Kinh doanh không chỉ được đo bằng những con số và chiến lược trên giấy, mà còn là những câu chuyện sâu sắc về sự kiên trì, đam mê và sự nỗ lực. Đặc biệt, đối với những người bắt đầu khởi nghiệp, những bài học này mang giá trị truyền cảm hứng cực kỳ hiệu quả thúc đẩy họ bắt đầu hành trình thực hiện đam mê của mình.
Hãy cùng Sổ Bán Hàng bắt đầu hành trình khám phá những câu chuyện đầy ý nghĩa về sự thành công, thất bại, và những bài học sâu sắc từ thế giới kinh doanh.
1. Harland Sanders – Thành công từ lần thứ 1010
Công thức gà rán nổi tiếng của KFC được sáng chế bởi Harland Sanders – ông bắt đầu khởi nghiệp khi ở độ tuổi 40 và mãi cho đến ngoài 60 thành công mới chính thức gõ cửa. Đây là một minh chứng cho thấy khởi nghiệp không phải chỉ dành cho những người trẻ, mà ở bất kỳ độ tuổi nào chỉ cần có đam mê thì không bao giờ là quá trễ để bắt đầu.
Harland Sanders sau nhiều lần kêu gọi để bán công thức “gà rán kết hợp từ 10 loại thảo mộc và gia vị” của mình đều nhận về cái lắc đầu ngán ngẩm. Không vì thế mà nản chí, sau thất bại thứ 1009 thì ông đã nhận được trái ngọt vào lần chào mời thứ 1010. Với sự thành công vang dội đó, ông đã trở thành triệu phú ở độ tuổi 88 và đặt nền móng cho hệ thống thương hiệu nhượng quyền KFC ra đời.
Bài học rút ra: Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu, kiên trì ắt sẽ thành công!
>> Có thể bạn quan tâm: Triết lý kinh doanh: Chìa khóa tạo nên sự thành công
2. Viettel – Nông thôn bao vây thành thị
Vào khoảng năm 2005 – 2006, Viettel đã có quyết định táo bạo khi từ bỏ thị trường thành phố để quay trở về đầu tư ở nông thôn. Khi đó, chi phí để lắp đặt các trạm tại vùng quê rất tốn kém và đầu tư cũng khó khăn mặc dù chưa biết liệu có thuê bao nào ở đây sử dụng không.
Tuy nhiên, chiến dịch này đã thành công rực rỡ trong việc biến điện thoại di động trở thành đồ vật “bình dân” tại Việt Nam. Khi các nhà mạng khác chỉ tập trung vào thị trường ở các thành phố lớn thì Viettel đang dần xây dựng mạng lưới sóng ổn định trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam. Cho đến khi các nhà mạng khác tiến hành bao phủ nông thôn thì Viettel quay trở lại củng cố mạng lưới tại các thành phố lớn.
Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, Viettel lại một lần nữa khẳng định quyết tâm đổi mới của mình bằng cách thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số.
Bài học rút ra: Tạo hướng đi riêng để làm nổi bật giá trị của mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mua hàng online và kênh bán hàng uy tín
3. Samsung – “Không đặt hết trứng vào một rổ”
Samsung được biết đến là nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới. Ngay từ những ngày đầu, người sáng lập Lee Byung Chul đã có tầm nhìn rộng lớn về việc phát triển công nghệ và đổi mới.
Samsung đi theo hướng kinh doanh khác hẳn so với các đối thủ lớn như Apple, Google hay Microsoft – các ông lớn chỉ sản xuất tập trung vào thế mạnh của mình. Samsung đã đưa ra chính sách đa dạng hóa về sản phẩm, tức không chỉ tập trung vào một lĩnh vực duy nhất, mà lấn sân sang các hoạt động sản xuất từ điện tử tiêu dùng, điện thoại di động, tới các dự án công nghệ cao khác. Điều này đã làm cho Samsung phủ sóng ở mọi phân khúc trên thị trường công nghệ hiện nay.
Trong bối cảnh thị trường công nghệ đang “quá tải” các mặt hàng điện thoại di động, máy tính bảng,… khi hàng loạt mẫu mã mới ra đời, Samsung đã chọn cách tập trung vào quảng cáo tiếp thị thay vì đổi mới sản phẩm.
Bài học rút ra: Đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu để tiếp cận nhiều khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm bán hàng hiệu quả cùng Sổ Bán Hàng dành cho người mới kinh doanh
4. Jack Ma – Người bình thường làm nên những điều phi thường
Jack Ma chính là người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất nhì Trung Quốc Alibaba, Taobao và Alipay. Ông từ một người trượt đại học 2 lần, bị từ chối 30 lần khi xin việc, làm giáo viên tiếng Anh với tiền lương 12 USD cho đến trở thành tỷ phú giàu nhất nhì châu Á lúc bấy giờ.
Jack Ma bén duyên với internet vào năm 1995 trong chuyến đi ngắn đến thành phố Seattle. Sau khi nghiên cứu và trải nghiệm, ông đã trình bày ý tưởng kinh doanh trên internet cho 24 người bạn của mình, nhưng 23 người trong số đó đều bảo với ông là hãy quên ý tưởng đó đi. Tuy nhiên, Jack Ma vẫn kiên trì theo đuổi với điều mình yêu thích và khởi nghiệp cùng công ty ChinaPages – chuyên tạo ra website cho doanh nghiệp. Công ty đầu tiên này của Jack Ma đã thất bại hoàn toàn nhưng chỉ trong 4 năm sau đó, ông đã thành lập công ty thứ hai chính là Alibaba ngày nay. Trong 3 năm đầu thành lập, Alibaba cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ tầm nhìn xa trông rộng và sự chuẩn bị kỹ càng, Jack Ma đã giúp Alibaba trụ vững cho đến ngày nay.
Có thể thấy, thời trẻ của Jack Ma không có gì dính dáng đến công nghệ và ông chỉ là thầy giáo tiếng Anh làm công ăn lương bình thường như bao người. Nhưng khi bắt đầu có niềm đam mê với internet và kiên quyết theo đuổi đến cùng, Jack Ma đã dần biến những điều tưởng chừng như không thể trở thành hiện thực
Bài học rút ra: Chỉ cần có đam mê và kiên quyết theo đuổi chắc chắn sẽ có ngày hái được trái ngọt.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở cửa hàng đồng giá thu lợi nhuận cao
Trên đây là 4 bài học kinh doanh truyền cảm hứng cho những bạn đang nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp có động lực biến các dự định đó thành hiện thực. Bạn đừng quá nản lòng hay sợ hãi, Sổ Bán Hàng tin rằng chỉ cần bạn có đủ quyết tâm và sự cố gắng, thành công nhất định sẽ đến với bạn!