Kinh doanh quán cafe ở thời điểm hiện tại là một ngành nghề có mức độ cạnh tranh rất cao. Vì thế, việc sản phẩm, dịch vụ bị thay thế bởi đối thủ hoàn toàn là một điều dễ xảy ra. Để tồn tại trên thị trường khắc nghiệt này, chủ kinh doanh cần có tư duy cạnh tranh, phân tích đối thủ kỹ lưỡng, nhanh chóng, chính xác để biết cách khiến quán của mình nổi bật và thu hút được khách hàng. Sổ Bán Hàng cùng bạn tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh cafe hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây!
>>Mời bạn xem thêm: FnB Việt Nam 2024: Cơ hội đột phá nào cho chuỗi thương hiệu?
1. Xác định đối thủ cạnh tranh
Để xác định chính xác đối thủ cạnh tranh, trước hết chủ kinh doanh cần xác định được phân khúc thị trường, cũng như khu vực hoạt động của quán mình, điều này sẽ được thực hiện khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Sau khi đã xác định và tìm hiểu về các quán cà phê trong cùng khu vực, về cơ bản sẽ có ba nhóm đối thủ cạnh tranh chính:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là những quán cà phê có menu đồ uống tương đồng, cũng cùng nhắm đến một tệp khách hàng và phục vụ cùng một nhu cầu với quán cà phê của bạn. Quan trọng nhất là sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp hoàn toàn có khả năng thay thế sản phẩm của bạn.
Khi xác định đối thủ cạnh tranh, chủ quán cần lưu ý rằng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn có thể không chung khu vực kinh doanh nhưng vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp nếu họ có dịch vụ vận chuyển đồ uống, giao hàng tận nơi cho khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đây là các cửa hàng, địa điểm kinh doanh có thể không bán cafe hay cung cấp các loại đồ uống giống bạn. Tuy nhiên cửa hàng của họ có thể đáp ứng các nhu cầu, giải quyết các vấn đề của khách hàng giống bạn. Chẳng hạn, các quán cà phê vỉa hè và cửa hàng cà phê lớn dù không có mấy điểm tương đồng về menu, cách thức bán hàng, không gian, và đặc thù dịch vụ riêng nhưng đều có thể đáp ứng nhu cầu cà phê của khách hàng. Vì vậy, họ vẫn được xem là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đây là các cửa hàng, địa điểm kinh doanh chưa gia nhập vào thị trường cafe nhưng trong tương lai khả năng cao họ có thể gia nhập thị trường cạnh tranh với công việc làm ăn của bạn. Chẳng hạn, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh lúc đầu có thể chưa bán cafe. Nhưng về sau, cùng với việc đáp ứng nhu cầu đồ uống cho khách hàng, họ bắt đầu thêm lựa chọn cafe và các loại đồ uống khác vào menu lựa chọn.
2. Tìm hiểu, thu thập và phân tích thông tin đối thủ cạnh tranh
2.1. Phân tích sản phẩm
Đối với sản phẩm, cần xem xét những khía cạnh như:
- Đối thủ đang cung cấp menu như thế nào?
- Sản phẩm của họ có đa dạng không?
- Chất lượng sản phẩm ra sao?
- Với những khách hàng không uống cafe, họ có những lựa chọn nào khác?
- Mức giá trên menu của đối thủ thấp hay cao hơn so với mặt bằng chung thị trường, liệu giá bán này có phù hợp với mô hình của họ và được khách hàng đón nhận, hay đối thủ có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi nào,…
- Điều gì giúp họ giữ chân khách hàng?
- Có điều gì về sản phẩm của họ khiến khách hàng chưa hài lòng không?
Có một lưu ý là, thông thường nhiều người đều nghĩ rằng cung cấp menu càng nhiều lựa chọn cho khách hàng thì càng tốt. Tuy nhiên, theo tâm lý học, khi con người có quá nhiều lựa chọn, họ sẽ càng cảm thấy choáng ngợp và khó đưa ra quyết định. Khi họ có ít lựa chọn hơn, họ sẽ quyết định nhanh hơn. Như vậy bạn cần thiết lập menu đồ uống với các lựa chọn rõ ràng giúp khách quyết định được đồ uống phù hợp nhất với họ.
2.2. Phân tích dịch vụ
Khi xem xét dịch vụ khách hàng của đối thủ cạnh tranh, cần xem xét cả quy trình phục vụ, các kênh phân phối của đối thủ, nhân viên của đối thủ… Trải nghiệm tại một quán cafe đôi khi không phải chỉ ở cốc cafe mà còn có thể bắt đầu ngay từ khi gửi xe, bước vào cửa, đặt đồ uống. Khách hàng sẽ đến những quán cafe cho họ trải nghiệm dịch vụ tốt, phù hợp với nhu cầu.
Để phân tích dịch vụ của đối thủ, chủ kinh doanh cần trả lời được các câu hỏi như:
- Đối thủ xử lý đơn hàng như thế nào?
- Trung bình khách hàng cần đợi bao lâu để được phục vụ?
- Khách hàng có thể đặt đồ uống qua thiết bị máy tính bảng hoặc ứng dụng nào đó tại cửa hàng không?
- Họ sẽ mang đồ uống ra tận bàn hay khách hàng phải nhận ở quầy bar?
- Kỹ năng của nhân viên pha chế có tốt không?
- Họ giúp khách hàng có trải nghiệm như thế nào? Thoải mái, ấm cúng, sang trọng, hay cung cấp dịch vụ nhanh chóng…?
- Họ có bán hàng theo dạng combo, khuyến khích khách mua thêm không?
- Khách hàng có thường gặp nguy cơ bị nhầm lẫn đồ uống đã đặt không?
- Họ có những phương thức thanh toán như thế nào?
- Điều gì ở dịch vụ của đối thủ khiến khách hàng hài lòng và chưa hài lòng?
Ngoài việc tự mình trải nghiệm và giải đáp câu hỏi của mình thì chủ quán cũng có thể khảo sát trực tiếp từ khách hàng, hoặc quan sát từ các nền tảng mạng xã hội của đối thủ.
2.3. Phân tích không gian quán của đối thủ
Bạn cần xác định quán cafe của đối thủ đang hướng theo phong cách, vị trí nào và có những điểm nhấn khác biệt gì để thu hút khách hàng. Các loại hình quán cafe khác nhau sẽ có đặc thù riêng về không gian, trang trí để phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu riêng.
Khi xem xét cơ sở vật chất của đối thủ, cần chú ý những điều sau:
- Cách trang trí, sắp xếp quán, màu sắc chủ đạo của đối thủ đã phù hợp đối tượng khách hàng chưa?
- Nội thất quán đã phù hợp với nhu cầu khách hàng? Chẳng hạn cafe “hộp” đề cao sự yên tĩnh, riêng tư thì nội thất quán đã giúp khách hàng cảm nhận được sự riêng tư hay chưa.
- Ánh sáng quán đã phù hợp? Chẳng hạn định vị của quán cafe là sự sang trọng, trang nhã thì ánh sáng quán đã đủ rõ ràng, giúp khách hàng thoải mái chưa.
- Cách sắp xếp của quán đã phù hợp? Như cafe sân vườn đề cao trải nghiệm cafe trong không gian nhiều cây xanh, thoáng đãng thì cách bố trí của quán đã giúp khách tận hưởng được không gian xanh chưa.
Bạn nên đến và trải nghiệm không gian quán cafe của đối thủ từ góc độ trải nghiệm của một khách hàng, để hiểu hơn về cách đối thủ đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiểu rõ đối thủ sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội làm tốt hơn họ và cạnh tranh thành công.
2.4. Phân tích cách Marketing
Khách hàng chưa trải nghiệm dịch vụ của quán thông thường sẽ lựa chọn những quán có truyền thông cho họ cảm nhận tốt. Vì vậy có thể nói truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho các quán cà phê. Cho dù đồ uống có ngon, không gian đẹp đến mấy, nhưng lại không có người biết đến thì hoạt động kinh doanh cũng không thể vận hành được. Chính vì thế, các chủ quán sẽ cần xem xét đối thủ cạnh tranh hiện đang dùng các kênh truyền thông nào và phân tích cách thức họ truyền thông, bao gồm cả truyền thống như tờ rơi, chương trình khuyến mãi, sự kiện… và trực tuyến như website, nền tảng mạng xã hội, chạy Ads…
2.5. Phân tích Kênh phân phối và giao hàng của đối thủ
Đây là một phần quan trọng trong trong trải nghiệm dịch vụ. Khách hàng ngày này có nhiều nhu cầu khác nhau. Nếu dùng nước tại chỗ, chủ quán cần cân nhắc các quán khác phục vụ khách tận bàn hay nhận nước tại quầy bar? Nếu mua mang đi thì đối thủ đang sử dụng bao bì sản phẩm như thế nào, đóng gói ra sao? Hoặc với dịch vụ giao hàng thì đối thủ xây dựng đội ngũ shipper nội bộ hay hợp tác cùng các bên giao hàng thứ ba? Những điều này sẽ giúp các chủ quán hoàn thiện tốt nhất cho dịch vụ của mình.
3. Yếu tố nào giúp quán cà phê nổi bật hơn đối thủ?
Người kinh doanh luôn có câu “Buôn có bạn, bán có phường”. Nhìn vào thực tế, khi các cửa hàng cùng tập hợp lại trong một khu vực thì khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, đồng nghĩa với cơ hội bán được hàng của cả địa bàn kinh doanh đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cơ hội đó không phân bổ đều cho tất cả. Lúc này, điểm khác biệt sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh quyết định quán của bạn hay đối thủ sẽ hút khách hơn.
Chính điểm khác biệt này sẽ trả lời cho câu hỏi vì sao khách hàng nên chọn quán cà phê của bạn thay vì cửa hàng của đối thủ. Có thể thấy, một số quán cà phê tận dụng menu của mình với những món thức uống signature để lôi kéo khách hàng đến thưởng thức, nhưng cũng có những quán cà phê dựa cách đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng như mô hình kinh doanh cà phê học bài,….
Sự khác biệt có thể được thể hiện trong bất kỳ khía cạnh nào, miễn đó là điều mà đối thủ không có và khiến bạn trở nên đặc biệt trong mắt khách hàng.
Để làm được điều này, chủ kinh doanh có thể thử phân tích SWOT của đối thủ, từ đó có cái nhìn soi chiếu qua việc kinh doanh của mình để tìm được những điểm có thể khai thác. SWOT là một mô hình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên 4 yếu tố: S – Strengths – Điểm mạnh; W – Weaknesses – Điểm yếu; O – Opportunities – Cơ hội; T – Threats – Thách thức.
- Với các điểm mạnh của đối thủ, bạn hãy học hỏi có chọn lọc, phù hợp với việc kinh doanh của mình.
- Với các điểm yếu của đối thủ, hãy tránh lặp lại.
- Với cơ hội của họ, hãy xem xét đó có phải cũng là cơ hội của mình không và tận dụng.
- Với các thách thức của đối thủ, hãy xem xét kỹ lưỡng để tìm ra các phương án ứng phó kịp thời, vì đó cũng có thể là rủi ro tiềm ẩn của mình.
Điểm mạnh
- Họ làm tốt những điều gì?
- Đối thủ cạnh tranh có lợi thế gì hơn so với bạn?
- Quán cafe của bạn có lợi thế, điểm mạnh gì hơn so với đối thủ?
- Những điều kiện gì sẽ khiến điểm mạnh của đối thủ gia tăng?
Điểm yếu
- Điểm yếu của đối thủ là gì?
- Họ có thể làm gì để tốt hơn, khắc phục các điểm yếu?
- Các quán cafe đối thủ có thể đánh vào điểm yếu nào của bạn?
- Bạn có thể khắc phục các điểm yếu của mình bằng cách nào?
- Có cách nào để bạn khai thác được điểm yếu của đối thủ và cạnh tranh với họ?
Cơ hội
- Khách hàng đang cần các sản phẩm, dịch vụ gì liên quan đến quán cafe?
- Có nhu cầu nào của khách hàng hiện thị trường chưa đáp ứng được đầy đủ?
- Khách hàng mua gì từ đối thủ?
- Khách hàng không mua gì từ quán cafe của bạn?
- Bạn có cơ hội nào để vượt qua, cạnh tranh với đối thủ không?
- Có những mặt hàng có lợi nhuận thấp nào bạn có thể loại bỏ khỏi dịch vụ của mình không?
- Sự thay đổi về thị hiếu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng có đang tạo cơ hội kinh doanh cho bạn?
Thách thức
- Đối thủ đang có những động thái gì tạo nên thách thức cho bạn?
- Những trở lực phát triển của thị trường quán cafe hiện nay là gì?
- Những thách thức nào sẽ khiến đối thủ hoặc bạn buộc phải rời khỏi thị trường, tạm ngừng kinh doanh?
4. Sổ Bán Hàng – Phần mềm quản lý cho các chủ quán cafe
Menu Online chuyên nghiệp: Mỗi tài khoản Sổ Bán Hàng có một website bán hàng chuyên nghiệp, hiển thị thông tin món ăn, thức uống kèm hình ảnh đẹp mắt. Chủ kinh doanh dễ dàng thay đổi menu, thêm hoặc bớt mặt hàng theo nhu cầu kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ,
Phân quyền và quản lý nhân viên: Tính năng phân quyền giúp chủ kinh doanh giới hạn thông tin nhân viên được xem, ẩn quyền thêm bớt món hoặc hủy đơn theo vai trò. Điều này giúp quản lý từ xa hiệu quả, giảm thiểu rủi ro gian lận.
Quản lý đặt bàn và kiểm soát không gian: Chức năng quản lý bàn hỗ trợ đặt món và tính tiền chính xác. Nhân viên dễ dàng quan sát, hướng dẫn khách vào bàn hợp lý, giảm sai sót. Tính năng “Đặt bàn trước” giúp chuẩn bị nguyên liệu, nhân lực và không gian vào dịp đông khách, nâng cao chất lượng phục vụ.
Quản lý kho hàng và nguyên vật liệu: Chủ kinh doanh theo dõi kho hàng chi tiết, nhận cảnh báo khi hàng sắp hết. Quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ, tạo công thức sản phẩm từ nguyên liệu nhỏ lẻ, giúp lên kế hoạch nhập hàng và đẩy hàng tồn hiệu quả.
Thanh toán nhanh bằng mã VietQR Pro: Tính năng thanh toán qua mã VietQR Pro giải quyết sai sót thông tin và giả màn hình giao dịch. Chủ kinh doanh in đơn nhanh chóng, thanh toán bằng mã QR, doanh thu ghi nhận tức thì, thông tin minh bạch.
Quy trình vận hành mượt mà: Sổ Bán Hàng cung cấp bộ tính năng cao cấp cho quán cafe, giúp vận hành mượt mà. Nhân viên lên đơn tại bàn, in phiếu bếp, in tem món, thu ngân thu tiền nhanh, chính xác, giảm nhầm lẫn khi quán đông khách.
Ngoài ra, còn nhiều tính năng chuyên nghiệp như in hóa đơn bán hàng, quản lý khuyến mãi, theo dõi nhập và xuất hàng.
Mở quán cà phê với tư duy cạnh tranh, hãy thử nghiêm túc trả lời cho những câu hỏi như mình là ai, đối thủ của mình là ai, và mình có gì hơn đối thủ. Hy vọng bài viết này của Sổ Bán Hàng sẽ giúp các chủ kinh doanh có thể giải đáp tất cả những câu hỏi của mình để biết cách làm thế nào thu hút khách hàng và kinh doanh thành công.
>> Mời bạn xem thêm:
Sổ Bán Hàng – Phần mềm quản lý quán cafe, quán ăn, nhà hàng chuyên nghiệp