USP là gì? 5 bước để xác định USP độc nhất vô nhị
Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có gì khác biệt? Điều gì khiến sản phẩm đó nổi bật trên thị trường tồn tại muôn vàn mặt hàng cùng phân khúc? USP chính là điểm mấu chốt tạo nên sự độc nhất cho một thương hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành công đều phải có. Vậy USP được hiểu chính xác như thế nào? Cách xác định USP ra sao? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Toggle1. USP là gì?
USP là viết tắt của Unique Selling Proposition, tạm dịch là “điểm bán hàng độc nhất”. USP có thể được hiểu là điểm độc đáo và thú vị nhất của thương hiệu so với các đối thủ khác. Với thị trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp phải chiến đấu ở cả hai mặt trận bao gồm: Trực tuyến và trực tiếp.
USP lần đầu xuất hiện ở trong những chiến dịch quảng cáo vào năm 1940, được sáng tạo bởi Rosser Reeves – nhà tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình. Vào thời điểm đó, USP được hiểu như là một lời cam kết doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1952, Rosser Reeves đã triển khai ý tưởng USP bằng việc tranh cử trên truyền hình để kêu gọi bầu cử cho Dwight D. Eisenhower – đây là lần đầu tiên có người tạo quảng cáo truyền hình cho một chính trị gia vào thời điểm lúc bấy giờ.Bằng phương pháp USP của Rosser Reeves, Dwight D. Eisenhower đã thành công dành chức tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 34. Chiến dịch này chính là bàn đạp để thuật ngữ USP được biết đến rộng rãi như ngày nay.
>> Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công
2. Điều gì tạo nên một USP hiệu quả?
Theo Rosser Reeves trong cuốn Reality in Advertising, điều để tạo nên một USP thực sự hiệu quả phải bao gồm 3 đặc điểm như sau:
- Lợi ích: USP trong các quảng cáo nhất định phải chứa một lợi ích cụ thể và thật rõ ràng. Điều này sẽ giúp người xem cảm nhận được rằng “mình chắc chắn sẽ nhận được gì khi quyết định mua sản phẩm này”.
- Độc nhất: USP cần phải độc nhất vô nhị, chưa từng có ai sử dụng trước đây
- Có sức thuyết phục: Cần phải có sự nghiên cứu, kiểm chứng đáng tin sao cho khách hàng cảm thấy an toàn khi chốt đơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 kênh bán hàng online phổ biến tại Việt Nam
3. Vai trò của USP đối với hoạt động kinh doanh
USP đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh bởi những lý do sau:
Tạo sự khác biệt: USP giúp doanh nghiệp nổi bật trong biển đỏ của đối thủ. Nó xác định điểm khác biệt cơ bản mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại so với những người cạnh tranh, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Xác định giá trị: USP giúp xác định giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho khách hàng. Điều này giúp họ thấu hiểu vì sao sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là lựa chọn tốt nhất cho họ.
Tạo giá trị cảm xúc: USP có thể kích thích cảm xúc và tạo sự kết nối với khách hàng. Khi bạn gợi lên một cảm xúc hoặc giải quyết một vấn đề quan trọng đối với họ, bạn tạo được sự gắn kết.
Tạo hiệu quả tiếp thị: USP giúp hình dung rõ ràng về lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp việc tiếp thị trở nên hiệu quả hơn bằng cách truyền đạt thông điệp dễ hiểu và hấp dẫn.
Gây ấn tượng đầu tiên: USP thường được trình bày ngắn gọn và mạnh mẽ, tạo ấn tượng tích cực đầu tiên với khách hàng. Điều này quan trọng trong việc thu hút sự chú ý và khám phá thêm về bạn.
Hướng dẫn chiến lược kinh doanh: USP giúp định hình chiến lược kinh doanh và quảng cáo. Nó tạo nên tập trung cho thông điệp và hướng dẫn bạn trong việc lựa chọn phương pháp tiếp thị thích hợp.
>> Có thể bạn quan tâm: Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng chuyên nghiệp
4. 5 bước xác định USP chuẩn xác
4.1 Bước 1: Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Trước tiên, doanh nghiệp cần phải trả lời được câu hỏi: “Tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm của thương hiệu mình chứ không phải là của một thương hiệu khác?”.
Khách hàng chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ điều mà khách hàng mong muốn từ họ, từ đó đưa ra định hướng và phát triển theo nhu cầu của khách hàng.
4.2 Bước 2: Đóng vai trò của khách hàng và giải đáp các câu hỏi
Khi đã đặt ra các câu hỏi về sản phẩm, doanh nghiệp cần đóng vai trò của khách hàng để trả lời tất cả các câu hỏi đó. Việc giải quyết các vấn đề dựa trên tâm lý của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không gặp phải khó khăn trong việc cải thiện sản phẩm hay xác định giá trị sản phẩm.
4.3 Bước 3: Tổng hợp thông tin
Sau khi đã đóng vai trò là khách hàng để giải quyết các câu hỏi xoay quanh về sản phẩm. Bạn cần tiến hành tổng hợp thông tin và bắt đầu so sánh để chọn lọc những điểm cần phải tối ưu. Đâu là điểm mà sản phẩm đang thiếu, đâu là điểm cần phải cải thiện và điểm mạnh cần phát huy là gì?
4.4 Bước 4: Xác định giá trị sản phẩm mang lại
Việc tổng hợp thông tin sẽ giúp bạn xác định được giá trị mà sản phẩm mình kinh doanh mang lại. Lúc này, doanh nghiệp cần tiến hành liệt kê ra tất cả tính năng mà sản phẩm mình có và lợi ích.
4.5 Bước 5: Xác định điểm độc nhất tạo ấn tượng đến khách hàng
Sau khi đã liệt kê toàn bộ tính năng và giá trị mà sản phẩm mang lại, đây chính là lúc doanh nghiệp cần đề ra được điểm độc nhất mà chỉ sản phẩm thương hiệu bạn có. USP sẽ đi theo hết một chu kỳ sống của một sản phẩm và chính là “điểm sáng” giúp khách hàng ghi nhớ đến sản phẩm.
Đặc biệt chú ý rằng, tuyệt đối không sao chép hay bắt chước đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ gây phản ứng tiêu cực trong tâm trí khách hàng bởi vì họ sẽ coi sản phẩm của bạn không khác gì “hàng nhái” của các thương hiệu khác. Cần đặc biệt chú ý đến
>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình bán hàng: 7 bước thành công cho doanh nghiệp
5. Các ví dụ về USP nổi tiếng
5.1 Baemin – Ăn ở nhà cũng ngon
Baemin nhấn mạnh vào ưu điểm là bạn không cần mất quá nhiều thời gian hay công sức để tìm kiếm món ăn. Tất cả những gì bạn cần chính là mở app Baemin và lựa chọn những món ăn hợp khẩu vị với mình. USP của Baemin chính là “Ăn ở nhà cũng ngon”, đây là thông điệp truyền tải dù thế giới bên ngoài có ra sao thì Baemin cũng sẽ mang đồ ăn ngon đến tận nhà của bạn.
5.2 M&M’s – Socola sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn
Với USP: “Socola sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn” đã thu hút sự chú ý của khách hàng bởi sự độc lạ và kỳ quặc của mình. Trong khi các thương hiệu socola khác chú trọng vào hương vị sản phẩm thì M&M’s lại chú tâm vào việc socola sẽ không làm tay bạn bị bẩn. M&M’s đã đánh vào điểm độc đáo của sản phẩm chính là lớp vỏ bọc chất lượng, có thể giữ cho socola không bị tan khi cầm trên tay, một ưu điểm vượt trội so với những dòng socola khác.
5.3 VinFast – Mãnh liệt tinh thần Việt Nam
Với USP: “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, VinFast muốn nhấn mạnh đây là dòng xe Việt Nam đầu tiên được sáng lập. Đồng thời, VinFast muốn hướng tới những đối tượng có niềm đam mê với sản phẩm của nước nhà.
5.4 Domino’s Pizza – Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí
Domino’s Pizza đã chú trọng vào chất lượng chuyển giao pizza đến cho khách hàng và cam kết pizza mà khách hàng nhận về vẫn còn nóng hổi. Với USP: “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí” đã làm cho Domino’s Pizza thực sự nổi bật trên thị trường ngày nay.
5.5 DeBeers – Kim cương là mãi mãi
Tự tin vào chất lượng của từng viên kim cương làm ra của mình, DeBeers đã xác định USP cho thương hiệu chính là “Kim cương là mãi mãi”. Qua đó, DeBeers muốn khẳng định về độ bền chắc của kim cương, đồng thờ hướng tới tập đối tượng sắp kết hôn để lan truyền thông điệp về sự bền vững, chung thủy trong tình yêu.
>> Có thể bạn quan tâm: Hình ảnh sản phẩm đảm bảo 5 yếu tố để gây ấn tượng với khách hàng
USP là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phân biệt và nổi bật trong môi trường cạnh tranh. USP xác định điểm khác biệt và giá trị cốt lõi mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng. Nó không chỉ tạo sự kết nối tinh thần với khách hàng, mà còn hướng dẫn chiến lược tiếp thị, tạo sự ấn tượng đầu tiên và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn vì đã theo dõi!