Bí quyết “đắt giá” giúp kinh doanh vật liệu xây dựng thành công

Chia sẻ bài viết:

Kinh doanh vật liệu xây dựng là một lĩnh vực đầy tiềm năng, đặc biệt khi nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà cửa ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để thành công và đạt được lợi nhuận cao, bạn cần có chiến lược kinh doanh phù hợp, nắm rõ các quy định pháp lý và biết cách vận hành hiệu quả, kể cả trực tuyến. Bài viết dưới đây của Sổ Bán Hàng sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về các bước quan trọng, từ việc xin giấy phép kinh doanh đến xây dựng chiến lược phát triển bền vững.

>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng 3.0: Giao diện đẹp mắt – Tính năng mạnh mẽ – Hiệu suất bán hàng vượt trội!

1. Tiềm năng và lợi nhuận từ kinh doanh vật liệu xây dựng

Nhu cầu xây dựng không ngừng tăng

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu xây dựng nhà ở, trung tâm thương mại, và các công trình công cộng không ngừng gia tăng. Điều này tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm vật liệu xây dựng, từ các vật liệu cơ bản như xi măng, cát, thép đến các sản phẩm hoàn thiện như gạch lát, thiết bị vệ sinh, và đồ nội thất.

Lợi nhuận hấp dẫn

Một trong những lợi thế lớn của ngành này là lợi nhuận cao. Khách hàng thường mua với số lượng lớn, đồng thời có xu hướng hợp tác lâu dài nếu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt. Điều này giúp các cửa hàng thu hồi vốn nhanh và ổn định doanh thu.

Đa dạng sản phẩm và nguồn hàng

Ngành vật liệu xây dựng cung cấp một loạt sản phẩm đa dạng như:

  • Vật liệu cơ bản: Gạch, xi măng, cát, thép.
  • Vật liệu hoàn thiện: Sơn, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị nội thất,…
  • Vật liệu mới: Vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

Nguồn hàng cũng phong phú, bao gồm nhà sản xuất trong nước, tổng đại lý và nhà cung cấp quốc tế.

>>Mời bạn xem thêm: Kết nối đơn vị vận chuyển siêu HOT: Kết nối cực nhanh – Bán hàng cực dễ!

kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là ngành hàng kinh doanh có lợi nhuận khá ổn so với mặt bằng chung (Nguồn: Internet)

2. Các bước chuẩn bị để kinh doanh

2.1. Chuẩn bị vốn

Kinh doanh vật liệu xây dựng đòi hỏi một số vốn lớn hơn so với nhiều ngành nghề khác. Thông thường, bạn cần tối thiểu khoảng 400 – 600 triệu đồng để mở cửa hàng, bao gồm chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, kho bãi, và nhân viên. Ngoài ra, mỗi tháng bạn cần khoảng 50 – 100 triệu đồng để duy trì hoạt động.

Nếu bạn không đủ vốn, có thể tìm đối tác kinh doanh hoặc vay vốn từ ngân hàng. Đồng thời, quản lý chi phí chặt chẽ và dự phòng tài chính sẽ giúp bạn đối phó với những rủi ro bất ngờ.

2.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

Hiểu rõ thị trường và đối tượng khách hàng là bước quan trọng giúp bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

  • Phân tích thị trường: Nếu kinh doanh ở nông thôn, chi phí mặt bằng rẻ nhưng điều kiện vận chuyển khó khăn, bạn cần tính thêm chi phí này. Ở thành phố, nhu cầu cao nhưng cạnh tranh gay gắt, cần tìm điểm khác biệt để thu hút khách hàng.
  • Xác định khách hàng mục tiêu: Chia nhóm khách hàng theo quy mô dự án (nhà dân dụng, công trình lớn) hoặc nhu cầu (vật liệu thô, vật liệu hoàn thiện) để cung cấp sản phẩm phù hợp.

2.3. Lựa chọn nguồn hàng

Có 3 nguồn nhập vật liệu xây dựng phổ biến:

  • Nhập trực tiếp từ nhà sản xuất: Tiết kiệm chi phí trung gian vì cung cấp giá tốt và ổn định, phù hợp với các đại lý lớn. Tuy nhiên, yêu cầu đặt hàng số lượng lớn và cạnh tranh cao, thường đi kèm yêu cầu khắt khe từ nhà cung cấp.
  • Tổng đại lý: Đa dạng sản phẩm, dễ dàng nhập hàng, ít ràng buộc nhưng giá thành cao hơn do qua trung gian.
  • Nhà cung cấp quốc tế: Sản phẩm độc đáo, chất lượng cao và mức giá ngày càng cạnh tranh nhưng đồng thời cũng đòi hỏi kinh nghiệm nhập khẩu và vốn lớn.

2.4. Chọn mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh có thể không cần quá lớn mà chỉ nên là nơi trưng bày sản phẩm, tuy nhiên cũng nên đủ không gian để trưng bày sản phẩm. Bạn nên đặt tại khu vực giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận khách hàng. Nếu có kho riêng, bạn nên đặt gần cửa hàng để tối ưu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

Bên cạnh đó, chủ kinh doanh cũng nên kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng trực tuyến vì kênh online hiện đang là một kênh hiệu quả để buôn bán gần như dành cho tất cả các mặt hàng. Sử dụng kênh trực tuyến theo chiến lược phù hợp, chạy quảng cáo tới tệp khách hàng mục tiêu,… để tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng và lượng đơn đổ về.

kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng nên có mặt bằng trưng bày sản phẩm (Nguồn: Internet)

>> Mời bạn xem thêm: Chi tiết cách bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu

2.5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh vật liệu xây dựng

Để kinh doanh hợp pháp, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như:

  • Đơn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xây dựng:
  • Bản kê khai địa điểm kinh doanh;
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng :

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ và gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Bước 2: Tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu pháp luật để đảm bảo tính minh bạch.

