5 nguyên nhân khiến tiền mặt bị “xa lánh”
Những năm gần đây, tiền mặt đang dần bị “xa lánh” bởi xu hướng thanh toán không tiền mặt đang phổ biến tại Việt Nam, bởi rất nhiều lợi ích mà nó mang lại cho người dùng: thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro,…
Tiền mặt đang mất dần đi vị thế của mình, nếu như trước đây khi đi ra ngoài mọi người phải chuẩn bị tiền mặt mang theo để chi trả cho những hóa đơn ăn uống, mua sắm,… Bây giờ chỉ cần mang theo chiếc điện thoại thông minh, hay thẻ ATM, thẻ tín dụng,… là các giao dịch cần thanh toán diễn ra nhanh chóng, đơn giản.
Ngoài ra tiền mặt ngày càng ít phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác, cả nhà cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu nhé!
1. Mang theo tiền mặt có thể gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn
Việc mang theo nhiều tiền mặt bên mình có thể gây ra những rủi ro không mong muốn như: đánh rơi tiền, bị mất cắp tiền,… điều này sẽ trở thành một trải nghiệm tồi tệ đối với những ai gặp phải!
Bên cạnh đó, việc thực hiện những giao dịch lớn hay những giao dịch có khoảng khách địa lý nhất định giữa người bán và người mua cũng gặp phải nhiều trở ngại, nếu họ lựa chọn phương thức giao dịch là tiền mặt. Bởi vì, khó tránh khỏi khó khăn trong việc bảo đảm cho sự an toàn của người vận chuyển.
Trong trường hợp không mong muốn khác, khách hàng không đem đủ tiền mặt, khiến họ phải lựa chọn giữa việc quay về lấy hoặc ghi nợ, cũng mang lại một trải nghiệm mua sắm không tốt.
2. Giao dịch bằng tiền mặt có tính an toàn thấp
Bên cạnh những rủi ro như đánh rơi tiền, mất tiền,… thì việc đảm bảo an toàn của bản thân khi sở hữu một lượng tiền mặt lớn bên mình cũng rất quan trọng. Ngày nay, việc thanh toán online cho các hóa đơn mua sắm sẽ hạn chế nguy cơ cướp giật, đảm bảo an toàn cho cả chủ cửa hàng và khách hàng.
3. Khó khăn trong quản lý doanh thu
Việc quản lý doanh thu vào mỗi cuối ngày cũng là một bài toán căng não cho chủ cửa hàng khi tiền mặt là phương thức thanh toán chính của họ. Bởi vì cách làm này sẽ khiến chủ cửa hàng mất hàng giờ liền để kiểm đếm lại nguồn tiền thu chi mỗi cuối ngày. Chỉ một vài sai sót, chủ cửa hàng phải mất thêm thời gian ngồi đối soát lại toàn bộ sổ sách. Từ đó, gây ra nhiều bất tiện, khiến chủ cửa hàng tốn nhiều thời gian và gia tăng khối lượng công việc hằng ngày của họ.
Trường hợp chủ cửa hàng có thuê nhân viên, điều đó sẽ khiến họ phải tốn thêm một lượng ngân sách nhất định, hay tệ hơn chủ cửa hàng sẽ bị nhân viên gian lận trong quá trình tất toán cuối ngày.
4. Tiền mặt chứa hàm lượng vi khuẩn cao và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh
Sau đại dịch Covid-19, mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe hơn, tỏ ra e sợ và tìm cách phòng tránh sự nguy hiểm của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì thế mà nhiều người hạn chế dùng tiền mặt và ưa thích hình thức thanh toán online hơn để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Một nghiên cứu của New York Times, cho thấy trên tiền mặt có hơn 3000 loại vi khuẩn đang ẩn nấp, con số này sẽ là mối gây họa thực sự cho chủ cửa hàng và khách hàng. Vì vậy, việc hạn chế sử dụng tiền mặt cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe cho chủ cửa hàng, nhân viên và khách hàng của họ.
5. Tiêu tốn ngân sách cho việc sản xuất tiền giấy
Việc sử dụng tiền mặt hằng năm cũng tiêu tốn một khoảng lớn trong ngân sách nhà nước. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, chi phí in tiền mặt toàn cầu rơi vào khoảng 35,3 tỷ đô! Việc hạn chế sử dụng tiền mặt cũng giúp hạn chế nhiều chi phí, để nhà nước có thể đầu tư vào các dự án khác phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội.
Việc sử dụng tiền mặt ẩn chứa nhiều bất tiện và nguy cơ tiềm tàng, vì thế thanh toán online đang trở thành xu thế tất yếu của xã hội. Cũng vì thế, Sổ Bán Hàng vừa chính thức ra đời tính năng thanh toán tiện lợi bằng mã VietQR Pro cùng nhiều hình thức thanh toán khác bằng thẻ ATM/Visa/MasterCard thông qua cổng thanh toán NeoX.
Xem thêm bài viết:
Thêm hình thức thanh toán tiện ích trên Sổ Bán Hàng
Sổ Bán Hàng chính thức ra mắt VietQR Pro cùng 7 ĐẶC QUYỀN dành cho bạn