Credit Card là gì? Phân biệt Credit Card và Debit Card

Chia sẻ bài viết:

Credit Card là gì và khác thế nào với Debit Card chính là thông tin mà người dùng cần biết để đưa ra phương hướng sử dụng phù hợp nhất.

Thời đại công nghệ phát triển, hầu hết mọi người đều có xu hướng sử dụng thẻ thay vì dùng tiền mặt để thanh toán, chi tiêu trong sinh hoạt hằng ngày. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, nhiều loại thẻ bắt đầu xuất hiện với những vai trò riêng biệt, cụ thể như: Credit Card, Debit Card, thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ Visa,… Khá nhiều người dùng vẫn còn bối rối trong việc chọn lựa loại thẻ phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại của bản thân.

Sổ Bán Hàng trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về hai loại thẻ được tìm kiếm và sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Credit Card và Debit Card. Khám phá ngay để nắm rõ thông tin về loại thẻ sau đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan

Hình: Credit Card là gì? Phân biệt Credit Card và Debit Card
Credit Card là gì? Phân biệt Credit Card và Debit Card

1. Credit Card là gì?

Credit Card hay còn gọi là thẻ tín dụng được giải nghĩa trong Điều 3 tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN như sau:

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Để dễ hiểu hơn, Credit Card cho phép người dùng thanh toán trước các khoản mua sắm mà không yêu cầu có số tiền đó trong tài khoản. Sau đó, người dùng có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đó vào cuối mỗi kỳ thanh toán.

Credit Card được chia thành 2 loại chính theo phạm vi sử dụng:

Thẻ tín dụng nội địa (Domestic Credit Card): Dùng để thanh toán các dịch vụ và hàng hóa phạm vi trong nước. Loại thẻ này thường phí quản lý và phí dịch vụ không quá cao. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng lại không quá lớn, điều này có thể gây một số trở ngại khi sử dụng.

Thẻ tín dụng quốc tế (International Credit Card): Dùng để thanh toán các dịch vụ và hàng hóa phạm vi trong và ngoài nước. Loại thẻ này mang lại sự thuận tiện khi mua sắm hoặc du lịch nước ngoài, bạn có thể trả trực tiếp bằng thẻ mà không cần đổi tiền mặt. Đặc biệt, hạn mức tín dụng của loại thẻ này có thể lên đến vài tỷ đồng. Tuy nhiên, các phí dịch vụ và quản lý lại rất cao, chiếm khoảng 4% số tiền giao dịch.

Các loại thẻ tín dụng theo nhu cầu sử dụng: Thẻ tín dụng tích điểm, thẻ hoàn tiền, thẻ du lịch, thẻ công tác, thẻ tín dụng rút tiền mặt, thẻ mua sắm online,…

Hình: Credit Card là gì?
Nguồn: Internet
Credit Card là gì?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Thẻ tín dụng là gì? Cách mở thẻ tín dụng an toàn

Debit Card là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định thẻ debit như sau:

Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.

Để dễ hiểu hơn, Debit Card là một loại thẻ thanh toán được ngân hàng phát hành để thực hiện nhiều giao dịch. Loại thẻ cho phép bạn sử dụng số tiền nằm trong tài khoản của bạn.

Debit Card được phân thành 2 loại chính như sau:

  • Thẻ Debit nội địa: Dành cho giao dịch, thanh toán sử dụng trong nước và có mức phí sử dụng thấp. Tại Việt Nam, thẻ Debit nội địa thường được gọi là thẻ Napas.
  • Thẻ Debit quốc tế: Là loại thẻ cho phép sử dụng trên toàn cầu. Khi sử dụng thẻ Debit quốc tế, bạn có thể phải thanh toán một số khoản phí nhất định như phí duy trì thẻ chẳng hạn.
Hình: Debit Card là gì?
Nguồn: Internet
Credit Card là gì, Debit Card là gì?
Nguồn: Internet

Phân biệt Credit Card và Debit Card

Credit CardDebit Card
Cấu tạo thẻ– Có chữ “Credit”
– Chip điện tử
– Dải băng từ chứa số CVC/CVI
– Có chữ “Debit”
– Biểu tượng (thường là VISA hoặc Mastercard)
Mức chi tiêu– Dựa vào hạn mức và bên phát hành thẻ cung cấp.
– Có thể thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ (Một số tổ chức ngân hàng cho phép bạn chi vượt mức thỏa thuận nhưng phải trả thêm khoản phí)
– Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản
– Không thể thanh toán nếu không đủ tiền trong tài khoản
Điều kiện mở thẻ– Hồ sơ chứng minh thu nhập
– Hợp đồng lao động
– Giấy tờ tài sản sở hữu
Chỉ cần có CMND/ CCCD
Các loại phí, lãi suất– Các mức phí thẻ tín dụng (phí rút tiền, thẻ thường niên) rất cao, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế
– Chịu mức lãi suất cao nếu thanh toán chậm
– Tùy vào mức tính phí của các ngân hàng, đa phần sẽ rẻ hơn thẻ tín dụng.
– Không chịu lãi suất
Xếp hàng tín dụngKhông bị ảnh hưởng đến điểm tín dụngThanh toán dư đúng hạn sẽ giúp bạn có xếp hạng tín dụng cao
Bảng 1: Credit Card là gì – Phân biệt Credit Card là gì và Debit Card

>> Có thể bạn quan tâm: Tín dụng và vay ngân hàng khác nhau như thế nào?

Nên sử dụng Credit Card hay Debit Card

Việc sử dụng loại thẻ Credit Card hay Debit Card sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng cá nhân cụ thể. Nếu bạn chỉ muốn sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cơ bản như thanh toán cho mua sắm sinh hoạt hàng ngày, rút tiền mặt, chuyển khoản và chi tiêu giới hạn trong số tiền có sẵn trong tài khoản thì Debit Card là lựa chọn phù hợp nhất. Đây là loại thẻ phù hợp cho những ai không muốn “nợ” cũng như muốn tránh rủi ro từ các khoản vay khi không tự tin bản thân có thể quản lý chi tiêu chặt chẽ được.

Nếu bạn muốn tận dụng linh hoạt các ưu đãi và lợi ích mua trước – trả sau của thẻ tín dụng để mua các món đồ giá trị hơn như nhà, xe, bất động sản,… thì thẻ tín dụng chính là chân ái của bạn. Việc này đồng nghĩa rằng bạn phải quản lý chi tiêu chặt chẽ, thường xuyên theo dõi dư nợ để tránh bị chịu lãi suất khi trả chậm và duy trì điểm tín dụng tích cực. Nếu bạn là một tín đồ du lịch, mua sắm thì không nên bỏ qua khái niệm Credit Card là gì nhé.

Hình: Nên sử dụng Credit Card hay Debit Card
Nguồn: Internet
Credit Card là gì -Nên sử dụng Credit Card hay Debit Card
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bẫy tín dụng đen, coi chừng nợ nần ngập đầu

Nói tóm lại, dù sử dụng Credit Card hay Debit Card thì việc quản lý chi tiêu cá nhân cũng đều quan trọng và cần phải được theo dõi thường xuyên. Hãy phân bổ ngân sách một cách phù hợp để duy trì dòng tiền một cách ổn định, đảm bảo chất lượng cuộc sống của mình. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng để lựa chọn đường hướng tài chính phù hợp cho bản thân.

Chia sẻ bài viết: