Cẩm nang kinh doanh F&B hiệu quả, 7 lưu ý nhất định phải biết để thành công
Ngành F&B tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội và tiềm năng. Tuy nhiên, cùng với đó là không ít rủi ro và thách thức mà các chủ kinh doanh cần phải lưu ý. Bài viết dưới đây của Sổ Bán Hàng sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố cần thiết để kinh doanh F&B hiệu quả và bền vững.
>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng 3.0: Giao diện đẹp mắt – Tính năng mạnh mẽ – Hiệu suất bán hàng vượt trội!
1. Tiềm năng kinh doanh F&B
Ngành F&B (Food and Beverage – Ẩm thực và dịch vụ ăn uống) tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với một tiềm năng không nhỏ. Theo nhiều khảo sát, gần 80% doanh nghiệp trong ngành đang có kế hoạch mở rộng mô hình kinh doanh dù nền kinh tế có gặp nhiều khó khăn. Điều này cho thấy rằng, ngành F&B không chỉ là một ngành tiềm năng mà còn là một cơ hội lớn đối với các nhà đầu tư.
- Nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh: Một khảo sát với sự tham gia của hơn 4000 nhà hàng cho thấy người Việt Nam đang chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình. Khoảng 8% doanh thu ngành F&B đến từ dịch vụ nhà hàng và con số này dự kiến sẽ tăng thêm 5-10% trong các năm tiếp theo. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh ăn uống, đặc biệt tại các thành phố lớn.
- Tăng trưởng doanh thu ấn tượng: Tổng doanh thu ngành F&B nửa đầu 2024 đã vượt mốc 403,9 nghìn tỷ đồng, bằng gần 70% doanh thu cả năm 2023, bất chấp sự khó khăn đa ngành. Đây là một con số khổng lồ, phản ánh sự mạnh mẽ của thị trường này.
- Các xu hướng mới trong F&B: Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tiêu thụ thực phẩm tiện lợi và lành mạnh hơn, điều này đã và đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình đồ uống và thức ăn nhanh quy mô nhỏ, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
2. Rủi ro trong kinh doanh F&B là gì?
Dù có tiềm năng lớn, nhưng kinh doanh F&B không phải là một con đường dễ dàng. Dưới đây là một số rủi ro bạn cần lưu ý khi tham gia vào ngành này.
- Rủi ro tài chính:
Thiếu vốn lưu động hoặc không kiểm soát tốt tài chính có thể gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Việc mở cửa hàng F&B đòi hỏi đầu tư lớn vào mặt bằng, trang thiết bị, nguyên liệu, và nhân sự, do đó cần phải có một kế hoạch tài chính chi tiết để tránh các khoản chi ngoài dự kiến.
Cách phòng tránh: Lập kế hoạch tài chính chặt chẽ, duy trì quỹ dự phòng, và thường xuyên theo dõi dòng tiền để có những điều chỉnh kịp thời.
- Rủi ro từ nguồn cung cấp nguyên liệu:
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ trong F&B là nguyên liệu. Nếu bạn không đảm bảo được chất lượng nguyên liệu hoặc gặp phải nhà cung cấp giao hàng trễ, chất lượng món ăn có thể giảm sút, ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng.
Cách phòng tránh: Xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp uy tín, kiểm tra chất lượng hàng hóa thường xuyên và lên kế hoạch dự phòng.
- Rủi ro mất cắp và gian lận:
Ngành F&B có thể gặp phải tình trạng mất cắp hàng hóa, đặc biệt là khi các mặt hàng có giá trị thấp nhưng dễ bị lấy trộm.
Cách phòng tránh: Cài đặt hệ thống giám sát an ninh như camera, sử dụng tem chống trộm, và bố trí cửa hàng hợp lý để hạn chế rủi ro này.
- Rủi ro vệ sinh an toàn thực phẩm:
Vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm có thể dẫn đến đình chỉ hoạt động hoặc bị xử phạt. Điều này đặc biệt nghiêm trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và sức khỏe của khách hàng.
Cách phòng tránh: Tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh, đảm bảo nguyên liệu sạch, bảo quản đúng cách và thực hiện kiểm tra vệ sinh định kỳ.
- Rủi ro từ cạnh tranh:
Với số lượng nhà hàng và quán ăn ngày càng nhiều, cạnh tranh trong ngành F&B rất gay gắt, là một trong những ngành kinh doanh có mức cạnh tranh khốc liệt nhất. Dù vẫn luôn tồn tại nhiều tiềm năng trong bối cảnh nhiều cửa hàng tiếp tục phát triển lớn mạnh, thế nhưng sự lụi tàn của hàng loạt ông lớn lẫn của hàng lớn nhỏ trong ngành F&B vẫn là một điều đáng ngại.
Cách phòng tránh: Tạo sự khác biệt bằng cách cung cấp chất lượng dịch vụ vượt trội, lựa chọn các sản phẩm độc đáo, và xây dựng chương trình khách hàng thân thiết.
>>Mời bạn xem thêm: Kết nối đơn vị vận chuyển siêu HOT: Kết nối cực nhanh – Bán hàng cực dễ!
3. Mở cửa hàng F&B cần giấy phép gì?
3.1. Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Theo Điều 34 và Điều 28 của Luật An toàn Thực phẩm 2010, các cá nhân và tổ chức muốn mở nhà hàng hoặc quán ăn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Hộ kinh doanh: Đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà hàng, quán ăn, và dịch vụ ăn uống.
- Công ty: Đăng ký ngành nghề cung cấp dịch vụ ăn uống, bao gồm cả dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động và đồ uống.
- Công ty vốn nước ngoài: Đăng ký mục tiêu dự án cung cấp đồ ăn và đồ uống.
- Sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cửa hàng F&B
- Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm tại nơi chế biến và cung cấp dịch vụ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Luật này.
- Nếu nhà hàng có bán bia, rượu hoặc thuốc lá, cần hoàn thành thủ tục xin giấy phép cho những mặt hàng này.
Việc thực hiện đầy đủ các thủ tục trên là rất quan trọng để đảm bảo nhà hàng, quán ăn hoạt động hợp pháp và tránh gặp phải sự cố với các cơ quan chức năng.
3.2. Giấy phép kinh doanh F&B cần phải có
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:
Để được cấp giấy phép này, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm:
- Xác minh nguồn gốc nguyên liệu, chứng minh xuất xứ và hạn sử dụng.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn sức khỏe liên quan đến phụ gia và hóa chất theo quy định của Bộ Y tế.
- Đảm bảo vệ sinh cơ sở vật chất và các thiết bị chế biến thực phẩm.
- Đảm bảo nhân viên phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và hoàn thành khóa tập huấn về an toàn thực phẩm.
- Cần chứng minh rằng cơ sở không nằm trong khu vực có vấn đề về thoát nước hay ứ đọng cống rãnh.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
- Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (nếu có bán rượu trong nhà hàng)
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng)
3.3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống
Để đăng ký giấy phép kinh doanh cho nhà hàng hoặc quán ăn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (còn hạn) của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
- Bản sao công chứng biên bản họp thành lập hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng
- Nếu bạn kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể, hãy nộp hồ sơ tại Phòng Kế hoạch – Tài chính của UBND cấp huyện/quận nơi bạn đặt nhà hàng.
- Nếu bạn thành lập doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi trụ sở kinh doanh.
- Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, UBND sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong vòng 3 – 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ nhận thông báo yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế
4. Những yếu tố cần lưu ý khi kinh doanh F&B
4.1. Chiến lược kinh doanh
Lập chiến lược kinh doanh là bước quan trọng giúp chủ đầu tư định hướng cho mọi hoạt động kinh doanh F&B. Các yếu tố cần lưu ý bao gồm:
- Mục tiêu kinh doanh: Đặt ra các mục tiêu rõ ràng, như tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường hoặc tối đa hóa lợi nhuận.
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ: Tìm hiểu nhu cầu thị trường, hành vi khách hàng và đánh giá cạnh tranh để phát hiện cơ hội mới.
- Lựa chọn mô hình kinh doanh: Chọn mô hình phù hợp với nhu cầu thị trường và thế mạnh mà bạn có.
- Chiến lược giá cả: Cân nhắc giữa giá cả và khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu để đảm bảo tính cạnh tranh.
- Marketing ngành F&B: Đầu tư vào marketing và quảng cáo là yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển thương hiệu. Bạn cần xây dựng chiến lược quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xác định phương hướng hoạt động và giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình kinh doanh.
- Phần mềm quản lý F&B: Sử dụng phần mềm quản lý giúp kiểm soát chi tiết về tồn kho, đơn hàng và quản lý tài chính một cách chính xác và hiệu quả.
Sổ Bán Hàng – phần mềm hỗ trợ thông minh cho chủ kinh doanh FnB
Sổ Bán Hàng cung cấp bộ tính năng toàn diện cho các cửa hàng F&B, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành chỉ qua một ứng dụng duy nhất: quản lý nguyên vật liệu, nhân viên, đặt bàn, quản lý ca làm việc, xử lý đơn hàng và thanh toán trực tiếp tại bàn, v.v.
- Website tích hợp mã QR hoạt động như menu trực tuyến, khách hàng chỉ cần quét mã là có thể xem menu và đặt món ngay tại bàn, giúp cập nhật món mới hoặc chỉnh sửa menu hàng ngày một cách dễ dàng.
- Tính năng quản lý bàn và đặt chỗ trước giúp bạn kiểm soát lượng khách và tối ưu hóa thời gian vào giờ cao điểm.
- Kết nối với nhiều thiết bị in, như in tem món, in hóa đơn, in phiếu bếp, giúp quy trình bán hàng diễn ra mượt mà và liền mạch.
- Cung cấp đa dạng phương thức thanh toán, bao gồm ATM, Thẻ Visa/MasterCard, chuyển khoản ngân hàng và quét mã VietQR. Đặc biệt, tính năng quét mã VietQR Pro tự động tạo mã QR với giá trị đơn hàng, giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng mà không cần nhập lại thông tin, đồng thời thông báo tiền thanh toán ngay cho cả chủ và nhân viên, tiết kiệm thời gian đối soát.
>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng là giải pháp thúc đẩy phát triển ngành F&B sau đại dịch
4.2. Vị trí và không gian quán ăn
Vị trí là yếu tố quyết định trong ngành F&B, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Để chọn được mặt bằng hợp lý, cần ưu tiên các khu vực đông người qua lại như khu dân cư, trường học hoặc chợ. Chủ đầu tư nên cân nhắc giữa chi phí thuê và lợi ích từ lượng khách tiềm năng mà vị trí mang lại. Không gian quán cũng cần được tối ưu để tạo trải nghiệm khách hàng tốt nhất, từ việc sắp xếp bàn ghế đến trang trí quán sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh.
4.3. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Nhân viên là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ trong ngành F&B. Chủ đầu tư cần chú trọng đến tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Kế hoạch đào tạo dài hạn sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà hàng. Cần thực hiện việc tái đào tạo thường xuyên để nhân viên luôn cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng phục vụ.
4.4. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh F&B. Đảm bảo chất lượng món ăn, thức uống và dịch vụ khách hàng sẽ giúp duy trì lượng khách hàng trung thành và tạo lợi thế cạnh tranh. Các nhà hàng hiện nay cũng đang áp dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình phục vụ, từ việc nhận đơn đến giao hàng trực tuyến. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng.
4.5. Quản lý tài chính
Quản lý tài chính là yếu tố quan trọng để nhà hàng hoạt động hiệu quả. Chủ đầu tư cần theo dõi dòng tiền, chi phí và doanh thu để duy trì hoạt động ổn định. Việc thiết lập ngân sách hợp lý và kiểm soát chi phí sẽ giúp tối ưu hóa dòng tiền và tăng lợi nhuận lâu dài.
4.6. Chiến lược tiếp thị và marketing
Tiếp thị trong ngành F&B cần phải xây dựng chiến lược phù hợp với khách hàng mục tiêu. Các chiến dịch tiếp thị trực tuyến qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, tăng sao đánh giá Google hay thông qua các sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng cường sự hiện diện của nhà hàng. Ngoài ra, việc tổ chức các chương trình khuyến mãi và hợp tác với KOLs cũng giúp thu hút nhiều khách hàng hơn.
4.7. Áp dụng công nghệ hiện đại
Việc áp dụng công nghệ trong quản lý nhà hàng giúp tăng cường hiệu quả vận hành và giảm thiểu lỗi nghiệp vụ. Các công cụ phần mềm quản lý F&B giúp tối ưu hóa quy trình từ việc quản lý đặt hàng, kiểm soát kho hàng đến phân tích doanh thu. Việc ứng dụng công nghệ là giải pháp giúp doanh nghiệp F&B duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững.
>>Mời bạn xem thêm: Cách đặt tên shop hay và ấn tượng: Hướng dẫn và gợi ý
5. Các kênh kinh doanh F&B online
Mạng xã hội
Mạng xã hội như Facebook, Instagram và Zalo là các công cụ quảng bá phổ biến giúp chủ quán tiếp cận khách hàng nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá thực đơn, các chương trình khuyến mãi và giao lưu trực tiếp với khách hàng qua các bài đăng, video hoặc livestream. Tuy nhiên, một số rủi ro có thể gặp phải là việc giao hàng không kịp thời, do thiếu nhân lực vào giờ cao điểm, hoặc shipper không chuyên nghiệp gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Ứng dụng giao đồ ăn
Các ứng dụng giao đồ ăn như GrabFood, ShopeeFood,… giúp bạn tiếp cận một lượng khách hàng lớn, đặc biệt là khi khách hàng có nhu cầu đặt đồ ăn từ xa. Quá trình này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị món ăn và giao cho các đối tác vận chuyển. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến phí vận chuyển và các chi phí khác do các ứng dụng giao đồ ăn thu, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của cửa hàng. Bạn nên đánh giá kỹ lưỡng mức phí của từng ứng dụng và cân nhắc để tối ưu chi phí vận hành.
Tiktok và các sàn thương mại điện tử (TMĐT)
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng trực tuyến, Tiktok và các sàn TMĐT như Shopee, Lazada không chỉ là nơi bán sản phẩm thông thường mà còn đang trở thành nơi kinh doanh hiệu quả cho các món ăn vặt và các sản phẩm chế biến sẵn. Các món ăn phù hợp với việc bảo quản lâu dài và có thể giao dễ dàng sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng trên những kênh này. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng các món ăn có thể đáp ứng được yêu cầu về bảo quản và vận chuyển.
Website
Mở một website riêng cho cửa hàng F&B không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn mang lại sự chủ động trong việc quản lý đơn hàng, khách hàng và thanh toán. Bạn có thể thiết lập các cổng thanh toán trực tuyến, giúp khách hàng dễ dàng mua sắm mà không cần qua trung gian. Hơn nữa, website còn giúp quản lý tồn kho và quảng bá thực đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng lâu dài.
>>Mời bạn xem thêm: 10 cách giải vận xui buôn bán ế ẩm cho chủ kinh doanh
6. Xu hướng ngành F&B 2024 và 2025
Dưới đây là những xu hướng nổi bật mà các doanh nghiệp F&B cần lưu ý trong giai đoạn từ cuối năm 2024 tới 2025:
- Làn sóng đồ uống tiện lợi
Với nhu cầu ngày càng cao về sự tiện lợi và nhanh chóng, các mô hình đồ uống quy mô vừa và nhỏ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các cửa hàng đồ uống có chi phí đầu tư hợp lý, vị trí thuận tiện và menu đa dạng, phù hợp với xu hướng “mua mang đi” hoặc giao hàng sẽ tiếp tục là xu hướng dẫn đầu trong năm 2024 và 2025.
- Trend về xu hướng ẩm thực: Nhu cầu “ăn sạch, uống sạch” tăng cao
Với xu hướng ngày càng tăng về sức khỏe, người tiêu dùng đang dần chuyển sang lựa chọn thực phẩm sạch, ít đường, ít muối và có nguồn gốc từ thực vật. Các món ăn và thức uống vegan, cùng với các siêu thực phẩm từ cá và thực vật biển, trở thành lựa chọn ưu tiên. Do đó, trong năm 2025 và các năm tiếp theo, các chủ kinh doanh F&B nên tập trung vào phát triển các sản phẩm healthy, đáp ứng nhu cầu ăn uống lành mạnh của khách hàng, một xu hướng bền vững và lâu dài trong ngành.
- Nâng cao chất lượng và trải nghiệm
Kinh doanh F&B không chỉ là về món ăn mà còn là về trải nghiệm khách hàng. Các doanh nghiệp F&B cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng để duy trì sự hài lòng và trung thành. Việc sử dụng công nghệ và đổi mới quy trình phục vụ cũng sẽ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Chuyển đổi số trong kinh doanh F&B – Trend về nền tảng kết nối
Sự chuyển mình từ mô hình bán hàng offline sang online trong ngành F&B đang diễn ra mạnh mẽ. Doanh nghiệp cần tích hợp các kênh bán hàng số hóa, từ website, ứng dụng di động đến các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến như GrabFood, ShopeeFood, BeFood,… Điều này không chỉ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài.
Tiếp thị trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok) tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B. Cần xây dựng chiến lược marketing số để quảng bá thương hiệu, kết nối với khách hàng và thúc đẩy doanh thu. Đồng thời, việc sử dụng các chiến dịch quảng cáo, livestream, và hợp tác với KOLs, KOCs (nếu kinh doanh với quy mô lớn) sẽ giúp tăng sự chú ý và thu hút khách hàng.
- Trend về concept thưởng thức:
Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng đồ ăn mà còn đến không gian thưởng thức. Các quán F&B có một concept độc đáo, như không gian nghỉ ngơi, thư giãn, hoặc các quán ăn có chủ đề (ví dụ như quán cafe, nhà hàng với concept đặc biệt như Phê La) sẽ thu hút giới trẻ và tạo sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
- Trào lưu các món ăn, đồ uống hot
Thị trường F&B luôn thay đổi với các món ăn, thức uống “hot trend”. Không phải xu hướng nào cũng bền vững. Các món ăn “dài hơi”, ổn định và dễ phát triển lâu dài vẫn sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho những ai muốn phát triển bền vững. Tuy nhiên cũng cần “bắt trend” phù hợp để bắt kịp xu hướng.
Kinh doanh F&B đang mở ra nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng không thiếu thử thách. Chúc bạn sẽ xây dựng được một mô hình kinh doanh F&B vững mạnh và phát triển bền vững trong tương lai!
>> Mời bạn xem thêm:
“Đơn giản – Tinh gọn – Giao việc”: Chủ quán Sushi phát triển chuỗi 5 chi nhánh cùng Sổ Bán Hàng!
FnB Việt Nam 2024: Cơ hội đột phá nào cho chuỗi thương hiệu?
Cà phê mang đi là gì? Trọn bộ bí quyết kinh doanh Cafe Take Away
Hướng dẫn từ A – Z cách tạo trang Website cho chủ kinh doanh
Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh
Tổng hợp mẹo xin vía buôn may bán đắt và giữ chân khách hàng