Năm 2023 nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, kinh doanh ngành hàng ăn uống lại có mức độ tăng trưởng đáng kể dù chỉ mới trải qua nửa đầu năm 2023. Đây là một tín hiệu vui dành cho giới kinh doanh ngành FnB.
Khi mở nhà hàng quán ăn, chủ kinh doanh cần phải tính toán và chuẩn bị nhiều thứ như mặt bằng, xác định tệp khách hàng, nên bán món gì và nhập hàng ra sao, tuyển nhân viên và vận hành để đưa quán hoạt động mượt mà,… Nhưng thêm một vấn đề mà chủ kinh doanh nào cũng quan tâm, đó chính là việc đóng thuế như thế nào khi bắt đầu kinh doanh lĩnh vực ăn uống.
Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu về các loại thuế phải đóng khi kinh doanh ngành hàng ăn uống trong bài viết dưới đây nhé!
>>Mời bạn xem thêm: 3 loại thuế bắt buộc phải đóng của hộ kinh doanh
1. Tổng quan về ngành hàng ăn uống
Ngành hàng ăn uống (Food and Beverage – F&B) là ngành kinh doanh liên quan đến sản xuất, chế biến, phục vụ, buôn bán các mặt hàng thực phẩm và đồ uống. Các hình thức kinh doanh ngành hàng ăn uống như: Nhà hàng, quán ăn, quán cafe, quán bar, dịch vụ tiệc cưới, sự kiện, cung cấp dịch vụ ăn uống cho các khách sạn và khu nghỉ dưỡng,…
Ngành hàng ăn uống tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh khi chỉ trong nửa đầu năm 2023, doanh thu từ ngành F&B đã tăng gần bằng 610 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái (theo báo cáo thị trường kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam). Bên cạnh đó, theo báo cáo tháng 07/2023 về ngành hàng ăn uống F&B của Reputa đã chỉ ra rằng trà sữa liên tiếp dẫn đầu trong lĩnh vực đồ uống, theo sau là trà, nước ép, cà phê,… Trong khi đó, mì miến đứng đầu trong danh sách các loại thức ăn được thảo luận nhiều nhất với 17.91%.
>> Có thể bạn quan tâm: Bí mật 5 ngày thành công cho ngành dịch vụ ăn uống
2. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh ngành hàng ăn uống
Hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh ngành hàng ăn uống sẽ phải đóng 3 loại thuế bắt buộc bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, khi doanh thu bán hàng đạt từ 100 triệu đồng/ năm trở lên. Ngược lại, nếu doanh thu bán hàng ở mức 100 triệu đồng/ năm trở xuống thì không cần phải đóng bất kỳ loại thuế nào.
>>Mời bạn xem thêm: Lệ phí môn bài là gì? Mức thu lệ phí môn bài cập nhật mới nhất
3. Mức đóng thuế môn bài khi kinh doanh ngành hàng ăn uống
Căn cứ khoản 2 Điều 4 của Thông tư 302/2016/TT-BTC được bổ sung bởi Thông tư 65/2020/TT-BTC, đã quy định mức đóng lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh ngành hàng ăn uống như sau:
Doanh thu trên năm | Mức lệ phí môn bài |
Trên 100 đến 300 triệu đồng/ năm | 300.000 đồng |
Trên 300 đến 500 triệu đồng/ năm | 500.000 đồng |
Trên 500 triệu đồng/ năm | 1.000.000 đồng |
Hạn nộp thuế môn bài cho hộ kinh doanh ngành hàng ăn uống chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hằng năm. Nếu hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành hàng ăn uống vào 6 tháng đầu sẽ trả lệ phí môn bài cho cả năm, còn nếu đăng ký kinh doanh vào 6 tháng cuối sẽ trả 50% lệ phí môn bài cho năm đó.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 bí quyết quản lý quán ăn, nhà hàng hiệu quả
4. Cách tính thuế giá trị gia tăng khi kinh doanh ngành hàng ăn uống
Thuế giá trị gia tăng kinh doanh ngành hàng ăn uống sẽ được tính dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 3% |
Trong đó:
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế là: Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
Tỷ lệ % thuế GTGT được xác định theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT và thuế TNCN của Thông tư số 92/2015/TT-BTC là 3%
Ví dụ 1: Một quán ăn A với doanh thu bán hàng mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng. Trong quá trình kinh doanh có phát sinh ra các khoản phí như: 10 triệu phí mặt bằng, 5 triệu phí nhân công, 3 triệu phí điện nước, 15 triệu phí nguyên vật liệu.
- Doanh thu khoán của hộ kinh doanh mỗi tháng là: [50 – (10+5+3+15)] = 17 triệu
- Tỷ lệ % thuế GTGT ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống là 3%
- Vậy số thuế GTGT mà quán A phải nộp là: 17 x 3% = 510.000 đồng
>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá 10+ món ăn vặt dễ bán, dễ sinh lời nhất mùa hè nắng nóng
5. Cách tính phí thu nhập cá nhân khi kinh doanh ngành hàng ăn uống
Thuế thu nhập cá nhân khi kinh doanh ngành hàng ăn uống sẽ được tính dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 1.5% |
Trong đó:
Doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Tỷ lệ % thuế TNCN được xác định theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT và thuế TNCN của Thông tư số 92/2015/TT-BTC là 1.5%
Ví dụ 2: Căn cứ theo ví dụ 1 thì thuế TNCN của quán ăn A là: 17 x 1.5% = 255.000 đồng
Vậy đối với trường hợp các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống không thể tự kê khai thuế GTGT và thuế TNCN hoặc khai thuế không hợp lý thì phải làm sao? Lúc này cơ quan thuế sẽ ấn định một mức thuế khoán phù hợp theo quy định về thuế của pháp luật.
Ví dụ: Một cửa hàng bán đồ uống B không xác định được thuế GTGT và thuế TNCT nên cơ quan thuế đã ấn định doanh thu thuế khoán là 50 triệu/ tháng, tức 600 triệu đồng/ năm. Vậy cửa hàng đồ uống B đã thuộc diện phải đóng thuế.
Cách tính thuế phải nộp cho cửa hàng đồ uống B như sau:
- Lệ phí môn bài của cửa hàng B là 1.000.000 đồng/ năm (doanh thu khoán ước tính 600 triệu đồng/ năm)
- Thuế GTGT cần nộp = 50 x 3% = 1.500.000 đồng
- Thuế TNCN cần nộp = 50 x 1.5% = 750.000 đồng
>>Mời bạn xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2023
6. Đóng thuế dễ dàng với dịch vụ hóa đơn điện tử từ máy tính tiền của VNPT trong ứng dụng Sổ Bán Hàng
Với các công đoạn phức tạp như: Tổng hợp các loại hóa đơn khác nhau, làm tờ đơn khai thuế và tính toán mức thuế thì quá trình đóng thuế của các chủ cửa hàng ngành hàng ăn uống sẽ trở nên rất gian nan. Bên cạnh đó, việc liệt kê các hóa đơn thanh toán sẽ tốn rất nhiều thời gian, đồng thời dễ xảy ra nhiều sai sót trong quá trình rà soát, từ đó dẫn đến việc làm tờ khai thuế sai và không phù hợp.
Một giải pháp hữu ích cho bạn chính là sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử từ máy tính tiền của Công ty Bưu chính Viễn Thông VNPT. Dịch vụ này cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế.
Sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử của VNPT, bạn sẽ không cần lo đến việc thiếu sót trong việc kê khai thuế bởi vì VNPT sẽ cung cấp cho bạn không gian lưu trữ và bảo mật an toàn. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng tra cứu, thống kê để kê khai thuế một cách đơn giản.
Đặc biệt, các chủ kinh doanh của Sổ Bán Hàng có thể sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử từ máy tính tiền của VNPT ngay tại ứng dụng Sổ Bán Hàng một cách dễ dàng và thuận tiện.
>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp tích hợp hóa đơn điện tử
>> Có thể bạn quan tâm: 4 Khó khăn chủ cửa tiệm ăn uống hay gặp phải cùng cách khắc phục
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuế mà khi kinh doanh nhà hàng quán ăn cần phải đóng cho cơ quan thuế. Đồng thời, Sổ Bán Hàng cũng đưa ra các giải pháp giúp các nhà bán hàng có thể đóng thuế dễ dàng hơn mà không lo gặp bất kỳ sai sót nào. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn hiểu hơn về quy trình đóng thuế khi kinh doanh ngành hàng ăn uống.
** Thông tin tham khảo từ trang: Thư viện Pháp luật
>> Có thể bạn quan tâm: Thuế là gì? Vai trò của thuế tại Việt Nam