Bước 3: Thực hiện khắc con dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu đến cơ quan chức năng để hoàn tất thủ tục kinh doanh.

3. Chiến lược phát triển kinh doanh vật liệu xây dựng

3.1. Định giá sản phẩm hợp lý

Định giá cần dựa trên chi phí nhập hàng, vận chuyển, nhân công và lợi nhuận mong muốn, đồng thời phải cạnh tranh với thị trường.

Ví dụ, nếu nhập một miếng gạch lót sàn với giá 10.000 đồng và các chi phí khác như vận chuyển, quảng cáo tổng cộng 15.000 đồng, bạn có thể đặt giá bán khoảng 30.000 đồng/miếng để đạt mức lợi nhuận hợp lý.

Đưa ra chính sách giá ưu đãi cho khách mua sỉ hoặc khách hàng thân thiết sẽ giúp kích thích mua sắm và xây dựng lòng trung thành. Chẳng hạn việc giảm giá còn 28.000 đồng/miếng khi khách hàng mua từ 100 miếng trở lên sẽ kích thích tiêu dùng và giúp cửa hàng tăng doanh số.

kinh doanh vật liệu xây dựng
Giá cả cũng là một điều khá nhạy cảm khi kinh doanh vật liệu xây dựng (Nguồn: Internet)

>> Mời bạn xem thêm: Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh

3.2. Lựa chọn sản phẩm chủ lực

Chọn các sản phẩm có nhu cầu cao như gạch, xi măng, cát, hoặc thiết bị hoàn thiện làm mặt hàng chủ lực. Điều này giúp cửa hàng tạo dựng thương hiệu và tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời tập trung cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhu cầu lớn trên thị trường.

Cách xác định sản phẩm chủ lực như sau:

Bước 1: Khảo sát thị trường Xác định các sản phẩm có nhu cầu cao và doanh thu ổn định dựa trên phân tích nhu cầu khách hàng và xu hướng tiêu dùng.

Bước 2: Đánh giá lợi thế cạnh tranh Lựa chọn những mặt hàng nổi bật về giá cả, chất lượng hoặc thiết kế để thu hút khách hàng.

Bước 3: Tìm nguồn cung cấp ổn định Chọn các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn hàng lâu dài.

Bước 4: Xây dựng chiến lược quảng bá Tập trung quảng cáo và áp dụng chương trình ưu đãi cho sản phẩm chủ lực nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh Đánh giá hiệu quả kinh doanh định kỳ để tối ưu hóa hoặc thay thế sản phẩm chủ lực khi cần.

3.3. Quản lý kho hàng khoa học

Kho hàng cần được bố trí gọn gàng, phân loại theo từng nhóm hàng để dễ tìm kiếm và kiểm soát số lượng. Việc sử dụng phần mềm quản lý giúp theo dõi lượng tồn kho theo thời gian thực, giảm thiểu tình trạng thừa hoặc thiếu hàng và tối ưu hóa quy trình nhập xuất.

Sổ Bán Hàng – Công cụ quản lý kho và bán hàng tối ưu

Sổ Bán Hàng là ứng dụng quản lý bán hàng và kho hàng hàng đầu Việt Nam, được thiết kế đặc biệt cho các chủ kinh doanh đa ngành. Với 50+ tính năng mạnh mẽ, ứng dụng giúp tối ưu hóa quy trình quản lý kho hàng và hoạt động kinh doanh một cách đơn giản và hiệu quả:

  • Quản lý xuất – nhập – tồn kho: Theo dõi tình trạng hàng hóa chi tiết, cảnh báo khi hàng sắp hết hoặc tồn kho dư thừa.
  • Dự báo và phân tích: Dự đoán lượng hàng cần nhập, đánh giá mức tiêu thụ sản phẩm, và cung cấp báo cáo chi tiết để hỗ trợ ra quyết định.
  • Tính năng in mã vạch: Giúp quản lý hàng nghìn sản phẩm dễ dàng, tiết kiệm tới 80% thời gian quản lý kho.

Sổ Bán Hàng không chỉ giảm thiểu thất thoát hàng hóa mà còn giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh, là lựa chọn hoàn hảo cho các chủ kinh doanh hiện đại.

>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế

Quản lý kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả từ A – Z với Sổ Bán Hàng

3.4. Phát triển dịch vụ vận chuyển

Vật liệu xây dựng thường cồng kềnh, nên việc hỗ trợ vận chuyển sẽ tạo lợi thế lớn trong cạnh tranh. Nếu chưa đủ vốn để đầu tư xe tải, hãy hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo hàng hóa được giao an toàn và đúng hạn. Ngoài ra, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng.

3.5. Tăng trải nghiệm mua hàng

Ngoài chất lượng sản phẩm, hãy chú trọng vào trải nghiệm khách hàng. Đội ngũ nhân viên cần chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm để tư vấn chính xác. Đồng thời, triển khai các chương trình khuyến mãi theo mùa hoặc dịp lễ để thu hút và giữ chân khách hàng dễ dàng với ứng dụng Sổ Bán Hàng.

>> Mời bạn xem thêm:

Top đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín, nhanh chóng cho chủ shop

Tổng hợp mẹo xin vía buôn may bán đắt và giữ chân khách hàng

Bán hàng online và những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu

Cách hack like Facebook nhanh và an toàn cho chủ kinh doanh

Cách đặt tên shop hay và ấn tượng: Hướng dẫn và gợi ý

Chia sẻ bài viết: