Gạo là thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn của các gia đình châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này cho thấy nhu cầu của người dùng trong trong việc tiêu thụ gạo là rất lớn và thị trường luôn trong trạng thái ổn định. Đặc biệt, Việt Nam còn là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ tính đến tháng 7/2023 tỷ suất xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2.58 tỷ USD, tăng 29.6% so với cùng kỳ năm trước. Với thị trường tiềm năng như vậy, việc kinh doanh gạo là một lĩnh vực hết sức tiềm năng mà bạn có thể mạnh dạn đầu tư.
Vậy để mở một cửa tiệm gạo cần những gì? Bán gạo thu lãi có nhiều không? Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ ra thật chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao nên chọn gạo để kinh doanh?
Gạo không chỉ là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của người châu Á mà còn là loại lương thực có thời gian bảo quản lâu, không quá lo về vấn đề tồn đọng kho hàng dẫn đến hư hỏng. Hơn nữa, kinh doanh gạo là một lĩnh vực có đa dạng mặt hàng, đáp ứng nhu cầu phong phú cho người tiêu dùng. Với thị trường trong nước hơn 100 triệu dân chưa kể thị trường nước ngoài, việc mở bán gạo mang lại tiềm năng phát triển lớn dành cho bạn.
Đặc biệt, thị trường gạo trong nửa đầu năm 2023 đạt kết quả tốt nhất trong hơn thập kỷ qua. Giá thành bán trong nước lẫn giá xuất khẩu đều tăng tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của lĩnh vực gạo trên thị trường hiện nay.
Tại sao nên chọn gạo để kinh doanh?
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng phân bón cần chuẩn bị những gì?
>> Mời bạn xem thêm: Kinh doanh cây cảnh mini cần bao nhiêu vốn?
2. Dự đoán số vốn cần phải bỏ ra khi kinh doanh gạo
Để mở kinh doanh gạo, bạn cần phải bỏ ra một số chi phí như sau:
- Chi phí mặt bằng: Đối với một mặt bằng tương đối nhỏ, chi phí để chi trả dao động khoảng 5 triệu đồng/ tháng, thường đặt cọc trước 1 tháng và ký hợp đồng 6 tháng. Tổng chi phí dự toán ban đầu cho việc thuê mặt bằng là: 35 triệu đồng.
- Tiền chi trả điện nước: Kinh doanh gạo không phải là lĩnh vực phải tốn quá nhiều điện nước. Hầu hết đều phục vụ cho sinh hoạt của chủ cửa hàng. Tổng tiền chi cho điện nước thông thường dao động khoảng 300.000 đồng / tháng
- Chi phí nhập hàng: Dao động khoảng 20 triệu đồng
- Chi phí cho các dụng cụ bán hàng (Cân gạo, thùng chậu đựng gạo, túi đựng cho khách, vật dụng trang trí,…): Dao động khoảng 3 triệu đồng
- Sử dụng Sổ Bán Hàng Pro quản lý cửa hàng: 299.000 đồng/ tháng
>>Mời bạn xem thêm: Chủ kho gạo kinh doanh chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng đỉnh cao cùng bộ đôi SoBanHang Pro & Fanpage
Dự đoán số vốn cần phải bỏ ra khi bán gạo
Nguồn: Internet
3. Kinh nghiệm kinh doanh gạo thu lãi cho người mới bắt đầu
3.1 Xác định khách hàng tiềm năng
Điều đầu tiên khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng là xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của cửa hàng. Đối với việc bán gạo, tệp khách hàng có thể được chia thành 2 nhóm chính như sau:
- Nhóm cá nhân: Là những hộ gia đình mua với số lượng ít nhưng tần suất mua khá ổn định và thường xuyên. Nhóm đối tượng này hầu hết đều tập trung vào chất lượng gạo nên bạn cần ưu tiên các loại gạo uy tín, có chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc Organic.
- Nhóm tập thể: Thường là các bếp ăn khu công nghiệp, công ty, căn tin các trường học hay các quán cơm, nhà hàng. Đây là tệp đối tượng nhập hàng với số lượng lớn và yêu cầu cung cấp với giá sỉ. Tùy vào đối tượng khách hàng mà họ sẽ lựa chọn loại gạo với mức giá khác nhau. Ví dụ: Một nhà hàng 5 sao chắc chắn sẽ nhập gạo khác với một quán cơm bình dân hay các bếp ăn trong khu công nghiệp.
Khi kinh doanh gạo hướng về nhóm cá nhân, bạn cần tập trung vào các tiêu chí để thu hút họ như: Ưu tiên loại gạo đang được ưa chuộng, giá thành của mỗi loại gạo, chất lượng gạo và số lượng mỗi lần mua. Từ đó, bạn sẽ ước lượng được số gạo nên nhập về để kinh doanh
Khi kinh doanh gạo hướng về nhóm tập thể, bạn cần quan tâm đến giá cả và các chính sách khuyến mãi để thu hút được khách hàng.
3.2 Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Địa điểm là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong quá trình kinh doanh của bạn. Để tăng doanh thu bán hàng hiệu quả, bạn cần phải lựa chọn một “mặt bằng đẹp” và có đông người qua lại. Địa điểm lý tưởng để mở cửa hàng bán gạo lẻ là gần các khu vực đông dân cư, khu chợ, khu trọ và có giao thông thuận tiện. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên chọn địa điểm có chiều dài để tận dụng làm kho chứa gạo và các vật dụng cần thiết khác.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh văn phòng phẩm: Chi phí ban đầu, rủi ro cùng bí quyết thành công
3.3 Tìm nguồn cung cấp gạo
Nguồn cung cấp gạo là yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Bạn chọn những địa điểm cung cấp chất lượng, an toàn để gia tăng uy tín cho cửa hàng. Để có thể chọn ra được nhà cung cấp lý tưởng, bạn phải bỏ ra thời gian tiếp cận thị trường, tham khảo các nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn địa chỉ nhập khẩu phù hợp.
Một số lưu ý trước khi nhập gạo giá sỉ thì bạn cần phải làm thật rõ các khía cạnh sau: Giá bán sỉ, chính sách lấy sỉ, chính sách giao hàng, cam kết giao đúng loại gạo yêu cầu,…
Một số địa điểm bỏ gạo giá sỉ bạn có thể kể đến như sau:
- Chợ gạo Hoài Đức (Hà Nội)
- Chợ gạo Tiền Giang
- Chợ gạo Miền Tây
- Công ty TNHH thương mại Gạo Hoa Lúa (TP.HCM)
- Yến gạo
3.4 Cách bày trí gạo đẹp mắt
Bạn cần trang trí cửa hàng gạo thật khoa học, bắt mắt, gọn gàng để khách nhìn vào là đã muốn mua. Cách bày trí thuận tiện nhất chính là cho từng loại gạo vào các xô, thùng, chậu rồi đặt lên kệ hình bậc thang từ thấp đến cao (nên ưu tiên sử dụng chất liệu thủy tinh hoặc inox sẽ sạch sẽ và thu hút sự chú ý hơn).
Bên cạnh đó, bạn cũng cần gắn các bảng tên các loại gạo cùng giá cả và đặc điểm của nó rồi đặt trên mỗi xô gạo sẽ khoa học hơn rất nhiều. Hơn nữa, những loại gạo bán chạy nên được đặt ở khu vực trung tâm để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Cách bày trí gạo đẹp mắt
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết mở quán trà sữa thu lời khủng
3.5 Cách bảo quản gạo hiệu quả
Gạo là thực phẩm khô, dễ bị ẩm mốc và thường phải trữ hàng nhiều. Chính vì vậy, bạn cần nắm vững kiến thức về cách bảo quản gạo sao cho hiệu quả để giảm thiểu tối đa tình trạng hư hỏng, gây lỗ vốn. Điều tiên quyết khi bảo quản gạo chính là nơi trữ gạo phải thật khô thoáng, không ẩm ướt hay bị dột khi mưa xuống. Đặc biệt, nên kê những bao gạo lên cao, tránh để gạo dưới sàn nhà để tránh bị tác động hư hỏng.
3.6 Tạo ra các giá ưu đãi
Bạn có thể tạo ra các giá ưu đãi khi khách hàng mua với số lượng lớn hoặc thường xuyên mua hàng để giữ chân khách một cách hiệu quả. Chẳng hạn, bạn có thể tạo ra các chương trình ưu đãi như mua 25kg sẽ được tặng nông sản khác (trứng gà, rau củ,…) hoặc mua 10kg sẽ được tặng thêm 2kg gạo.
3.7 Kết hợp kinh doanh gạo online
Thời đại công nghệ hiện đại, bạn không thể chỉ nhắm vào tệp đối tượng mua hàng trực tiếp mà hãy mở rộng quy mô cửa hàng trực tuyến để có thể tăng thêm thu nhập. Để bán hàng online, bạn có thể tạo fanpage trên các trang mạng xã hội rồi đăng bài bán hàng trên đó.
Nếu bạn muốn kinh doanh một cách chuyên nghiệp và dễ quản lý hơn, bạn có thể tạo một website bán hàng để khách hàng có thể thuận tiện lựa chọn và chốt đơn. Bạn đừng quá lăn tăn trong việc tạo website để kinh doanh vì ứng dụng Sổ Bán Hàng sẽ xây dựng cho bạn một website chỉ mất vài phút.
Để tạo website bán hàng, bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng Sổ Bán Hàng trên App Store/ Google Play
Bước 2: Nhập thông tin cửa hàng
Bước 3: Thêm các sản phẩm cửa hàng đang kinh doanh
Bước 4: Bấm vào “xem cửa hàng” để xem cửa hàng vừa tạo
Kết hợp bán hàng online
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách có ngay 1 trang web Bán hàng online MIỄN PHÍ trong 2 phút!
Sau thời gian sử dụng Sổ Bán Hàng, chị Ngô Quỳnh (Chủ kho gạo Mạnh Hùng – Q.Gò Vấp, TP.HCM) đánh giá: So với nhiều ứng dụng khác thì chị nhận thấy Sổ Bán Hàng gần gũi hơn, dễ sử dụng, có nhiều tính năng phù hợp cho người bán. Chị đặc biệt thích tính năng tích điểm và việc kết nối Fanpage vào Sổ Bán Hàng vì nó giúp chị hút được nhiều khách hàng hơn, tỷ lệ khách chốt đơn cao hơn rất nhiều.
Chị Ngô Quỳnh cũng nhắn gửi đến các anh chị em bán hàng, đặc biệt là những người đang kinh doanh online: “Khi mà các bạn đang kinh doanh những sản phẩm online, hãy tạo cho mình trang Fanpage và liên kết vào ứng dụng Sổ Bán Hàng để thu hút khách hàng, chăm sóc khách hàng và quản lý buôn bán được tốt hơn. Tăng doanh thu bằng cách tận dụng hết tiện ích mà Sổ Bán Hàng đã mang lại cho cộng đồng người kinh doanh nhỏ tại Việt Nam hiện nay”.
Trên đây là thông tin về các kinh nghiệm để mở cửa hàng bán gạo uy tín, chất lượng và hiệu quả đến khách hàng. Bạn hãy lưu lại và áp dụng vào cửa hàng gạo của mình trong tương lai nhé. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn trên con đường thực hiện ý tưởng kinh doanh gạo của bản thân. Cũng đừng quên sử dụng Sổ Bán Hàng để quá trình hoạt động bán hàng được diễn ra thành công tốt đẹp nhé!