Bỏ túi 15+ mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể nói, mô hình kinh doanh chính là bức tranh toàn diện về cách mà doanh nghiệp đó hoạt động.
Vậy mô hình kinh doanh là gì? Có những mô hình phổ biến nào? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá 15 mô hình phổ biến trong giới kinh doanh ngày này ở bài viết dưới đây!
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Model business) có thể được hiểu là cách hoạt động của một doanh nghiệp để tạo ra giá trị. Một mô hình hoàn chỉnh bao gồm cấu trúc tổ chức, quy trình hoạt động, cách thức tương tác với khách hàng, văn hóa và cách doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Mô hình kinh doanh là khung gương mà doanh nghiệp dựa vào để định hình chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa hoạt động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bản chất của mô hình kinh doanh chính là việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, xác định hình thức tiếp thị sản phẩm, tính toán các loại chi phí vận hành và cách tạo ra chuyển đổi để mang lại lợi nhuận.
>> Có thể bạn quan tâm: 8 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối
2. Tại sao mô hình kinh doanh lại quan trọng?
- Định hình chiến lược: Mô hình kinh doanh xác định chiến lược tổng thể và hướng phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh giúp xác định mục tiêu, phạm vi hoạt động, và cách thức đạt được thành công.
- Hướng dẫn hoạt động: Mô hình kinh doanh cung cấp khung làm việc cho tất cả các hoạt động kinh doanh, từ sản xuất đến tiếp thị và quản lý. Nó giúp định rõ quy trình và trách nhiệm của mỗi phần tử trong doanh nghiệp.
- Tạo giá trị: Mô hình kinh doanh giúp tập trung vào việc tạo giá trị cho khách hàng. Bằng cách hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ tốt hơn để đáp ứng.
- Quản lý rủi ro: Mô hình kinh doanh giúp xác định các yếu tố rủi ro và cơ hội trong môi trường kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với các biến đổi và thách thức.
- Thúc đẩy sự sáng tạo: Mô hình kinh doanh khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong công việc. Nó tạo ra không gian cho việc thử nghiệm các ý tưởng mới và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ tiến bộ.
- Hỗ trợ quyết định: Mô hình kinh doanh cung cấp dữ liệu và thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp thấy rõ tác động của các quyết định lên hoạt động tổng thể.
- Tạo định danh thương hiệu: Mô hình kinh doanh giúp xác định những giá trị và lợi ích cốt lõi của doanh nghiệp, giúp tạo nên một định danh thương hiệu mạnh mẽ và sâu sắc.
>> Có thể bạn quan tâm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
3. 15+ mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
3.1 Mô hình cửa hàng truyền thống (Brick and Mortar)
Mô hình cửa hàng truyền thống là một loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất đã tồn tại từ lâu và vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay. Mô hình này dựa trên việc mở cửa hàng vật lý để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Mặc dù hiện tại hình thức bán hàng trực tuyến đang dần chiếm ưu thế nhưng khi công việc bán hàng trực tuyến trở nên ổn định, bạn có thể mở cửa hàng truyền thống để khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.
3.2 Mô hình thương mại điện tử (E-commerce)
Đây là mô hình kinh doanh phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là một cách tiếp cận kinh doanh sử dụng nền tảng trực tuyến để mua bán sản phẩm và dịch vụ. Thay vì giao dịch truyền thống, mô hình này tạo cơ hội cho doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến, cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho khách hàng. Từ việc chọn sản phẩm, thanh toán an toàn cho đến giao hàng, mô hình thương mại điện tử đem đến tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian và khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng trên toàn cầu.
3.3 Mô hình Click-and-mortar
Đây là mô hình bán hàng bao gồm cả hai mô hình: Cửa hàng truyền thống và thương mại điện tử. Doanh nghiệp thực hiện cả hoạt động kinh doanh trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng vật lý, tạo cơ hội mua sắm linh hoạt cho khách hàng. Mô hình này giúp doanh nghiệp tận dụng các kênh kinh doanh khác nhau để tối ưu hóa doanh số và mở rộng tầm ảnh hưởng trong thị trường.
3.4 Mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise)
Mô hình nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh mà người sở hữu doanh nghiệp (franchisor) cho phép những người khác (franchisee) mở cửa hàng hoặc kinh doanh dưới tên thương hiệu và mô hình mà mình đã thiết lập. Các franchisee thường phải tuân thủ các quy định, quy trình và tiêu chuẩn đã được định sẵn bởi người sở hữu. Mô hình này giúp franchisor mở rộng thương hiệu nhanh chóng, đồng thời giúp franchisee có cơ hội kinh doanh với sự hỗ trợ và sự nhận diện thương hiệu đã tồn tại.
3.5 Mô hình nhà phân phối (Distributor)
Mô hình nhà phân phối là khi một doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm của mình cho các đối tác phân phối độc lập để tiếp cận và bán hàng tới khách hàng cuối. Nhà phân phối thường là các công ty hoặc cá nhân có mạng lưới phân phối rộng và hiểu rõ thị trường địa phương. Mô hình này giúp doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và phát triển sản phẩm, đồng thời giảm chi phí cũng như rủi ro trong việc phân phối. Quan hệ hợp tác với nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
>> Có thể bạn quan tâm: 13 Chiến lược định giá sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa cho cửa hàng
3.6 Mô hình nhà sản xuất (Manufacturer)
Đây là mô hình của các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm từ những nguồn nguyên liệu thô. Những doanh nghiệp này có thể bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc có thể bán cho bên trung gian để phân phối sản phẩm.
3.7 Mô hình nhà bán lẻ (Retailer)
Đây là mô hình kinh doanh khi một doanh nghiệp tập trung vào việc mua hàng hóa từ các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, sau đó bán chúng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Các nhà bán lẻ thường sẽ có cửa hàng vật lý, cửa hàng trực tuyến hoặc cả hai để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.
3.8 Mô hình kinh doanh Freemium
Freemium là hình thức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí cho người dùng cơ bản. Sau đó sẽ cung cấp các tính năng nâng cao hoặc phiên bản cao cấp với mức phí cố định. Mục tiêu của mô hình này là thu hút người dùng bằng phiên bản miễn phí và sau đó thuyết phục họ nâng cấp lên phiên bản trả phí để trải nghiệm các tính năng mở rộng hoặc dịch vụ tốt hơn. Mô hình Freemium thường được sử dụng trong các ứng dụng phần mềm, ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến.
3.9 Mô hình giá rẻ (Nickel- and- dime)
Mô hình giá rẻ tập trung vào việc thu thập các khoản phí nhỏ từ khách hàng. Thay vì tính một lần duy nhất hoặc mức giá cao, mô hình này sẽ tích lũy các khoản phí nhỏ trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Mặc dù các khoản phí có thể nhỏ, nhưng khi cộng dồn lại, chúng có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho doanh nghiệp.
3.10 Mô hình kinh doanh đăng ký (Subscription)
Mô hình kinh doanh đăng ký là hình thức mà khách hàng đăng ký để trả một khoản phí thường xuyên để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vì mua một lần duy nhất, khách hàng được cung cấp quyền truy cập liên tục hoặc theo chu kỳ hàng tháng. Mô hình này thường áp dụng cho các dịch vụ trực tuyến như: Nền tảng âm nhạc, tin tức, video streaming,… Điều này tạo sự ổn định trong thu nhập và thúc đẩy sự tương tác lâu dài với khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp nên phân loại khách hàng thế nào để việc chăm sóc được hiệu quả
3.11 Nền tảng đồng đẳng (P2P)
Nền tảng đồng đẳng (P2P) là mô hình kinh doanh dựa trên sự kết nối trực tiếp giữa các cá nhân hoặc tổ chức thông qua nền tảng trực tuyến. Trong mô hình này, người dùng có thể tương tác, mua bán hàng hóa với nhau mà không cần phải qua bên trung gian. Đây là một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển, lưu trữ, và thương mại điện tử.
3.12 Mô hình kinh doanh agency
Mô hình kinh doanh agency là sự cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, thiết kế, hoặc dịch vụ tương tự cho các khách hàng. Các agency thường có chuyên môn và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực cụ thể, giúp khách hàng đạt được mục tiêu marketing và tạo sự tương tác với khách hàng. Mô hình này thường tập trung vào việc cung cấp giải pháp sáng tạo và hiệu quả cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội tập trung vào chuyên môn và phát triển chất lượng dịch vụ.
3.13 Mô hình kinh doanh 1 đổi 1
Mô hình kinh doanh 1 đổi 1 là hình thức thương mại trong đó khách hàng có thể đổi mới sản phẩm đã mua trước đó, trong trường hợp gặp lỗi, hỏng hóc hoặc không đạt yêu cầu. Mô hình này thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Việc đổi mới sản phẩm giúp tạo lòng tin và thân thiện với khách hàng, đồng thời củng cố tương tác và tạo dự định mua sắm lần tiếp theo.
3.14 Mô hình kinh doanh blockchain
Mô hình kinh doanh blockchain là một hệ thống kết nối các khối thông tin bằng cách sử dụng mã hóa và xác nhận bằng mạng ngang hàng. Các giao dịch được ghi lại và lưu trữ một cách an toàn, không thể thay đổi, tạo ra tính minh bạch và đáng tin cậy trong giao dịch. Mô hình này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, chuỗi cung ứng, y tế,… Mô hình kinh doanh blockchain đang ngày càng thu hút sự quan tâm với tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp.
3.15 Mô hình dropshipping
Mô hình kinh doanh dropshipping là một phương thức bán hàng trực tuyến, trong đó người bán không cần lưu trữ hay quản lý hàng tồn kho. Thay vào đó, khi khách hàng đặt mua sản phẩm, người bán sẽ mua sản phẩm từ nhà cung cấp và nhà cung cấp sẽ chuyển hàng trực tiếp đến khách hàng. Mô hình này giảm thiểu rủi ro và vốn đầu tư ban đầu cho người đứng ra nhận order. Tuy nhiên, việc tương tác với nhà cung cấp cần chú ý để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt cho khách hàng.
3.16 Mô hình kinh doanh tổng hợp
Mô hình kinh doanh tổng hợp là sự kết hợp của nhiều mô hình khác nhau để tạo ra một hệ thống kinh doanh đa dạng. Thay vì dựa vào một mô hình cụ thể, doanh nghiệp áp dụng nhiều chiến lược và phương pháp để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Điều này cho phép tận dụng sức mạnh của từng mô hình để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa hiệu suất và tạo sự sáng tạo trong cách hoạt động. Mô hình kinh doanh tổng hợp thường phù hợp với các doanh nghiệp lớn và phức tạp, giúp họ đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong môi trường thay đổi.
>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng đồ gia dụng cần chuẩn bị những gì?
Trên đây là thông tin về các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn, có thể lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp! Chúc bạn thành công!