Chưa vững về thuế, không biết sẽ biết phải đóng bao nhiêu – đó là bài toán khó dành cho các hộ kinh doanh trong bối cảnh Nhà nước đang siết chặt quy trình truy thu thuế đối với những nhà bán hàng trên sàn Thương mại điện tử (TMĐT). Để giúp các chủ kinh doanh TMĐT hiểu rõ hơn về thuế khi kinh doanh trên sàn TMĐT, Sổ Bán Hàng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các loại thuế khi kinh doanh TMĐT, cách ước tính thuế GTGT giúp bạn tiết kiệm thời gian và quản lý tài chính hiệu quả hơn.
>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh Online & bài toán Thuế: Đừng để bị phạt oan!
1. Tầm quan trọng của việc ước tính thuế khi kinh doanh trên sàn TMĐT
1.1. Lợi ích của việc ước tính thuế chính xác
Ước tính thuế chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh chủ trong quá trình buôn bán, đặc biệt là với môi trường đặc thù như kinh doanh trên sàn TMĐT:
Giúp duy trì hoạt động kinh doanh ổn định: Khi biết rõ mức thuế cần nộp, chủ kinh doanh có thể lập kế hoạch tài chính một cách hợp lý và lên kế hoạch kinh doanh dài hạn để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh mà không bị gián đoạn.
Tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận: Việc nắm rõ các khoản thuế cần nộp cũng giúp nguwofi bán xác định chi phí một cách chính xác, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.
Tuân thủ quy định pháp luật, tránh phạt vi phạm: Kê khai thuế chính xác đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, tránh bị phạt vi phạm hành chính không đáng có do vi phạm quy định về thuế.
1.2. Rủi ro khi không ước tính thuế đúng cách
Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân bán hàng online bị kiểm tra, truy thu do chưa kê khai nộp thuế. Chỉ trong nửa đầu năm 2024, gần 43.000 người bán hàng online thuộc diện rà soát đã khai, nộp thuế 9.980 tỷ đồng.Như vậy, nếu không ước tính thuế đúng cách, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:
Nguy cơ bị phạt hành chính do kê khai sai: Kê khai thuế không đúng có thể dẫn đến việc bị phạt hành chính, truy thu thuế từ cơ quan thuế, gây tổn thất tài chính.
Ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh dài hạn: Việc kê khai sai thuế có thể dẫn đến việc phải nộp phạt ngoài ảnh hưởng đến tình hình tài chính thì còn tác động kế hoạch kinh doanh dài hạn.
Gây mất uy tín với khách hàng và đối tác: Việc không tuân thủ quy định thuế có thể làm mất uy tín với khách hàng và đối tác kinh doanh.
2. Các loại thuế khi kinh doanh online trên sàn TMĐT
Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, chủ kinh doanh cần nắm rõ các loại thuế phải nộp, bao gồm thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân (TNCN), và thuế giá trị gia tăng (GTGT).
2.1. Thuế môn bài:
Đối với thuế môn bài, các hộ kinh doanh có mức đóng cố định theo quy định như sau:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.
- Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Miễn thuế môn bài: Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống, hộ kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định, hộ sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 trong năm đầu tiên.
>> Mời bạn xem thêm: Thuế môn bài là gì? Thông tin đóng thuế môn bài mới nhất
2.2. Thuế TNCN và GTGT của hộ kinh doanh
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh online có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT. Như vậy, nếu doanh thu tính trong năm dương lịch từ 100 triệu trở lên thì người bán hàng online phải có nghĩa vụ nộp thuế hai loại thuế này.
Dưới đây là công thức xác định thuế TNCN và thuế GTGT hộ kinh doanh phải nộp:
Tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % TNCN
Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % GTGT
Lưu ý: Tùy thuộc nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh cụ thể của hộ kinh doanh là gì mà quy định về tỷ lệ thuế TNCN và tỷ lệ thuế GTGT sẽ khác nhau, theo thông tin chi tiết tại Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT-BTC:
Tỷ lệ thuế TNCN | Tỷ lệ thuế GTGT | |
Phân phối, cung cấp hàng hóa | 0,5% | 1% |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | 2% | 5% |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 1,5% | 3% |
Hoạt động kinh doanh khác | 1% | 2% |
Như vậy đối với việc ước tính thuế khi kinh doanh online trên sàn TMĐT, chủ kinh doanh cần nắm được:
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được áp dụng với tỷ lệ 0,5% và thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 1% (do hoạt động bán hàng trực tuyến thuộc lĩnh vực phân phối và cung cấp hàng hóa).
- Doanh thu để tính thuế TNCN và GTGT bao gồm tổng doanh thu có tính thuế (nếu thuộc diện chịu thuế), bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
- Trong trường hợp người bán hàng không thể xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc việc xác định doanh thu không chính xác, cơ quan thuế sẽ tự ấn định doanh thu để tính toán số thuế phải nộp.
- Hộ kinh doanh không xuất hóa đơn VAT và không được khấu trừ thuế GTGT (hạn chế đối tác mua bán).
- Không phải báo cáo thuế.
>>Mời bạn xem thêm: Thuế doanh nghiệp: Định nghĩa, cách tính thuế theo quy mô cùng thời hạn nộp
2.3. Lưu ý đối với hộ kinh doanh không trọn năm
Đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm:
- Hộ kinh doanh mới ra kinh doanh;
- Hộ kinh doanh thường xuyên theo thời vụ;
- Hộ kinh doanh ngừng/nghỉ kinh doanh.
Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
>> Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn đóng thuế online đối với người kinh doanh
3. Ước tính thuế sàn hoàn toàn tự động từ Finan
Trong thời đại số hóa, việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang dần trở thành “điều kiện đủ” để các nhà bán hàng tồn tại trên thương trường đầy khắc nghiệt. Kinh doanh online đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là trong việc quản lý và ước tính thuế. Thấu hiểu nỗi lo của các chủ kinh doanh, Finan (chủ sở hữu phần mềm Sổ Bán Hàng) đã chính thức cho ra mắt giải pháp ước tính thuế, hỗ trợ các nhà bán hàng trên sàn TMĐT:
Kết nối 3 sàn TMĐT, đồng bộ đơn hàng
Kết nối 3 sàn mại điện tử phổ biến nhất là Shopee, Lazada, TiktokShop vào một nền tảng duy nhất, dễ dàng quản lý và theo dõi tất cả các gian hàng từ một giao diện tập trung.
Tự động tính toán và ước tính thuế chi tiết, chính xác
Finan tự động tính giá trị hóa đơn và ước tính chi tiết thuế cho mỗi đơn hàng theo các quy định thuế hiện hành. Điều này giúp doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật và loại bỏ lo lắng về sai sót trong việc kê khai thuế.
>>Mời bạn xem thêm: Hóa đơn điện tử là gì? 6 điều doanh nghiệp nhất định phải biết
Tải về toàn bộ dữ liệu đơn hàng, xuất file báo cáo trực tiếp lên cơ quan thuế nhanh gọn
Cho phép tải về toàn bộ dữ liệu đơn hàng và xuất file báo cáo thuế trực tiếp lên cơ quan thuế. Quy trình này giúp doanh nghiệp nộp thuế nhanh chóng, chính xác và tránh bị phạt vi phạm.
Toàn bộ quy trình tự động kéo dữ liệu đơn hàng, ước tính thuế hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Tiết kiệm chi phí và tiếp cận công cụ quản lý thuế chuyên nghiệp mà không cần đầu tư thêm, quy trình tự động kéo dữ liệu đơn hàng và ước tính thuế của Finan là hoàn toàn miễn phí, tối ưu hiệu suất và chi phí, giảm thiểu sai sót tối đa.
Song hành cùng những bước phát triển mạnh mẽ của TMĐT, việc tuân thủ các quy định về thuế, tuân thủ pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các khoản phạt, truy thu mà còn xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin tới đối tác và khách hàng!
>> Mời bạn xem thêm:
Ra mắt FinanEcom – Giải pháp tự động xuất hóa đơn và ước tính thuế TMĐT
Kinh doanh Online & bài toán Thuế: Đừng để bị phạt oan!
Thuế doanh nghiệp: Định nghĩa, cách tính thuế theo quy mô cùng thời hạn nộp
Doanh nghiệp 20 năm đổi mới công nghệ cùng Sổ Bán Hàng để quản lý tinh gọn