Đại lý cấp 1 chính là đơn vị chịu trách nhiệm mang sản phẩm từ nhà sản xuất đến các nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối cùng.
Đại lý cấp 1 và nhà phân phối đều có chung nhiệm vụ nhận sản phẩm từ nhà sản xuất/nhà cung cấp để phân phối ra ngoài. Tuy nhiên, đại lý cấp 1 lại có những đặc điểm khác biệt so với nhà phân phối và “đầu ra” của sản phẩm cũng hướng đến không giống nhau. Vậy đại lý cấp 1 là gì? Dạng đại lý độc quyền này khác gì so với nhà phân phối? Hãy cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đại lý cấp 1 là gì?
Đại lý cấp 1 hay còn gọi là đại lý độc quyền, được định nghĩa căn cứ theo Khoản 2 Điều 169 Luật Thương Mại 2005 quy định:
Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
Dễ hiểu hơn, đại lý cấp 1 chính là tổ chức hoặc cá nhân đại diện nhập hàng trực tiếp từ nhà phân phối/ nhà sản xuất trong trong một khu vực nhất định về phân phối cho các nhà bán lẻ/ tạp hóa hoặc thậm chí là người tiêu dùng cuối. Tuy nhiên, trong quá trình phân phối sản phẩm, đại lý cấp 1 có quy mô và mạng lưới rộng lớn nên không thể giao hàng hóa trực tiếp đến từng khách hàng có nhu cầu được, vì vậy Đại lý cấp 1 lại tiếp tục mở thêm những đại lý cấp 2, cấp 3,…
Đại lý cấp 1 đương nhiên sẽ nhận về phần trăm lợi nhuận chênh lệch hơn với giá và nhận chiết khấu hoa hồng dựa trên % doanh số bán hàng (thường sẽ nhận bằng tiền mặt).
>> Có thể bạn quan tâm: Mở đại lý sơn cần bỏ ra bao nhiêu vốn?
2. Điều kiện để trở thành đại lý độc quyền
Để trở thành đại lý cấp 1, bạn cần phải đáp ứng đẩy đủ các yếu tố như sau:
- Nguồn vốn ban đầu
- Có cửa hàng đại lý – nơi trưng bày sản phẩm
- Trang bị kho bãi
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa
- Nguồn nhân lực tốt và ổn định
Đặc biệt, trở thành đại lý cấp 1 cần đạt được THỎA THUẬN giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý. Tức là bên giao đại lý cho phép bên nhận đại lý nhân danh chính mình (thương hiệu) để bán hàng hóa và cung cứng các dịch vụ cho khách hàng. Bên nhận đại lý phải cam kết không có những hành vi gian lận, nhập hàng nhái để mượn danh thương hiệu làm ăn bất chính.
Căn cứ theo Điều 168 Luật Thương Mại 2005 quy định về Hợp đồng đại lý thì: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương“. Như vậy, Hợp đồng đại lý độc quyền cần được lập thành văn bản hoặc những hình thức có giá trị pháp lý tương đương.
>> Có thể bạn quan tâm: Mở đại lý gas: Bỏ túi những điều cần chuẩn bị
3. Phân biệt đại lý cấp 1 và nhà phân phối
Đại lý cấp 1 | Nhà phân phối | |
Điểm giống nhau | Đều có quyền đứng trung gian phân phối độc quyền sản phẩm từ một nhà sản xuất/doanh nghiệp tại một khu vực nhất định. Nhận quyền lợi nhập số lượng hàng lớn và nhận chiết khấu giá tốt từ nhà sản xuất/doah nghiệp. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản, bao gồm: Nguồn vốn, địa điểm trưng bày, kho bãi, nhân lực, tư cách pháp nhân,… | |
Bản chất | Là đại diện bán hàng được nhà sản xuất/ doanh nghiệp ủy quyền mua – bán hàng hóa trong chuỗi cung ứng (thường kèm theo các điều kiện từ bên giao đại lý). | Là một nhà thầu độc lập “mua đứt” sản phẩm mà không kèm theo yêu cầu khác và bán lại cho các đại lý. |
Quyền sở hữu và quyết định giá sản phẩm | Không có quyền | Có quyền |
Quy mô | Nhỏ hơn so nhà phân phối | Quy mô lớn cả về vốn lẫn phạm vi hoạt động |
Mặt bằng | Thường có mặt bằng đẹp, showroom ở những nơi đông đúc người qua lại | Có thể có hoặc không có mặt bằng nhưng đảm bảo có kho bãi rộng |
Trách nhiệm | Cung cấp sản phẩm | Cung cấp dịch vụ, hỗ trợ bán hàng và hậu mua |
Quan hệ mua bán | Mua hàng hóa của hãng hoặc nhà phân phối và bán cho bên bán lẻ/ người tiêu dùng | Mua hàng hóa của hãng và bán cho đại lý |
Doanh thu | Được trả bởi nhà cung cấp qua tiền hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng | Cộng thêm lợi nhuận dựa trên giá bán chênh lệch |
Rủi ro với hàng hóa | Trách nhiệm thuộc về nhà sản xuất | Chịu trách nhiệm hoàn toàn |
Hàng tồn kho | Không trữ nhiều. Một số đại lý chỉ để hàng trưng bày và nhập mới hàng khi có đơn được đặt | Hàng trong kho rất nhiều |
4. Nên làm đại lý độc quyền hay nhà phân phối?
Để lý giải cho việc nên làm đại lý độc quyền hay nhà phân phối, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi chính sau:
- Bạn có nguồn vốn dồi dào không?
- Bạn đủ nguồn lực và khả năng để quản lý nhiều đại lý, kho bãi,… và các hoạt động hậu cần?
Có thể trên lý thuyết, nhà phân phối có lẽ “tỏa sáng” hơn khi thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, lợi nhuận nhiều cũng đồng nghĩa số vốn ban đầu bỏ ra cực lớn và trách nhiệm nhiều hơn. Bạn có thể thấy qua cách một đơn hàng được bán đi, trong khi đại lý cấp 1 chỉ chịu trách nhiệm trong việc mua và bán hàng thì nhà phân phối còn chịu áp lượng trong việc đặt số lượng lớn để đạt mức chiết khấu tối đa.
Nếu bạn có đủ tiềm lực tài chính và khả năng hậu cần, việc trở thành nhà phân phối sẽ phù hợp hơn với bạn. Nếu chỉ có nguồn vốn nhỏ và không có nhiều kinh nghiệm trong các công việc quản kho, đội sales, marketing,… thì đại lý độc quyền sẽ phù hợp hơn với bạn
>> Có thể bạn quan tâm: Mở đại lý sữa hái tiền triệu mỗi ngày
Đại lý độc quyền chính là hình thức phân phối phù hợp cho những ai có số vốn không quá lớn, không tự sản xuất và không có nhiều nguồn lực hậu cần vững chắc. Tuy nhiên, trước khi quyết định dấn thân vào kinh doanh và trở thành đại lý cấp 1 cho bất kỳ sản phẩm/ thương hiệu nào, bạn cần cân nhắc thật kỹ về thế mạnh, tiềm lực và khả năng quản lý của bản thân để hạn chế những thất bại không đáng có.