Thuế khoán là gì mà các hộ kinh doanh cần phải biết

Chia sẻ bài viết:

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có 3 loại thuế bắt buộc phải đóng là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Vậy hình thức đóng thuế sẽ diễn ra như thế nào? Sau khi xác định mức đóng thuế cho từng hộ kinh doanh, có một chế độ thuế dễ tính toán và đỡ phức tạp hơn dành cho các hộ kinh doanh chính là thuế khoán. Vậy thuế khoán là gì và đối tượng nào phải đóng thuế khoán? Hãy để Sổ Bán Hàng làm rõ cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!

 1. Thuế khoán là gì?

Căn cứ vào khoản 7 và 9 Điều 3 theo Thông tư 40/2021/TT-BTC đã chỉ ra rằng: “Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế”; “Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế”.

Tóm lại, thuế khoán là một loại thuế trọn gói mà các hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh phải đóng dựa trên một khoản tiền cố định. Mức thuế khoán được quyết định dựa trên tỷ lệ doanh thu khoán do cơ quan thuế đề ra và áp dụng đối với hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh.  

Hình: Thuế khoán là gì
Nguồn: Internet
Thuế khoán là gì
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế hộ kinh doanh là gì? Cập nhật chính sách thuế cho hộ kinh doanh mới nhất năm 2023

2. Đối tượng áp dụng thuế khoán là ai?

Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 của Thông tư 40/2021/TT-BTC đã chỉ ra đối tượng đóng thuế khoán là: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ”.

Tóm lại, đối tượng đóng thuế khoán là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu tương đối thấp và khó có thể xác định rõ ràng. Vì vậy, cơ quan thuế sẽ định ra một mức thuế dựa trên tài liệu tự khai của người nộp thuế và các yếu tố khác như cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế.

Đặc biệt lưu ý, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh thì không nộp thuế theo phương pháp khoán được.

Hình: Đối tượng áp dụng thuế khoán
Nguồn: Internet
Đối tượng áp dụng thuế khoán
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Lệ phí môn bài là gì? Mức thu lệ phí môn bài cập nhật mới nhất

3. Quy định về mức đóng thuế khoán năm 2023

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật quản lý thuế 2019, đã xác định mức đóng thuế khoán như sau: “Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán”. 

Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC đã quy định cách xác định doanh thu và mức thuế như sau:

  • Hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh tự tính toán doanh thu khoán trong một năm trên tờ khai thuế.
  • Doanh thu và mức thuế khoán sẽ được tính theo năm (dương lịch) 
  • Tính doanh thu và mức thuế khoán theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.
  • Nếu hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không thể xác định doanh thu khoán hoặc xác định không phù hợp thì cơ quan thuế sẽ xác định mức thuế và ấn định doanh thu.

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2023

Hình: Quy định về mức đóng thuế toán năm 2023
Nguồn: Internet
Quy định về mức đóng thuế toán năm 2023
Nguồn: Internet

4. Cách tính thuế khoán cho các hộ kinh doanh

Căn cứ để tính thuế khoán cho các hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh theo điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC bao gồm 2 yếu tố là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

  • Doanh thu tính thuế bao gồm: Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế. 
  • Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu: Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. 

Công thức tính thuế GTGT và TNCN phải nộp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Công thức tính số thuế GTGT phải nộp
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Công thức tính thuế TNTN phải nộp

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

5. Các trường hợp được miễn, giảm thuế khoán là gì?

Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn, giảm thuế khoán bao gồm:

  • Cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động và gửi thông báo đến chi cục thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 15 ngày trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh.
  • Thời gian tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không quá một năm
  • Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không quá 2 năm
  • Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh giải thể
  • Cá nhân kinh doanh gặp tai nạn, bệnh hiểm nghèo, hỏa hoạn,…gửi văn bản đề nghị miễn, giảm thuế khoán đến chi cục thuế chậm nhất là ngày thứ 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/ năm trở xuống
Hình: Các trường hợp được miễn giảm thuế khoán
Nguồn: Internet
Các trường hợp được miễn giảm thuế khoán
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh ngành hàng ăn uống phải đóng những loại thuế nào?

6. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai và đóng thuế khoán là bao nhiêu ngày?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế khoán là: 

  • Nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
  • Trường hợp khác: Hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hộ khoán thay đổi ngành nghề, hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
  • Nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Căn cứ vào khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định thời gian đóng thuế khoán là:

  • Nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. 
  • Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Hình: Thời hạn nộp hồ sơ kê khai và đóng thuế khoán
Nguồn: Internet
Thời hạn nộp hồ sơ kê khai và đóng thuế khoán
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử có phải đóng thuế?

7. Các câu hỏi thường gặp về thuế khoán

7.1 Hộ khoán kinh doanh không trọn 1 năm thì đóng thuế khoán như thế nào?

Đối với các hộ khoán thời gian bắt đầu kinh doanh không đủ 12 tháng thì sẽ xác định mức thuế khoán dựa trên doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Ví dụ: Hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh A bắt đầu kinh doanh vào tháng 6 năm 2023, dự kiến doanh thu trong 6 tháng thực tế là 60 triệu đồng, tức 10 triệu đồng/ tháng. Vậy doanh thu dự kiến một năm (12 tháng) sẽ là 120 triệu đồng. Như vậy, hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh A thuộc diện phải đóng thuế GTGT và TNCN và đóng dựa trên doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh là 60 triệu đồng (6 tháng).

7.2 Nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm có bị phạt không?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định như sau:

  • Nộp  hồ sơ khai thuế chậm từ 01 đến 05 ngày (có tình tiết giảm nhẹ): Phạt cảnh cáo
  • Nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 01 đến 10 ngày : 400.000  – 1.000.000 đồng
  • Nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 10 đến 20 ngày: 800.000 – 1.200.000 đồng
  • Nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 20 đến 30 ngày: 1.200.000 – 3.000.000 đồng
  • Nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 30 đến 40 ngày: 1.600.000 – 4.000.000 đồng
  • Nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 40 đến 90 ngày: 3.500.000 – 5.000.000 đồng 
Hình: Các câu hỏi thường gặp về thuế khoán
Nguồn: Internet
Các câu hỏi thường gặp về thuế khoán
Nguồn: Internet

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về thuế khoán mà hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh cần nắm rõ. Bạn hãy lưu lại, đồng thời áp dụng kê khai và đóng thuế đúng theo quy định của nhà nước.

>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp tích hợp hóa đơn điện tử

Hướng dẫn đóng thuế online đối với người kinh doanh

Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại các kiến thức hữu ích về thuế khoán cho chủ kinh doanh. Chúc bạn buôn may bán đắt nhé!

**Thông tin trong bài viết tham khảo từ trang: Thư viện Pháp luật, Báo Chính phủ, Luật Việt Nam

Chia sẻ bài viết: