Lễ cúng giao thừa là một trong những phong tục có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Thông thường, lễ cúng giao thừa thường được tổ chức tại gia. Tuy nhiên, đối với các gia đình có cửa hàng để kinh doanh buôn bán thì có cần thiết phải cúng giao thừa không? Để trả lời cho câu hỏi đó, xin mời bạn tham khảo ngay bài viết hôm nay của Sổ Bán Hàng nhé!
1. Có nên cúng giao thừa ở cửa hàng không?
Giao thừa được xem làm một thời khắc thiêng liêng. Là lúc chuyển giao giữa một năm cũ đã qua và đón chào một năm mới may mắn và tràn đầy sức sống đến.
Thông thường, chúng ta thường tổ chức cúng giao thừa ngay tại gia. Vậy đối với các chủ cửa hàng buôn bán có nên cúng giao thừa ở cửa hàng không? Theo các chuyên gia tâm linh nhận định, bạn có thể cúng giao thừa ở nơi buôn bán nếu điều kiện kinh tế cho phép. Nếu không có điều kiện kinh tế và thời gian thì chỉ nên cúng ở tại gia. Và đầu năm, trước khi mở cửa bắt đầu việc bán hàng trong năm mới thì làm lễ cúng mở hàng đầu năm mới là được.
>> Mời bạn đọc thêm: Tại sao cửa hàng kinh doanh nên cúng ông Công ông Táo?
2. Mâm lễ cúng giao thừa ở cửa hàng bao gồm những gì?
Thông thường theo phong tục cúng giao thừa ở tại gia thì bạn sẽ cần chuẩn bị một mâm lễ cúng trong nhà và ngoài trời. Nhưng đối với việc cúng giao thừa ở cửa hàng thì bạn chỉ cần làm một lễ cúng ở trong nhà là được. Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể làm mâm lễ ngọt và mặn, to hay nhỏ khác nhau. Dưới đây là những đồ cúng giao thừa ở cửa hàng cần phải có như sau:
- Lễ ngọt
Mâm lễ ngọt bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau: một mâm ngũ quả hoặc một đĩa hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, chén rượu, nước…
- Lễ mặn
Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể chuẩn bị những mâm cỗ cúng khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải thành tâm gửi đến các vị thần linh, thổ địa, chỉ có như vậy mới khiến cho các vị thần tiếp tục phù hộ cho gia chủ:
- Một con gà
- Thịt lợn luộc hoặc giò
- Bánh chưng hoặc bánh tét
- Một đĩa xôi
- Một bát canh (canh măng, canh miến hoặc canh mọc)
- Một đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa muối, đĩa gạo
- Chén rượu, chén nước
- Trầu cau
- Vàng mã
- Lọ hoa tươi
- Nhang thơm, nến cốc
>> Mời bạn xem thêm: Màu sắc may mắn cho 12 con giáp giúp khai thông tài vận năm 2023
3. Lưu ý khi cúng giao thừa ở cửa hàng
Một số lưu ý cho bạn khi thực hiện lễ cúng giao thừa:
- Trước khi cúng giao thừa cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự chỉnh tề.
- Có thể bày mâm cỗ cúng giao thừa ở bàn thờ Thần Tài hoặc bày trên bàn nhỏ để gần cửa ra vào.
- Cúng giao thừa quán thì bạn không cần phải chờ đến 12h đêm mới được cúng mà bạn có thể sắp xếp thời gian cúng trước đó để có thể sắp xếp việc cúng ở nhà.
- Nên chú ý chờ hương, nến tắt hết mới được rời quán về nhà để tránh hỏa hoạn có thể xảy ra.
- Các lễ vật sau khi cúng không nên bỏ mà nên chia cho những người trong gia đình để cùng nhau hưởng lộc.
>> Mời bạn đọc thêm: Top 5 điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà dân kinh doanh phải biết
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về việc Cúng giao thừa ở cửa hàng. Chúc cửa hàng của bạn năm mới phát tài phát đạt, vạn sự như ý!
*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Mời bạn đọc thêm:
- Những lưu ý khi kinh doanh phụ kiện thời trang online: Mảnh đất béo bở cho người kinh doanh ít vốn
- 4 ý tưởng kinh doanh vốn ít hái ra tiền trong dịp Tết 2023
- 3 cách để quản lý nhân viên bán hàng siêu hiệu quả doanh nghiệp nên áp dụng
- Tạo cửa hàng Online trên SoBanHang chỉ trong chưa đầy 1 phút – SoBanHang
- 8 cách tăng doanh thu nhanh nhất trên Sổ Bán Hàng – SoBanHang