Triết lý kinh doanh: Chìa khóa tạo nên sự thành công

Chia sẻ bài viết:

Bất cứ một doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng cần phải xây dựng triết lý kinh doanh để định hướng mục tiêu rõ ràng và hiệu quả.

Trong bài viết này, Sổ Bán Hàng sẽ cùng bạn khám phá về những triết lý kinh doanh đỉnh cao đã giúp các doanh nghiệp tạo dựng và phát triển vững mạnh. Đồng thời, Sổ Bán Hàng mong muốn truyền cảm hứng khởi nghiệp đến những bạn đam mê kinh doanh có thể mạnh mẽ thực hiện ước mơ.

Triết lý kinh doanh, chìa khoá tạo nên sự thành công

1. Khái quát về triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, giá trị, và quan điểm cốt lõi của một doanh nghiệp phải tuân theo trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có thể nói, triết lý kinh doanh định hướng và tạo nên bản sắc, văn hóa của một doanh nghiệp như: Cách tương tác với khách hàng, quản lý nhân viên, xử lý khủng hoảng,…

Một triết lý mạnh mẽ không chỉ giúp xây dựng danh tiếng và sự uy tín của doanh nghiệp mà còn tạo đà cho sự phát triển bền vững sau này. Bên cạnh đó, triết lý kinh doanh còn giúp định hình cách doanh nghiệp đối phó với thách thức và cơ hội  trên thị trường, tạo nên một hướng đi cụ thể và đồng nhất trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn thành công thì không những người lãnh đạo mà cả một tập thể phải luôn đặt sứ mệnh của công ty lên hàng đầu và tránh làm những điều tổn hại đến những triết lý đã đặt ra. Nếu không, khách hàng sẽ dần cảm thấy mất lòng tin và sẽ không tha thiết gì đến sản phẩm nữa. 

Hình: Khái quát triết lý kinh doanh 
Nguồn: Internet
Khái quát triết lý kinh doanh
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

2. Nội dung triết lý kinh doanh

2.1 Tầm nhìn và sứ mệnh

Điểm xuất phát của triết lý kinh doanh là tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Tầm nhìn là hình ảnh tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được, còn sứ mệnh là mục tiêu cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến để thực hiện “tầm nhìn”. 

Để tìm ra được sứ mệnh và tầm nhìn, doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Lĩnh vực kinh doanh là gì? 
  • Mong muốn trở thành một tổ chức như thế nào?
  • Lý do và mục đích tồn tại?
  • Nghĩa vụ gì đối với các đơn vị hữu quan?
  • Mục tiêu hướng tới là gì?

2.2 Giá trị cốt lõi

Đây là các nguyên tắc và giá trị không thay đổi của doanh nghiệp. Chúng thể hiện bản chất và phong cách làm việc của tổ chức, góp phần xây dựng nét đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi này thường được xem là nền tảng định hình văn hóa doanh nghiệp và tạo ra một hướng đi chung cho toàn bộ tổ chức.

2.3 Tôn trọng và đạo đức

Tôn trọng và đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong triết lý kinh doanh, tạo nên cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh bền vững. Tôn trọng là một giá trị cốt lõi áp dụng cho cả nhân viên, khách hàng và đối tác, được thể hiện trong cách giao tiếp, hành động và quyết định của doanh nghiệp. Đạo đức là nguyên tắc và chuẩn mực áp dụng vào mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, bao gồm đảm bảo tính minh bạch, trung thực và tuân thủ các quy tắc.

Hình: Nội dung của triết lý kinh doanh
Nguồn: Internet
Nội dung của triết lý kinh doanh
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Khung giờ vàng đăng bài bán hàng trên Facebook để tăng tương tác hiệu quả

3. Tại sao triết lý kinh doanh quan trọng với doanh nghiệp

3.1 Định hình phong cách đặc trưng của doanh nghiệp

Triết lý cho kinh doanh chính là yếu tố quan trọng định hình nên bản sắc và văn hóa của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố xác định giá trị cốt lõi và hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó toàn bộ phải dựa vào đó để điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về những “tuyên bố” của doanh nghiệp, giữ được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng.

3.2 Định hướng chiến lược

Triết lý cho kinh doanh giúp xác định mục tiêu, hướng đi và phạm vi phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nó tạo ra sự rõ ràng trong việc xác định chiến lược kinh doanh và hỗ trợ trong việc quyết định về hướng đi trong tương lai của doanh nghiệp.

3.3 Hướng dẫn hành động

Triết lý kinh doanh cung cấp một khung nhìn toàn diện về cách nhân viên nên hành động và ra quyết định trong mọi tình huống. Qua đó, những triết lý này giúp định rõ giới hạn và quyền lực trong việc đưa ra quyết định.

3.4 Phát triển bền vững

Trải qua quá trình hoạt động, triết lý kinh doanh sẽ trở thành “hệ tư tưởng” chung mà toàn bộ nhân viên hướng đến và rất khó để thay đổi. Do đó, dù cơ cấu hay nội bộ doanh nghiệp có biến động ra sao thì giá trị cốt lõi vẫn luôn được giữ nguyên. Điều này tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Hình: Tại sao triết lý trong kinh doanh quan trọng với doanh nghiệp
Nguồn: Internet
Tại sao triết lý quan trọng với doanh nghiệp
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp nên phân loại khách hàng thế nào để việc chăm sóc được hiệu quả

4. Tiêu chí xây dựng triết lý kinh doanh

4.1 Lấy con người làm trung tâm

“Con người” ở đây bao gồm lãnh đạo, nhân viên và khách hàng. Mối quan hệ và cách ứng xử giữa lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên, nhân viên – khách hàng sẽ quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong quá trình xây dựng triết lý cho kinh doanh, điều quan trọng là phải khuyến khích và tận dụng tối đa khả năng của từng cá nhân để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Chính những triết lý này sẽ đóng vai trò tiếp cận và thấu hiểu tư duy của từng thành viên trong tổ chức, từ đó chuyển hóa thành niềm tin vững chắc và hành động thực tế.

4.2 Mang tính hiện đại và đại chúng

Triết lý kinh doanh khắc họa lên bản sắc và văn hóa của một doanh nghiệp. Tuy các giá trị này mang tính ổn định nhưng không hoàn toàn bất biến. Chúng có thể phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội nhưng không “biến chất”. Đây được gọi là tính hiện đại và đại chúng mà triết lý kinh doanh cần phải có. Với sự thay đổi trong triết lý, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hợp tác và dễ dàng hội nhập quốc tế.

4.3 Tạo dựng bản sắc riêng

Tiêu chí để xây dựng nên triết lý kinh doanh đó chính là tạo “nét riêng” cho doanh nghiệp. Sự khác biệt này đến từ việc hình thành các yếu tố như: Logo, khẩu hiệu, đồng phục, quy trình triển khai công việc, cách thức giao tiếp, mô hình quản lý,…

Hình: Tiêu chí xây dựng triết cho doanh nghiệp
Nguồn: Internet
Tiêu chí xây dựng triết cho doanh nghiệp
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 13 Chiến lược định giá sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa cho cửa hàng

5. Yếu tố phân loại triết lý kinh doanh

Để phân loại triết lý kinh doanh, ta thường sẽ dựa theo 2 yếu tố sau: Nghiệp vụ và chủ thể kinh doanh.

Đối với nghiệp vụ: Ở mỗi chuyên ngành, bộ phận sẽ có một triết lý để quản lý riêng như: Triết lý kinh doanh trong nông nghiệp, triết lý trong marketing, du lịch,…

Đối với chủ thể kinh doanh: Dựa vào 3 loại hình cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

  • Cá nhân: Sẽ đúc kết từ chính thành công, thành công của bản thân để tạo nên triết lý cho riêng mình
  • Tổ chức và doanh nghiệp: Vận dụng toàn bộ các kiến thức về tổ chức quản lý, kinh doanh để phát triển thành triết lý chung
Hình: Yếu tố phân loại triết lý 
Nguồn: Internet
Hình: Yếu tố phân loại triết lý
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 8 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối

6. Những câu triết lý kinh doanh truyền cảm hứng

6.1 Không có gì là không thể, chỉ có người không dám thử

Câu nói này thể hiện tinh thần quyết tâm và tự tin trong việc đối mặt với khó khăn và thách thức. Nó ám chỉ rằng trong cuộc sống và công việc, không có vấn đề gì là không thể giải quyết hay không đạt được, miễn là chúng ta có đủ quyết tâm, nỗ lực và dám thử. Đôi khi, người ta có thể bị ngăn cản bởi sự sợ hãi, nghi ngờ nhưng thất bại thực sự chỉ xảy ra khi người ta không dám thử. Câu này khuyến khích chúng ta vượt qua giới hạn tưởng chừng như không thể và khám phá tiềm năng của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công.

Hình: Không có gì là không thể, chỉ có người không dám thử
Nguồn: Internet
Không có gì là không thể, chỉ có người không dám thử
Nguồn: Internet

6.2 Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công

Theo Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không thất bại, tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động”. Khi nhìn vào một người thành đạt, bạn chỉ thấy được phần nổi của họ mà hoàn toàn không biết họ đã phải trải qua biết bao thất bại mới có được ngày hôm nay. Chính vì vậy, dù hôm nay mọi chuyện không theo ý bạn thì cũng đừng nản lòng, hành trình phía trước chắc chắn sẽ tươi sáng hơn, miễn là bạn không bỏ cuộc.

Hình: Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công
Nguồn: Internet
Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công
Nguồn: Internet

6.3 Đừng tìm kiếm cơ hội, hãy tạo ra chúng

Hãy tìm kiếm và tự tạo ra cơ hội thay vì chỉ đợi chờ chúng đến. Đừng chờ đợi những cơ hội xuất hiện tự nhiên, chúng ta nên chủ động hành động để tạo ra những cơ hội mới dựa trên ý tưởng, sáng tạo và nỗ lực của chính mình. Câu này khuyến khích tư duy sáng tạo, tích cực và sẵn sàng vượt qua thách thức để thực hiện các mục tiêu của bản thân. 

Hình: Đừng tìm kiếm cơ hội, hãy tạo ra chúng
Nguồn: Internet
Đừng tìm kiếm cơ hội, hãy tạo ra chúng
Nguồn: Internet

6.4 Luôn luôn nghĩ vượt qua giới hạn, vì sự tưởng tượng không có ranh giới

Chúng ta hãy luôn cố gắng vượt qua những hạn chế tưởng chừng như không thể và không ngừng mở rộng khả năng của tư duy sáng tạo. Bởi vì sự tưởng tượng không bị ràng buộc bởi giới hạn vật lý, bằng cách nghĩ vượt qua ranh giới đó, chúng ta có thể tạo ra những ý tưởng mới tiến xa hơn trong cuộc sống và công việc. 

Hình: Luôn luôn nghĩ vượt qua giới hạn, vì sự tưởng tượng không có ranh giới
Nguồn: Internet
Luôn luôn nghĩ vượt qua giới hạn, vì sự tưởng tượng không có ranh giới
Nguồn: Internet

6.5 Học hỏi từ thất bại, trưởng thành từ thách thức

Khi gặp thất bại hoặc đối mặt với thách thức, chúng ta có thể học được nhiều bài học quý báu hơn so với mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ. Việc đối diện với khó khăn có thể thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển bản thân. Thông qua việc học hỏi từ những sai lầm và khó khăn, chúng ta có thể cải thiện kiến thức, kỹ năng, và quan điểm của mình. Câu này khuyến khích việc không sợ thất bại hay thách thức, mà thậm chí chào đón chúng, để từ đó chúng ta có cơ hội trưởng thành và phát triển toàn diện hơn.

Hình: Học hỏi từ thất bại, trưởng thành từ thách thức
Nguồn: Internet
Học hỏi từ thất bại, trưởng thành từ thách thức
Nguồn: Internet

6.6 Tạo giá trị thực sự, không chỉ tạo lợi nhuận

Mục tiêu kinh doanh không nên giới hạn ở việc kiếm lời mà còn nên xem xét tác động tích cực đến khách hàng, cộng đồng và môi trường. Bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị thực sự, đáp ứng nhu cầu thực của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể xây dựng sự tin tưởng và lòng trung thành từ phía khách hàng. 

Hình: Tạo giá trị thực sự, không chỉ tạo lợi nhuận
Nguồn: Internet
Tạo giá trị thực sự, không chỉ tạo lợi nhuận
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn qaun tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công

Triết lý kinh doanh là một phần không thể thiếu của việc xây dựng một doanh nghiệp thành công. Bằng việc nắm vững và đề ra những triết lý kinh doanh thông minh và phù hợp, doanh nghiệp có khả năng sẽ phát triển bền vững trong một thị trường đầy biến động. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn trong hành trình thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình!

Chia sẻ bài viết: