Khi kinh doanh buôn bán, chắc hẳn sẽ có những lúc gặp phải tình trạng túng thiếu, không xoay kịp dòng tiền. Để đảm bảo tiến độ buôn bán không bị ảnh hưởng, các chủ kinh doanh thường phải tìm cách xoay sở nguồn vốn thật nhanh gọn. Thông thường, mọi người sẽ chọn đi đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng để vay cho đảm bảo uy tín và tính minh bạch. Tuy nhiên, nhiều người kinh doanh lỡ vướng vào “nợ xấu” do vay nhiều lần nhưng không xoay sở kịp, dẫn đến việc hồ sơ sẽ bị từ chối cho những lần vay sau này. Điều này vô hình chung đã khiến nhiều người sập bẫy tín dụng đen.
Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen một loại hoạt động tín dụng dưới dạng tư nhân, nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của hệ thống ngân hàng và không theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này hoạt động sôi nổi ở nhiều hình thức như: Dán tờ rơi nơi công cộng; Vay qua các app, website, mạng xã hội; Giới thiệu gói vay thông qua điện thoại, cùng nhiều câu chào mời, dụ dỗ hấp dẫn như: Không cần hồ sơ, điều kiện cho vay dễ dàng, giải ngân nhanh chóng,… để thu hút người vay. Những ưu đãi lớn làm mờ đi hệ lụy sau này, nhiều người phải lâm vào vòng xoáy “lãi mẹ đẻ lãi con”, tiền lãi thậm chí gấp rất nhiều lần số tiền vay gốc.
>> Có thể bạn quan tâm: Dừng ngay cảnh “Đứng cho vay, quỳ đòi nợ”
Chiêu trò ràng buộc để người vay sập bẫy tín dụng đen
Theo báo CAND, xuất bản ngày 29/07/2023, anh D.V.H (30 tuổi, quê Hải Dương, tạm trú Q Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) đã chia sẻ bản thân là thợ làm cơ khí, vợ bán hàng rong ở cổng trường cấp 2. Hai vợ chồng mong muốn có một chiếc quán ổn định để kinh doanh nên đã quyết định vay nóng bên ngoài. Khi tìm đến cho vay tín dụng đen, vợ chồng anh H. được “giải ngân” 20 triệu với điều kiện cung cấp đủ giấy tờ bao gồm: Căn cước công dân, giấy phép lái xe, ảnh chân dung của hai vợ chồng, số điện thoại người thân cận và ảnh khỏa thân của vợ. Vì không chịu được yêu cầu cho vay bất chính, vợ chồng anh H. đã hủy kèo không vay nữa. Sau đó, vì không tìm được bên cho vay nào khác, vợ chồng anh H lại tiếp tục tìm đến tín dụng đen nhưng không có những điều kiện về hình ảnh nhạy cảm, vợ chồng anh H. đồng ý giải ngân khoản vay 30 triệu, với lãi suất 1,5%/ngày cùng phí dịch vụ 5%.
Công việc kinh doanh mấy tháng đầu chưa có khách nên để trả lãi mỗi ngày là quá sức với vợ chồng anh H. Tuy nhiên, nếu trả trễ một ngày, sẽ bị lãi phạt và phải tất toán gốc trong vòng một tuần. Nhận thức rõ mình đã s bẫy tín dụng đen và đang nằm trong miệng cọp, chỉ cần thất hẹn là sẽ bị “nuốt chửng” ngay, vợ chồng anh H. cứ mượn chỗ này vá chỗ kia, cố gắng hết sức đắp đổi khoản nợ. Gồng gánh lãi được hơn 6 tháng thì họ quá sức, cảm giác như bản thân đang làm trâu ngựa cho chủ nợ, đã thế ngày nào cũng bị tra tấn tinh thần từ các cuộc gọi… nhắc nhở của chủ nợ. “Vợ chồng tôi quyết định phải trả cho bằng hết, bán hết tài sản trong nhà để trả, thậm chí sang luôn mặt bằng quán đang kinh doanh cũng chấp nhận. May mắn là vào thời điểm bí bách, bố vợ ở quê có khoản vay của cựu chiến binh nên đã cho chúng tôi mượn. Trả xong nợ, vợ chồng tôi như được cởi trói”, anh H. cho biết.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 kênh vay vốn kinh doanh tốt nhất hiện nay
Có thể thấy, việc vay tín dụng đen để lại những hệ lụy khôn lường cho người vay, bên cạnh lãi suất cắt cổ như trường hợp anh H. không những vay với mức lãi 1.5%/ ngày (tức 547.5%/ năm), còn phải cung cấp đầy đủ thông tin giấy tờ quan trọng và cả những hình ảnh nhạy cảm. Khi người vay không hoàn tất nợ đúng hạn, bọn tín dụng đen sẽ dùng đủ các biện pháp đe dọa từ làm hại danh dự như đăng ghép ảnh bêu rếu khắp mạng xã hội, khủng bố bằng chất bẩn (mắm tôm, sơn,…) cho đến tác động tâm lý những người thân cận, thậm chí dùng vũ lực, đập phá tài sản hay bắt giữ người trái pháp luật.
Để tránh sập bẫy tín dụng đen, chủ kinh doanh cần phải thật cẩn trọng, đọc kỹ điều lệ và xem xét mọi góc độ để không phải lâm vào tình cảnh “bán mạng mà trả nợ”. Nếu chủ kinh doanh đang thực sự cần vay vốn để làm ăn nhưng không biết nơi đâu cung cấp uy tín, Sổ Bán Hàng sẽ gỡ rối với dịch vụ vay vốn kinh doanh, đảm bảo tiêu chuẩn và minh bạch dòng tiền. Sổ Bán Hàng hợp tác cùng các đơn vị uy tín Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) và tổ chức tín dụng Amber Fintech, đưa ra giải pháp hỗ trợ nguồn vốn cho chủ kinh doanh với mức lãi suất chỉ từ 1.5%/ tháng. Khi vay vốn qua Sổ Bán Hàng, chủ kinh doanh sẽ được tiếp cận với quy trình vay vốn chuyên nghiệp, uy tín, rõ ràng và không cần tài sản thế chấp.
Không cầu kỳ như ở các đơn vị cho vay khác, điều kiện để đăng ký vay vốn tại Sổ Bán Hàng khá đơn giản, chủ kinh doanh chỉ cần đáp ứng đủ 2 điều kiện cơ bản như sau:
- Chủ kinh doanh ở độ tuổi từ 20 đến 70.
- Đăng ký sử dụng Sổ Bán Hàng có trả phí.
Khi tham gia dịch vụ vay vốn kinh doanh thông qua Sổ Bán Hàng, chủ kinh doanh sẽ tiến hành theo các quy trình sau:
Bước 1: Đăng ký/Đăng nhập Sổ Bán Hàng
Bước 2: Đăng ký thông tin vay vốn TẠI ĐÂY
Bước 3: Ngân hàng sẽ liên hệ với bạn
>> Xem thông tin chi tiết về dịch vụ vay vốn kinh doanh cùng Sổ Bán Hàng tại đây: Sổ Bán Hàng ra mắt dịch vụ vay vốn kinh doanh với lãi suất thấp
Thâm hụt nguồn vốn khi làm ăn là một vấn đề hết sức bình thường nhưng xử lý sao cho khôn ngoan là một chuyện khác. Đừng thấy cái lợi trước mắt mà sập bẫy tín dụng đen và ngó lơ những hệ lụy nghiêm trọng sau này, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mượn mà còn đến những người thân xung quanh. Sổ Bán Hàng hy vọng với giải pháp vay vốn kinh doanh này, chủ kinh doanh sẽ được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn uy tín và an toàn hơn, tránh xa đường dây tín dụng đen vô cùng độc hại, an tâm vững chắc kinh doanh!