Cách tính giá bán đồ uống được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Chia sẻ bài viết:

Cách tính giá bán đồ uống (cost) sao cho vừa thành công mang lại lợi nhuận khổng lồ, vừa cạnh tranh với đối thủ trên thị trường một cách hiệu quả.

Quá trình định giá sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trên hành trình “chạm” đến thành công trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Hầu hết các chủ kinh doanh quán nước sẽ căn cứ vào giá nguyên liệu (đã niêm yết) cùng với mặt bằng chung của giá thị trường để tính ra giá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cách thức tính toán này có thể vô tình khiến bạn chịu “âm lãi” và kéo dài thời gian gỡ vốn dù vẫn lên đơn đều đều. Nguyên nhân là do bạn quên tính vào từng ly nước các chi phí đầu tư ban đầu, dẫn đến việc chịu lỗ kéo dài.

Vậy làm sao để tính giá bán đồ uống chính xác nhất trên thị trường hiện nay? Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ ra cho bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Sổ Bán Hàng – Phần mềm quản lý quán cafe, quán ăn, nhà hàng chuyên nghiệp

Hình: Cách tính giá bán đồ uống được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Yếu tố tác động đến cách tính giá bán đồ uống

Giá bán đồ uống là khoảng định giá của mỗi thức uống mà người tiêu dùng chi trả khi thưởng thức. Giá bán đồ uống thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, người bán phải cân nhắc tính toán sao cho phù hợp để đảm bảo lợi nhuận và cân đối trên thị trường. Thông thường, các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá bán đồ uống chia thành 2 mảng chính như sau:

Yếu tố chủ quan tác động đến giá bán đồ uống

Giá nguyên vật liệu: Để tính toán được chính xác, giá của các nguyên vật liệu cần phải chia về đơn vị tính nhỏ nhất. Có thể mỗi một đồ uống sẽ được chế biến từ các loại nguyên liệu khác nhau, bạn nên ghi chú thành một hệ thống để tránh sai sót.

Ví dụ: 1 gói cafe 500g với giá 100.000 đồng thì với 1g sẽ là 200 đồng.

Chi phí vận hành cố định: Các khoản phí phải trả cố định hàng tháng như tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, phí bảo trì thiết bị, phí quảng cáo và chi phí điện nước/ văn phòng phẩm.

Vốn đầu tư ban đầu: Khi bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ phải trả ra một khoản tiền lớn ban đầu để sắm sửa mọi thứ. Bạn cũng cần phải tính cả khoản phí này vào giá bán đồ uống thì việc định giá mới chính xác được.

Yếu tố khách quan tác động đến giá bán đồ uống

Đây là các yếu tố nằm ngoài những chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của bạn:

  • Giá bán của đối thủ/ giá mặt bằng trên thị trường
  • Sự thay đổi giá nguyên vật liệu trên thị trường

Đây là các yếu tố dẫn đến sự biến thiên về định giá đồ uống của quán nước. Trong các tình trạng này, chủ quán cần nắm bắt nhanh chóng và điều chỉnh giá bán sao cho phù hợp, chỉ số mức lợi nhuận mong muốn sẽ thay đổi theo tình hình thực tế.

Hình: Yếu tố tác động đến cách tính giá bán đồ uống
Nguồn: Internet
Yếu tố tác động đến cách tính giá bán đồ uống
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Quán ăn, quán cafe nên trả lương nhân viên thế nào?

Công thứ 1: Tính giá đồ uống phổ biến nhất hiện nay

Công thức chung tính giá bán đồ uống

Giá bán đồ uống = giá vốn + (phí vận hành + số tiền cần thiết để thu hồi vốn theo tháng)/số ly bán ra theo kỳ vọng mỗi tháng + chỉ số cạnh tranh

Trong đó:

  • Giá vốn được tính theo đơn vị tính nhỏ nhất của từng nguyên liệu
  • Phí vận hành là những khoản tiền đã được liệt kê ở trên, như: Tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, phí bảo trì,…
  • Chỉ số cạnh tranh của đồ uống trên thị trường, nếu mô hình quán của bạn không có lợi thế cạnh tranh nào thì X bằng 0
Cách tính số tiền cần thiết để thu hồi vốn theo tháng

Tiền thu hồi vốn theo tháng = (Tiền đầu tư ban đầu + % lãi vay tháng * số tiền vay * số tháng vay + % chi phí cơ hội * tiền đầu tư ban đầu)/chia số tháng dự kiến thu hồi vốn.

Ví dụ:

Bạn đã đầu tư 200 triệu đồng vào việc kinh doanh quán nước, sau đó bạn vay thêm 100 triệu đồng tại ngân hàng với lãi vay 1%/ tháng trong hai năm (24 tháng). Bạn dự tính/ mong muốn thu hồi vốn sau 12 tháng kinh doanh. Nếu bạn không đầu tư vào quán nước, bạn đã gửi ngân hàng 200 triệu đồng lãi suất 6% qua từng năm (chi phí cơ hội):

  • Tiền đầu tư ban đầu = 200 triệu đồng + 100 triệu đồng = 300 triệu đồng
  • Lãi vay hàng tháng = 100 triệu đồng * 1% *24 = 24 triệu đồng
  • Chi phí cơ hội trong 2 năm gửi ngân hàng = 6% * 200 triệu đồng + 6% * 212 triệu đồng = 24.720.000 đồng
  • Số tháng thu hồi vốn dự kiến = 12 tháng.

Vậy tiền thu hồi vốn theo tháng = (300 triệu đồng + 24 triệu đồng + 24,720 triệu đồng)/ 12 = 29.060.000 đồng

Với ví dụ như trên, giả sử bạn đang kinh doanh thức uống trà mãng cầu: Bạn đã đầu tư 200 triệu đồng vào việc kinh doanh quán nước, sau đó bạn vay thêm 100 triệu đồng tại ngân hàng với lãi vay 1%/ tháng trong hai năm (24 tháng). Bạn dự tính/ mong muốn thu hồi vốn sau 12 tháng kinh doanh. Nếu không đầu tư vào quán nước, bạn đã gửi ngân hàng 200 triệu đồng lãi suất 6% qua từng năm. Chi phí vận hành một tháng của quán rơi vào khoảng 12 triệu đồng, thức uống trà mãng cầu với giá vốn rơi vào khoảng 10.000 đồng. Vì độ hot trên thị trường, bạn có thể bán ra 50 ly/ ngày tức 1500 ly/ tháng. Vì trà mãng cầu đang gây sốt, hầu như mọi nơi đều đó nên chỉ số cạnh tranh = 0. Lúc này định giá cho ly trà mãng cầu như sau:

Giá ly trà mãng cầu = 10.000 + (12.000.000 + 29.060.000)/1500 + 0 = 37.373 đồng/ ly

Lợi ích của việc tính giá bán đồ uống

Việc tính giá bán đồ uống dựa trên các chi phí phải chi trả và khả năng hoàn vốn sẽ mang lại những ưu điểm nhất định, cụ thể như sau:

  • Toàn bộ nhân viên phải duy trì vận hành hướng tới mục tiêu chung, không để lệch quá nhiều
  • Đảm bảo giá vốn hàng bán của ly nước, cụ thể ở ví dụ là 10.000 đồng
  • Giữ vững nhất có thể chi phí vận hành ở ngưỡng khoảng 12 triệu đồng hàng tháng
  • Ngầm đặt ra KPI hàng tháng cho món đồ ứng đó là 1500 ly/ tháng

Nếu bạn nằm trong vùng những chỉ số này, điều này chứng tỏ công việc kinh doanh đang đi đúng tiến trình và theo kì vọng của bạn.

Hình: Cách tính giá bán đồ uống phổ biến nhất hiện nay
Nguồn: Internet
Cách tính giá bán đồ uống phổ biến nhất hiện nay
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu nội quy nhân viên phục vụ quán cafe tiêu chuẩn năm 2024

Công thứ 2: Tính giá đồ uống theo phần trăm giá vốn hàng bán

Trong trường hợp các chỉ số trên hơi phức tạp để liệt kê rõ ràng với bạn, hoặc mô hình kinh doanh của bạn không cần cầu kì như vậy. Cách tính giá theo phần trăm giá vốn bán hàng sẽ giúp mọi chuyện trở nên đơn giản hơn. Để có thể áp dụng được cách tính này, bạn phải xác định được % giá vốn hàng bán (COGs) dự kiến.

Công thức để xác định giá Cost theo phần trăm giá vốn hàng bán

Giá Cost đồ uống = Giá vốn hàng bán / % Giá vốn hàng bán kì vọng

Trong đó:

Công thức để xác định % Giá vốn hàng bán kì vọng = % giá vốn bán hàng dự kiến = 100% – % Chi phí vận hành % – % Chi phí khấu hao hàng tháng – % Lợi nhuận kì vọng.

Ví dụ:

Đối với công thức này, bạn cần phải ước lượng các khoản phí vận hành, chi phí khấu hao và lợi nhuận kì vọng chiếm bao nhiêu trên 100% doanh số dự kiến:

% Chi phí vận hành: Chiếm 30%

% Chi phí khấu hao hàng tháng: Chiếm 15%

% Lợi nhuận kì vọng: Chiếm 30%

% Giá vốn hàng bán kì vọng = 100% – 30% – 15% – 30% = 25%

Lấy ví dụ về trà mãng cầu ở ví dụ trên, tính theo công thức 2, ta được giá bán như sau:

Giá trà mãng cầu = 10.000 / 25% = 40.000 đồng

Hình: Cách tính giá bán đồ uống theo phần trăm giá vốn hàng bán
Nguồn: Internet
Cách tính giá bán đồ uống theo phần trăm giá vốn hàng bán
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Vấp phải 4 lỗi mở quán cafe này, đóng cửa là chuyện sớm muộn!

Trên đây là cách tính giá bán đồ uống (Cost) được áp dụng hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể so sánh với đối thủ trên thị trường và cân đo đong đếm để đưa ra một mức giá lợi thế nhất cho quán của mình. Tuy nhiên, cách định giá này sẽ khiến bạn khó kiểm soát được chi phí đầu vào nguyên liệu, dẫn đến thâm hụt và âm vốn lúc nào không hay. Ở mỗi cách định giá bán sẽ mang lại những lợi ích riêng, điều quan trọng là bạn áp dụng chúng như thế nào để khi cạnh tranh trên thị trường nắm chắc phần thắng.

Chia sẻ bài viết: