đại lý sơn cấp 2 rơi vào khoảng 30 đến 100 triệu đồng. Đặc biệt, bạn cũng cần dự trù một khoản phí phòng ngừa rủi ro và chi tiêu phát sinh.
Mở đại lý sơn cần bỏ ra bao nhiêu vốn
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng phân bón cần chuẩn bị những gì?
4. Chính sách kinh doanh đại lý sơn
Tùy vào mỗi hãng sơn sẽ có chính sách cho đại lý riêng. Điều quan trọng, bạn cần phải chọn hãng sơn có nhiều chính sách ưu đãi cho đại lý và phù hợp với điều kiện của cửa hàng.
Chính sách chung:
- Ký hợp đồng đại lý
- Cam kết mức doanh số bán trong năm
- Nhập hàng trưng bày
- Những hỗ khác của nhà sản xuất như: biển bảng, catalogue, cây màu, bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ,…
Chính sách riêng lẻ:
- Hãng sơn có máy pha màu: : Đăng máy pha màu độc quyền và đặt cọc tiền máy, nhập đơn hàng đầu tiên.
- Hãng sơn không có máy pha màu: Nhập đơn hàng đầu tiên theo định giá đơn hàng hoặc cơ cấu sản phẩm.
Chính sách mở đại lý sơn
Nguồn: Internet
5. Gợi ý một số hãng sơn nổi tiếng
Sau đây là một số hãng sơn bạn có thể tham khảo để kinh doanh đại lý như sau:
Loại 1: Hãng sơn thương hiệu nổi tiếng: Akzonobel (Dulux, Maxilite), 4Orange (Mykolor, Spec, Boss và Expo), Jotun, Nippon, Toa, Kova, Kansai,…
Loại 2: Hãng sơn mới có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, có tiềm lực tài chính dồi dào như KOTO Paint,…
Loại 3: Hãng sơn lâu năm trong ngành sơn: Jymec, Bạch Tuyết, Đại Bàng, Alex,…
Loại 4: Sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, hãng sơn này có giá rẻ, chiết khấu khá cao tuy nhiên chất lượng lại kém.
Gợi ý một số hãng sơn nổi tiếng
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở siêu thị mini kiếm lời khủng
Trên đây là thông tin xoay quanh việc mở đại lý sơn và số vốn dự trù phải bỏ ra khi kinh doanh đại lý sơn. Công việc kinh doanh nào ban đầu cũng sẽ gặp phải khó khăn, chỉ cần bạn có đủ kiên trì và đam mê thì mọi chuyện đều có thể làm được. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho các chủ kinh doanh đang có dự định kinh doanh đại lý sơn trong tương lai.