Kinh doanh online đóng thuế như thế nào?

Chia sẻ bài viết:

Bán hàng online trên sàn thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Có một vấn đề mà ngay cả những người đang chuẩn bị hay đã bán hàng trên sàn thương mại điện tử đều thắc mắc chính là kinh doanh online đóng thuế như thế nào?

Hãy để Sổ Bán Hàng “gỡ rối” vấn đề này giúp bạn trong bài viết sau đây nhé!

>>Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn đóng thuế online đối với người kinh doanh

1. Kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử có phải đóng thuế không?

Căn cứ vào khoản 7 Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử là phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật. 

Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 2 chương I Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bao gồm: “Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử”.

Tóm lại, nghĩa vụ về thuế đối với các tổ chức kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử đều phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi doanh thu bán hàng đạt 100 triệu đồng/ năm trở lên. Trường hợp các tổ chức kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống sẽ không thuộc diện đóng các loại thuế này.

Hình: Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế theo quy định
Nguồn: Internet
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế theo quy định
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế hộ kinh doanh là gì? Cập nhật chính sách thuế cho hộ kinh doanh mới nhất năm 2023

2. Cách tính mức thuế phải đóng khi kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử

Kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử thuộc hình thức hoạt động phân phối và cung cấp hàng hóa, cho nên cách tính mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 1%
Công thức tính số thuế GTGT phải nộp
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 0,5%
Công thức tính số thuế TNCN phải nộp

Tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNCN được quy định tại Phụ lục I Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Ví dụ: Một người bán hàng online trên sàn thương mại điện tử Shopee có doanh thu bán hàng là 50 triệu đồng/ tháng (tức 600 triệu đồng/ năm) thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Vậy mức thuế TNCN và thuế GTGT mà người bán hàng này phải trả như sau:

  • Thuế GTGT phải nộp = 50 x 1% = 500.000 đồng
  • Thuế TNCN phải nộp = 50 x 0.5% = 250.000 đồng
  • Tổng số thuế = 500.000 + 250.000 = 750.000 đồng

Vậy số tổng số thuế mà người bán hàng online này phải trả cho cơ quan thuế là 750.000 đồng/ tháng, ước tính cả năm sẽ là 9.000.000 đồng/ năm. 

Lưu ý: Doanh thu bán hàng là bao gồm cả vốn lẫn lợi nhuận, không trừ các chi phí thanh toán hay phí cố định từ sàn thương mại điện tử thu.

Hình: Cách tính mức thuế phải đóng khi kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử
Nguồn: Internet
Cách tính mức thuế phải đóng khi kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2023

3. Không đóng thuế hay chậm trễ đóng thuế khi kinh doanh online có bị gì không?

Không đóng thuế hay chậm trễ đóng thuế khi kinh doanh online sẽ bị phạt hành chính tương ứng với hành vi như sau:

3.1 Đối với chậm kê khai thuế:

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm về thời gian nộp hồ sơ khai thuế như sau:

Bảng 1: Quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm về thời gian nộp hồ sơ khai thuế
Bảng 1: Quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm về thời gian nộp hồ sơ khai thuế

3.2 Đối với chậm nộp thuế

Căn cứ theo khoản 2, Điều 59 của Luật Quản lý Thuế năm 2019 mức tính tiền chậm nộp sẽ bằng 0.03% ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp sẽ được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp cho đến ngày liền kề trước cái ngày mà tiền thuế chậm nộp đấy được chuyển vào ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Tổng số tiền đóng thuế của bạn là 50.000.000 đồng và bạn chậm nộp thuế 50 ngày thì số tiền phạt sẽ là: [(50.000.000 x 0.03%) x 50] = 750.000 đồng

Vậy tổng cả tiền đóng thuế và tiền nộp phạt là: 50.000.000 + 750.000 = 50.750.000 đồng

Kinh doanh online kê khai và đóng thuế chấm sẽ đóng phạt theo quy định pháp luật
Nguồn: Internet
Kê khai và đóng thuế chấm sẽ đóng phạt theo quy định pháp luật
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 3 loại thuế bắt buộc phải đóng của hộ kinh doanh

4. Đóng thuế đơn giản cùng dịch vụ hóa đơn điện tử từ máy tính tiền của VNPT trên Sổ Bán Hàng

Cuối năm 2022 đầu năm 2023, hàng loạt hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử bị Cơ quan thuế truy thu thuế một cách triệt để. Cụ thể, từ ngày 15/12/2022 cho đến ngày 06/02/2023, đã có khoảng 258 sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin về hơn 14.883 tổ chức và 53.212 cá nhân đăng ký kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Rất nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải đóng khoảng phạt do chậm khê khai và đóng thuế, có những người phải đóng lên đến hàng tỷ đồng. Điều này làm cho các chủ kinh doanh sàn thương mại điện tử trở lên lo lắng và bối rối về việc đóng thuế cũng như những khoản phạt “từ trên trời rơi xuống” khi bị cục thuế gọi lên làm việc.

Nhằm giải quyết vấn đề khúc mắc cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải rối bời các vấn đề về thuế. Sổ Bán Hàng hợp tác cùng VNPT đưa ra giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có liên kết dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, giúp cho việc kê khai và đóng thuế của các chủ kinh doanh nhỏ trên nền tảng số được trở nên đơn giản và suôn sẻ hơn.

Khi sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, chủ kinh doanh nhỏ lẻ được hưởng các quyền lợi như sau:

  • Tiết kiệm thời gian phát hành và in hóa đơn
  • Tạo không gian lữu trữ rộng lớn và an toàn
  • Dễ dàng tra cứu và rà soát khi cần phải đối chiếu dữ liệu
  • Bảo mật an toàn, không lo mất mát

>> Có thể bạn quan tâm: Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp tích hợp hóa đơn điện tử

Đóng thuế đơn giản cùng dịch vụ hóa đơn điện tử từ máy tính tiền VNPT trên Sổ Bán Hàng.
Đóng thuế đơn giản cùng dịch vụ hóa đơn điện tử từ máy tính tiền VNPT trên Sổ Bán Hàng.

Bạn dễ dàng đăng ký sử dụng giải pháp phát hành hóa đơn điện tử trên ứng dụng Sổ Bán Hàng qua 2 kênh:

  1. Nhắn tin trực tiếp qua Fanpage Sổ Bán Hàng: https://bitly2s.com/eorqhv
  2. Nhắn vào mục HỖ TRỢ trên ứng dụng Sổ Bán Hàng.

Sổ Bán Hàng hy vọng thông qua bài viết này, các chủ kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử có một cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề kê khai thuế cũng như thời gian đóng thuế đúng hạn, để tránh tình trạng bị truy thu thuế bất ngờ và xử mức phạt nặng.  

>>Mời bạn xem thêm:

Lệ phí môn bài là gì? Mức thu lệ phí môn bài cập nhật mới nhất

Bán hàng online có phải đóng thuế không?

Kinh doanh ngành hàng ăn uống phải đóng những loại thuế nào?

Chia sẻ bài viết: