Nhân viên lơ là, chểnh mảng công việc – Bí quyết “xử đẹp” cho chủ

Chia sẻ bài viết:

Quán đông, phục vụ chậm do thiếu công cụ quản lý là lỗi của chủ. Khách đông, có sẵn quy trình làm việc, khách vẫn càu nhàu thì chắc chắn nhân viên lơ là!

Kiểm soát nhân viên luôn là vấn đề khiến chủ cửa hàng phải “nhức đầu” bởi lẽ chủ nào cũng muốn nhân viên làm việc hiệu quả, không xao nhãng trong giờ làm nhưng nhân viên lại thường có xu hướng muốn làm việc trong môi trường thoải mái. Vậy phải giải quyết thế nào cho hợp lý? Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ bạn “tips” quản lý nhân viên lơ là, chểnh mảng công việc theo 4 cấp độ nhé!

1. Nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa lời khuyên tích cực khi nhân viên lơ là

Bước đầu tiên trong quản lý nhân viên là tạo động lực và khích lệ. Bạn nên sử dụng phương pháp giao tiếp tích cực, nhắc nhở nhân viên về các mục tiêu và kỳ vọng kinh doanh một cách nhẹ nhàng.

Ngoài ra ở bước này cũng bao gồm việc khen ngợi công khai khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; lắng nghe quan điểm và đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng để họ biết mình cần cải thiện những gì và hạn định thời gian mà bạn đưa ra để họ sửa đổi cũng như cải thiện hiệu suất. Mục đích của điều này là để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được trân trọng và khích lệ, tránh tình trạng nhân viên lơ là, xao nhãng.

>> Mời bạn xem thêm: 3 lợi ích khi phân công công việc và quản lý nhân viên hiệu quả

2. Xem xét lại quy trình, phân công vị trí cụ thể hơn

Nếu nhắc nhở nhẹ nhàng không mang lại kết quả mong đợi, bước tiếp theo là xem xét lại quy trình làm việc và phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân. Đôi khi sự lơ là của nhân viên bắt nguồn từ cảm giác không cam kết với nhiệm vụ của mình. Cách duy nhất để khắc phục điều này là phân công nhiệm vụ phù hợp với kỹ năng và mong muốn của từng người để tối đa hóa năng suất và hạn chế sự xao nhãng trong quy trình làm việc, cũng hạn chế việc trốn tránh trách nhiệm.

Cách xử lý khi nhân viên lơ là, chểnh mảng công việc
Phân quyền rõ ràng cho từng nhân viên để tránh xao nhãng công việc.

Để làm được như vậy, trước hết cần phải hiểu được nhu cầu của từng nhân viên. Giống như việc những người trẻ thường mong muốn được học hỏi và rèn luyện, phụ nữ có gia đình sẽ có nhu cầu về thời gian, mặt khác nếu chưa có gia đình lại cần tiền bạc để chăm sóc làm đẹp. Đối với công việc cũng vậy, ai cũng có mục tiêu và định hướng khác nhau.

Vậy nên thay vì đào tạo và bắt buộc mỗi người đều phải làm quá nhiều đầu việc, dễ dẫn tới việc chán nản và ỷ lại, không cam kết với từng nhiệm vụ, hãy thường xuyên nói chuyện để tìm ra nhu cầu thực sự của nhân viên và phân công vị trí cụ thể, đảm bảo mỗi nhân viên đều rõ ràng về trách nhiệm của mình. Điều này sẽ giúp bạn phân đúng người đúng việc, giảm sai sót, đồng thời tạo động lực cho nhân viên phát triển.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 dấu hiệu cho biết nhân viên của bạn đang gian lận

3. Cảnh cáo và giám sát gắt gao từng người một

Đối với những trường hợp nhân viên liên tục thể hiện hiệu suất làm việc kém dù đã thử qua hai bước đầu, người quản lý nhân sự cần phải tiến hành cảnh cáo và giám sát nghiêm ngặt hơn. Việc làm này sẽ cho các nhân viên biết rằng bạn xem vấn đề này là nghiêm trọng và sẽ không dễ dãi với sự thiếu trách nhiệm. Ngoài ra, đôi khi các nhân viên khác sẽ trở nên thờ ơ và lơi lỏng công việc đi nếu họ thấy những cá nhân làm việc tắc trách, lơ là mà không bị trách phạt gì.

Cách xử lý khi nhân viên lơ là, chểnh mảng công việc
Giám sát chặt chẽ từng người để nâng cao hiệu suất làm việc
Nguồn: Internet

Có thể thiết lập các buổi đánh giá định kỳ để theo dõi tiến độ và giám sát từng nhân viên cụ thể. Việc giám sát cần kết hợp với việc đưa ra cảnh báo chính thức về hành vi và hiệu suất làm việc không đạt yêu cầu. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc luôn luôn quá soi xét và thể hiện sự khó chịu bởi việc quản lý nhân viên là một nghệ thuật, hãy có cách nói chuyện hợp tình hợp lý để đạt được hiệu quả.

4. Đánh thẳng vào tài chính, trừ lương nếu còn phản hồi xấu

Trong trường hợp cảnh báo và giám sát không mang lại kết quả, nhân viên vẫn lơ là, chểnh mảng công việc thì bước cuối cùng là áp dụng hình phạt tài chính. Các biện pháp này có thể bao gồm việc trừ lương hoặc không tăng lương dựa trên hiệu suất làm việc. Hình thức này nên được sử dụng như một giải pháp cuối cùng, khi tất cả các biện pháp khác đã thất bại, và phải được thông báo rõ ràng cho nhân viên hiểu rằng những hành vi không phù hợp sẽ có hậu quả tài chính.

Áp dụng 4 cách trên, chưa thể cải thiện được hiệu quả phục vụ khách, đã đến lúc cửa hàng bạn cần “thay máu” rồi đấy!

5. Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên, hạn chế nhân viên lơ là

Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên là lựa chọn tối ưu mang lại sự thuận lợi và hiệu quả kinh doanh cho các chủ cửa hàng. Phần mềm Sổ Bán Hàng với tính năng “Quản lý nhân viên” sẽ giúp chủ kinh doanh:

  • Phân quyền cho từng nhân viên theo vai trò phù hợp
  • Thiết lập ca làm việc một cách linh hoạt, đảm bảo mọi nhân viên đều có mặt đúng giờ, đúng vị trí
  • Theo dõi chi tiết lịch sử hoạt động của nhân viên
  • Báo cáo hoạt động bán hàng theo đơn hàng, doanh thu theo từng ca nhân viên.
  • Nhân viên hiểu đúng vai trò cần làm, không nhìn thấy các thông tin mà chủ hạn chế.
  • Kiểm soát chặt chẽ tiền kết ca,…

Bạn sẽ dễ dàng biết được nhân viên nào đang làm việc hiệu quả, ai là người kém hiệu suất và gian lận trong công việc và rất nhiều những tiện ích khác. Còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay hôm nay để việc quản lý nhân viên không còn là nỗi lo mỗi ngày!

>> Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn quản lý và phân quyền cho nhân viên trên phần mềm Sổ Bán Hàng

>> Mời bạn xem thêm:

Nhận biết 5 “mánh khóe” nhân viên gian lận và cách “trị” của chủ cao tay

3 cách quản lý nhân viên bán hàng siêu hiệu quả

Mẫu nội quy nhân viên phục vụ quán cafe tiêu chuẩn năm 2024

Chia sẻ bài viết: