Hướng dẫn xác định hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng mức thuế GTGT 8%

Chia sẻ bài viết:

Hiện nay, Chính phủ đưa ra quyết định tiếp tục giảm thuế VAT còn 8% cho một số mặt hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10%. Việc thay đổi này khiến các nhà bán hàng bối rối vì không biết mặt hàng mà bản thân kinh doanh có thuộc diện được áp dụng giảm thuế GTGT hay không. Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ cách cho nhà bán hàng xác định hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế GTGT 8% một cách đơn giản và dễ dàng trong bài viết dưới đây nhé!

>>Mời bạn xem thêm:

Cập nhật mới nhất: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền – chính thức áp dụng từ 06/2025

Ngành kinh doanh nào bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định mới?

Tổng hợp các mức phạt khi không dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật 06/2025)

Máy tính tiền có bắt buộc không? Câu trả lời chính xác cho hộ và cá nhân kinh doanh

Tìm hiểu chi tiết về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

1. Chính sách giảm thuế GTGT hiện nay

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 30/11/2024 đã chính thức thông qua việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025. Cụ thể, mức thuế GTGT áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% sẽ được giảm xuống còn 8% trong 6 tháng đầu năm 2025 theo Nghị định số 180/2024/NĐ-CP.

Theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP có một số nhóm ngành hàng không được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2025, bao gồm:

  • Viễn thông
  • Hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
  • Kinh doanh bất động sản
  • Kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
  • Sản phẩm khai khoáng (không bao gồm khai thác than)
  • Than cốc
  • Dầu mỏ tinh chế
  • Sản phẩm hóa chất
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin
  • Mặt hàng than đá tại các khâu ngoài khâu khai thác
  • Các mặt hàng như đá, cát, sỏi, đất sét và một số sản phẩm khai thác thô khác

Việc giảm thuế GTGT cho từng hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại (trừ mặt hàng than đá). Cho nên, các hàng hóa dịch vụ đã được liệt kê tại phụ lục I, II, III tại Nghị định số 180/2024/NĐ-CP sẽ không được giảm thuế ở toàn bộ các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Hình: Chính sách giảm thuế GTGT năm 2023
Nguồn: Internet
Chính sách giảm thuế GTGT cập nhật mới nhất hiện nay.
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 3 loại thuế bắt buộc phải đóng của hộ kinh doanh

2. Hướng dẫn xác định hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng mức thuế VAT 8%

Để xác định hàng hóa, dịch vụ mà bạn kinh doanh có nằm trong phạm vi được giảm thuế suất 10% còn 8% hay không, trước hết bạn cần phải biết rõ về tên hàng hóa và mã ngành của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) đó. Để xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT 8%, có 2 cách để thực hiện như:

Cách 1: Tra cứu thủ công

  • Bước 1: Liệt kê đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang sản xuất, mua bán, có phát sinh doanh thu và xuất hóa đơn GTGT.
  • Bước 2: Tra cứu mã hàng hóa, dịch vụ tương ứng với sản phẩm đã liệt kê, theo danh mục mã hàng hóa, dịch vụ tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg hoặc văn bản cập nhật.
  • Bước 3: Đối chiếu mã hàng hóa, dịch vụ với các danh mục không được giảm thuế GTGT (Phụ lục I, II, III của Nghị định số 180/2024/NĐ-CP hoặc nghị định tương ứng). Nếu mã không thuộc danh mục loại trừ, hàng hóa, dịch vụ đó được áp dụng mức thuế GTGT 8% trong thời gian chính sách có hiệu lực.
  • Bước 4: Kiểm tra mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc các trang tra cứu mã ngành để đảm bảo ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế.
Hình: Tra cứu thủ công
Nguồn: Internet
Tra cứu thủ công
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Lệ phí môn bài là gì? Mức thu lệ phí môn bài cập nhật mới nhất

Cách 2: Tra cứu qua website Thư viện Pháp luật

  • Bước 1: Liệt kê toàn bộ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang sản xuất, mua bán, có phát sinh doanh thu và xuất hóa đơn GTGT.
  • Bước 2: Tra cứu mã hàng hóa, dịch vụ tương ứng thông qua website Thư viện Pháp luật. Chủ kinh doanh nhập tên sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh rồi nhấn “Tra cứu” để xác định mã hàng hóa, dịch vụ.
  • Bước 3: Đối chiếu mã hàng hóa, dịch vụ đã tra cứu với danh mục các mặt hàng, dịch vụ không được giảm thuế GTGT quy định tại Phụ lục I, II, III của Nghị định số 180/2024/NĐ-CP (văn bản quy định chính sách giảm thuế GTGT năm 2025). Nếu mã hàng hóa, dịch vụ không trùng với các mã trong các phụ lục này, thì hàng hóa, dịch vụ của bạn thuộc diện được áp dụng mức thuế VAT 8% trong thời gian chính sách có hiệu lực.
Tra cứu qua website Thư viện Pháp luật

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế hộ kinh doanh là gì? Cập nhật chính sách thuế cho hộ kinh doanh mới nhất năm 2025

Cách 3: Sử dụng trang tra cứu online miễn phí Misa

MISA meInvoice cung cấp cho người dùng công cụ để tra cứu nhanh về các mặt hàng hóa, dịch vụ được miễn giảm thuế theo tên, mã ngành, mã HS bằng hình thức online và hoàn toàn miễn phí.

Để tra cứu trang tra cứu mặt hàng giảm thuế theo Nghị quyết 101/2023/QH15, bạn truy cập tại: https://tracuugiamthue.misa.vn/tracuu 

Sau đó tiến hành nhập tên hàng hóa để xác định mặt hàng mình kinh doanh có được áp dụng giảm thuế không.

* Lưu ý: Công cụ tra cứu MISA cập nhật dữ liệu theo các nghị định hiện hành. Đối với chính sách giảm thuế GTGT năm 2025, bạn nên đối chiếu thêm với Nghị định số 180/2024/NĐ-CP và các văn bản pháp luật mới nhất để đảm bảo áp dụng đúng mức thuế.

Hình: Sử dụng trang tra cứu online miễn phí Misa
Nguồn: Internet
Sử dụng trang tra cứu online miễn phí Misa
Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng mới nhất 2025

Cách 4: Tra cứu bằng mã số HS

Mã số HS (Harmonized System) là mã số định danh hàng hóa được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu và hải quan. Để tra cứu mã số HS, bạn có thể sử dụng website chính thức của Tổng cục Hải quan Việt Nam:

Bước 1: Truy cập trang tra cứu Biểu thuế – Mã HS tại địa chỉ: https://www.customs.gov.vn

Bước 2: Nhập từ khóa liên quan đến mặt hàng hoặc nhập mã HS (tối thiểu 4 số) vào ô tìm kiếm.

Bước 3: Nhập mã captcha xác nhận và nhấn “Tìm kiếm” để nhận kết quả.

Bước 4: Đối chiếu mã HS vừa tra cứu với cột 10 Phụ lục I của Nghị định số 180/2024/NĐ-CP (văn bản quy định chính sách giảm thuế GTGT năm 2025).

  • Nếu mã HS không trùng với mã trong cột 10 Phụ lục I, mặt hàng hóa, dịch vụ đó được áp dụng mức thuế GTGT 8% trong thời gian nghị định có hiệu lực.
  • Nếu mã HS trùng với mã trong cột 10 Phụ lục I, mặt hàng hóa, dịch vụ đó không được giảm thuế GTGT, giữ nguyên mức thuế 10%.

*Lưu ý: Chính sách giảm thuế GTGT áp dụng theo từng giai đoạn và nghị định cụ thể, do đó doanh nghiệp cần theo dõi các văn bản pháp luật mới nhất để áp dụng chính xác.

Tra cứu bằng mã số HS
Tra cứu bằng mã số HS

>> Có thể bạn quan tâm:

Bán hàng online có phải đóng thuế không?

Thuế khoán là gì mà các hộ kinh doanh cần phải biết

Kinh doanh ngành hàng ăn uống phải đóng những loại thuế nào?

Kinh doanh nhỏ có bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Triển khai hoá đơn điện tử từ máy tính tiền chuyên nghiệp cùng Sổ Bán Hàng

Nhằm hỗ trợ chủ kinh doanh trong việc đáp ứng các yêu cầu về hóa đơn điện tử, Sổ Bán Hàng đã cùng Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông VNPT phát triển giải pháp tích hợp hóa đơn điện tử ngay trong ứng dụng Sổ Bán Hàng.

Khi sử dụng máy tính tiền từ Sổ Bán Hàng, chủ kinh doanh có thể:

  • Kết nối và khởi tạo với Hoá đơn điện tử (HĐĐT) và Chữ ký số (CKS) hợp lệ
  • Xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên Máy tính tiền
  • Quản lý toàn bộ hóa đơn điện tử
  • Cài đặt điều kiện để hóa đơn tự động phát hành theo nhu cầu

Vì sao hàng nghìn chủ kinh doanh chọn Sổ Bán Hàng để phát hành hóa đơn điện tử?

  • Đăng ký nhanh chóng – Xử lý hiệu quả: Tạo và in hóa đơn chỉ trong vài bước, tiết kiệm thời gian so với hóa đơn giấy truyền thống.
  • Tính chính xác cao: Tích hợp trực tiếp vào Sổ Bán Hàng, giảm thiểu tối đa sai sót trong việc nhập liệu và tính toán giá trị hóa đơn.
  • Quản lý và tra cứu dễ dàng: Hóa đơn được lưu trữ tập trung trên hệ thống, giúp tra cứu nhanh chóng và giảm rủi ro thất lạc.
  • Bảo mật tối ưu: Dữ liệu hóa đơn và thông tin khách hàng được mã hóa và bảo vệ an toàn, giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp.
  • Linh hoạt trong xuất hóa đơn: Cho phép xuất hóa đơn dưới nhiều định dạng theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
  • Quản lý toàn diện: Tích hợp cùng hệ thống bán hàng, kho và báo cáo, giúp chủ kinh doanh theo dõi hoạt động kinh doanh từ doanh thu đến hàng tồn, tất cả trong một nền tảng duy nhất.

>> Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật mới)

Ưu đãi đặc biệt dành cho chủ kinh doanh khi sử dụng Sổ Bán Hàng

Khi đăng ký gói sử dụng từ 1 năm trở lên, chủ kinh doanh sẽ nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn:

🎁 Miễn phí 100% phí khởi tạo hóa đơn điện tử – trị giá 1.100.000đ

🎁 Tặng ngay 1.000 hóa đơn điện tử miễn phí

Đừng bỏ lỡ cơ hội này! Đăng ký ngay hôm nay để tận dụng các ưu đãi và quản lý cửa hàng hiệu quả hơn với Sổ Bán Hàng!

>> Mời bạn xem thêm: Máy tính tiền kết nối hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh chọn đúng, bán hàng chuẩn!

Sổ Bán Hàng đã liệt kê các cách có thể giúp nhà bán hàng tra cứu thông tin về tên và mã ngành hàng, từ đó xác định được hàng hóa bản thân đang kinh doanh có được áp dụng giảm thuế suất GTGT. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho nhà bán hàng xác định mức thuế suất dễ dàng để quá trình kinh doanh được diễn ra thuận lợi.

Mời bạn xem thêm:

Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh

Bán gì không sợ ế? Top sản phẩm kinh doanh đắt khách, dễ lời

Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế

Cách đặt tên shop hay và ấn tượng: Hướng dẫn và gợi ý

10+ cách đốt vía, đốt phong lông xả xui chủ kinh doanh phải biết

Chia sẻ bài viết: