• Sản phẩm

    QUẢN LÝ BÁN HÀNG

    Cửa hàng ăn uống

    Quán cà phê, trà sữa, quán ăn, nhà hàng, take away...

    Bán lẻ hiện đại

    Thời trang, điện máy, thực phẩm, quầy thuốc, điện tử, điện lạnh...

    Bán đa kênh

    Mỹ phẩm, đồ chơi, chăm sóc sức khoẻ, đồ gia dụng

    QUẢN LÝ DÒNG TIỀN

    FinanBook

    Giải pháp quản lý dòng tiền thông minh. Thu tiền, kế toán và ngân hàng

    OpenAPI

    Dễ dàng quản lý thu chi, thanh toán liên ngân hàng ngay trong hệ thống của bạn.

    • Cửa hàng ăn uống
    • Bán lẻ hiện đại
    • Bán đa kênh
    • FinanBook
    • Open API
  • Giải pháp

    TÍNH NĂNG

    Quản lý toàn diện

    Tinh giản hoạt động. Tối đa năng suất. Không lo thất thoát

    Chăm sóc khách hàng

    Chăm sóc chuyên nghiệp. Quản lý hiệu quả giúp tăng người mua lại đến 34%

    Kiểm soát tài chính

    Thu chi rõ ràng. Tiền nhận về nhanh, hiệu quả hơn đến 24%

    TIỆN ÍCH

    Bán sàn TMĐT

    Bán đa sàn: Shopee, Tiktok, Lazada. Trăm gian hàng trên 1 màn hình duy nhất

    Tìm nguồn hàng

    Nhập sản phẩm HOT nhất cho cửa hàng của bạn với giá siêu cạnh tranh

    Vay vốn kinh doanh

    Lãi suất thấp. Không cần thế chấp Nhanh chóng - Dễ dàng

    Website bán hàng

    Chỉ trong 5 phút. Dễ dàng bán hàng và nhận thanh toán online

    HƯỚNG DẪN

    Bắt đầu sử dụng

    Nhanh chóng làm quen và tự tin sử dụng Sổ Bán Hàng với 600.000+ chủ kinh doanh khác

    Hướng dẫn sử dụng

    Chi tiết cách sử dụng 50+ tính năng của Sổ Bán Hàng và câu hỏi thường gặp

    • Quản lý toàn diện
    • Chăm sóc khách hàng
    • Kiểm soát tài chính
    • Bán trên sàn TMĐT
    • Tìm nguồn hàng
    • Vay vốn kinh doanh
    • Website bán hàng
  • Bảng giá
  • Blog

    BLOG

    Quản lý bán hàng

    Quản lý bán hàng hiệu quả: Bí quyết doanh số bùng nổ

    Câu chuyện thành công

    Khách hàng Sổ Bán Hàng: Hành trình thành công và bí quyết

    Kinh nghiệm kinh doanh

    Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh đa dạng, thực tế giúp bạn thành công

    Kênh bán hàng

    Khám phá kênh bán hàng tối ưu giúp tăng doanh thu cửa hàng của bạn

  • Về chúng tôi
Đăng nhập
Đăng ký
Kinh nghiệm kinh doanh

Từ A – Z bí quyết kinh doanh quần áo hiệu quả, đắt hàng

2 Tháng Mười Hai, 2024 Phương Phan
Chia sẻ bài viết:

Kinh doanh quần áo là một lĩnh vực đầy tiềm năng với đa dạng sản phẩm và đối tượng khách hàng. Từ kinh doanh quần áo trẻ em, kinh doanh quần áo nữ, kinh doanh quần áo nam đến bán hàng online, mỗi phân khúc đều mang lại cơ hội để tăng trưởng và đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên, làm thế nào để kinh doanh hiệu quả và tối ưu hóa doanh thu? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá bí quyết trong bài viết này nhé!

>>Mời bạn xem thêm: 14 cách đặt tên shop quần áo hay và thu hút khách hàng

Mục lục bài viết

Toggle
  • 1. Tiềm năng lợi nhuận từ kinh doanh quần áo
  • 2. Bắt đầu kinh doanh thời trang cần những gì?
      • 2.1. Xác địch phong cách, lên ý tưởng & mô hình kinh doanh thời trang
      • 2.2. Tìm nguồn nhập hàng giá tốt, chất lượng cao
      • 2.3. Đặt tên shop quần áo thật ấn tượng
      • 2.4. Xác định khách hàng mục tiêu
      • 2.5. Nghiên cứu đối thủ và thị trường
      • 2.6. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh quần áo
      • 2.7. Xác định chi phí, số vốn cần có khi mở cửa hàng
      • 2.8. Đưa ra chiến lược giá hợp lý với tệp khách hàng
      • 2.9. Trang trí cửa hàng và chuẩn bị hàng hóa
      • 2.10. Tiến hành khai trương cửa hàng
  • 3. Một số điều cần lưu ý để kinh doanh quần áo hiệu quả

1. Tiềm năng lợi nhuận từ kinh doanh quần áo

  • Thị trường rộng lớn và sức mua không ngừng tăng: Thời trang luôn là nhu cầu thiết yếu, không chỉ để mặc mà còn thể hiện phong cách và cá tính của người tiêu dùng.
  • Mức lợi nhuận cao: Với mức sinh lời cao (có thể lên tới 4-5 lần giá vốn), ngành kinh doanh quần áo mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà khởi nghiệp.
  • Xu hướng thời trang mở ra nhiều cơ hội: Thời trang thay đổi liên tục với các xu hướng như phong cách vintage, thời trang tối giản hay thời trang bền vững. Điều này tạo cơ hội để các cửa hàng quần áo đổi mới sản phẩm và giữ chân khách hàng.
  • Phân khúc khách hàng đa dạng: Ngành thời trang phục vụ nhiều đối tượng như trẻ em, người lớn, nam, nữ và cả thị trường thời trang cao cấp. Bạn có thể tập trung vào một phân khúc cụ thể, như kinh doanh thời trang trẻ em hoặc thời trang nữ, để xây dựng thương hiệu rõ ràng và thu hút đúng nhóm khách hàng.

Tuy nhiên, thị trường thời trang này cũng đầy thách thức và cạnh tranh với vô số cửa hàng và thương hiệu thời trang đang hoạt động trên thị trường. Các shop cần nhạy bén với xu hướng và hiểu rõ nhu cầu khách hàng để tạo sự khác biệt.

Với những ai đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, việc xây dựng một kế hoạch chi tiết là điều cần thiết để có thể bắt đầu và tồn tại trong thị trường khốc liệt này.

2. Bắt đầu kinh doanh thời trang cần những gì?

Khi kinh doanh, đầu tiên bạn phải xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình. Bạn giỏi điều gì và điều gì có thể khiến bạn khác biệt – đó chính là những điểm mạnh giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho mô hình kinh doanh.

2.1. Xác địch phong cách, lên ý tưởng & mô hình kinh doanh thời trang

Trước tiên, bạn cần xác định rõ phong cách và mô hình kinh doanh: “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Đây là yếu tố quan trọng để bạn định hình sự khác biệt của cửa hàng mình so với hàng ngàn cửa hàng thời trang khác trên thị trường.

Bạn có thể hướng tới sự sang trọng, nữ tính, mạnh mẽ hoặc năng động, từ đó định hình cảm giác mà khách hàng sẽ nhận được.

Bên cạnh nhập hàng truyền thống, có nhiều hướng đi sáng tạo để kinh doanh quần áo:

  • Tự thiết kế: Phát triển thương hiệu riêng với các dòng sản phẩm độc đáo như thời trang trẻ em, công sở hay đồ dự tiệc…
  • Cung cấp dịch vụ: In ấn, thêu, sửa chữa quần áo, hoặc trở thành stylist tư vấn phong cách cá nhân…
  • Các mô hình khác: Kinh doanh đồ vintage, cho thuê trang phục, hoặc sản xuất đồng phục…

Hãy chọn ý tưởng phù hợp với thế mạnh của bạn. Ví dụ: nếu giỏi thiết kế, tập trung phát triển thương hiệu thời trang riêng; nếu am hiểu xu hướng, hãy trở thành stylist; nếu có kỹ năng may vá, cung cấp dịch vụ sửa chữa. Những ý tưởng này không chỉ giúp bạn khởi nghiệp thành công mà còn tạo dấu ấn riêng biệt trên thị trường.

>>Có thể bạn quan tâm: Bán gì không sợ ế? Top sản phẩm kinh doanh đắt khách, dễ lời

kinh doanh quần áo thành công
Lựa chọn thị trường ngách – kinh doanh quần áo vintage (Nguồn: Internet)

2.2. Tìm nguồn nhập hàng giá tốt, chất lượng cao

Có hai phương thức chính để lấy hàng: qua trung gian hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng.

Lấy hàng qua trung gian: Bạn có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối hoặc các shop trung gian. Phương thức này tiết kiệm thời gian, giúp bạn xem hàng trực tiếp và dễ giao dịch. Tuy nhiên, giá thường cao hơn và mẫu mã bị hạn chế.

Lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất: Liên hệ các xưởng may hoặc đặt hàng qua sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn có giá tốt hơn và mẫu mã đa dạng hơn. Tuy nhiên, cách này yêu cầu bạn có kinh nghiệm để đánh giá chất lượng và xử lý các vấn đề giao hàng. Nếu đặt hàng từ nước ngoài, bạn cần chú ý rào cản ngôn ngữ và chi phí vận chuyển.

>> Mời bạn xem thêm: Chợ Đông Tác ở đâu? Kinh nghiệm mua hàng thùng chất lượng

GIẢI PHÁP NHẬP SỈ HÀNG TRUNG QUỐC TỪ SỔ BÁN HÀNG

2.3. Đặt tên shop quần áo thật ấn tượng

Tên shop quần áo là yếu tố quan trọng giúp khách hàng dễ nhớ và quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo. Để hiệu quả, tên nên ngắn gọn, ấn tượng và dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc đặt tên cũng cần phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu hướng đến dân văn phòng hoặc người trung niên, tránh sử dụng những cái tên quá trẻ trung, nhí nhảnh.

Một số gợi ý cách đặt tên phù hợp:

  • Dựa trên loại sản phẩm: Nếu kinh doanh quần áo ngủ, bạn có thể kết hợp tên sản phẩm và tên chủ shop, như “Quần áo ngủ Mai Hương,” “Pijama Mai Hương.”
  • Dựa trên tên cá nhân: Sử dụng tên chủ shop để tạo thương hiệu cá nhân, như “Giang Đào Store,” “Thu Hằng Fashion.”
  • Dựa trên hình ảnh gợi cảm hứng: Đặt tên theo loài hoa hoặc thiên nhiên để mang lại sự mềm mại, như “Hướng Dương Store,” “Lavender Style.”
  • Dựa trên đặc tính sản phẩm: Làm nổi bật đặc trưng sản phẩm qua tên gọi, như “Menswear Hàn Quốc,” “Thời trang VNXK,” “Hẻm Vintage,” hay “Quần áo 2Hand.”

>> Mời bạn xem thêm: Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh

2.4. Xác định khách hàng mục tiêu

Trong kinh doanh quần áo, một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định đối tượng khách hàng cụ thể.

  • Định hướng sản phẩm rõ ràng: Hiểu được khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn chọn lọc sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.
  • Tối ưu thời gian và nguồn lực: Thay vì cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, tập trung vào một nhóm khách hàng sẽ giúp bạn triển khai các chiến lược hiệu quả hơn.
  • Quản lý chi phí hiệu quả: Biết rõ nhóm khách hàng sẽ hỗ trợ bạn trong việc đưa ra mức giá hợp lý và các chiến lược quảng cáo chính xác, tránh lãng phí vốn.
  • Tạo không gian mua sắm đúng mục tiêu: Trang trí cửa hàng hoặc thiết kế giao diện bán hàng online sẽ trở nên thu hút hơn khi phù hợp với sở thích và phong cách của khách hàng mục tiêu.

Những câu hỏi bạn cần trả lời:

  • Bạn muốn kinh doanh quần áo cho nam hay nữ?
  • Đối tượng bạn nhắm tới là học sinh, sinh viên, dân văn phòng hay nhóm khác?
  • Họ thuộc mức thu nhập nào, trung bình hay cao?

Ví dụ:

  • Nếu tập trung vào thời trang nữ công sở, bạn nên chọn những sản phẩm chất lượng cao, thiết kế sang trọng và chú trọng vào trải nghiệm mua sắm chuyên nghiệp.
  • Nếu nhắm đến sinh viên nam, bạn nên chọn các sản phẩm mang phong cách trẻ trung, giá cả phải chăng, dễ phối đồ.

Xây dựng chân dung khách hàng rõ ràng không chỉ giúp bạn định hình thương hiệu mà còn hỗ trợ bạn trong việc lập chiến lược bán hàng và phát triển sản phẩm, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công trong kinh doanh thời trang.

>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế

các bước kinh doanh quần áo hiệu quả
Xác định rõ khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới (Nguồn: Internet)

2.5. Nghiên cứu đối thủ và thị trường

Kinh doanh quần áo không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm bạn bán, mà còn phải xem khách hàng cần gì và đối thủ đang làm gì. Việc nghiên cứu thị trường và đối thủ sẽ giúp bạn định hướng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Những câu hỏi cần trả lời:

  • Đối thủ đang bán sản phẩm nào? Chất lượng và kiểu dáng ra sao?
  • Họ phục vụ khách hàng nào? Điểm mạnh và yếu của họ là gì?

Điều này giúp bạn nắm bắt xu hướng, phát hiện các sản phẩm “hot” để kịp thời cập nhật, ví dụ như áo croptop hay đồ thể thao. Thêm vào đó, chẳng hạn như nếu đối thủ thành công nhờ chăm sóc khách hàng tốt, bạn có thể áp dụng vào cửa hàng mình. Và quan trọng nhất, thay vì bán đại trà, tập trung vào phân khúc như thời trang trung niên hoặc vintage là thị trường ngách sẽ giúp bạn nổi bật hơn. Sau khi phân tích đối thủ, sử dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để xác định chiến lược tiếp cận khách hàng, kênh bán hàng và tạo lợi thế bền vững.

2.6. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh quần áo

  • Chọn vị trí trung tâm thương mại hoặc khu buôn bán sầm uất Những khu vực tập trung nhiều cửa hàng thời trang thường thu hút lượng lớn khách hàng nhờ sự đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng tại đây thường cao, bạn cần cân nhắc ngân sách trước khi lựa chọn.
  • Ưu tiên khu dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao Nếu ngân sách hạn chế, bạn có thể chọn các khu vực đông dân cư với trình độ dân trí và mức sống tốt. Hãy nghiên cứu thói quen mua sắm, sở thích và nhu cầu của cư dân trong khu vực để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
  • Đảm bảo cơ sở hạ tầng thuận tiện Vị trí cửa hàng cần có giao thông thuận lợi, dễ tiếp cận và quan trọng là có bãi đỗ xe an toàn, rộng rãi. Những yếu tố này tạo cảm giác thoải mái, thu hút khách hàng ghé thăm và mua sắm thường xuyên.

>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh Giáng Sinh: 8 ý tưởng giúp bạn thành công

kinh doanh quần áo
Mặt bằng là yếu tố quan trọng nếu bạn quyết định mở bán offline (Nguồn: Internet)

2.7. Xác định chi phí, số vốn cần có khi mở cửa hàng

Lập kế hoạch tài chính là bước không thể thiếu khi kinh doanh quần áo. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, bạn cần dự trù các khoản chi phí cụ thể và chuẩn bị vốn phù hợp với quy mô cửa hàng.

Phân bổ vốn hợp lý:

  • Nhập hàng: Dành khoảng 50% tổng vốn để nhập đợt hàng đầu tiên.
  • Vốn dự phòng: Chuẩn bị một khoản dự trữ để đối phó với các rủi ro không mong muốn. Nếu vốn chưa đủ, bạn có thể cân nhắc vay kinh doanh để xoay sở.

Các mô hình kinh doanh và mức vốn tham khảo:

  • Vốn ít (5 – 10 triệu): Phù hợp với mô hình bán hàng order, bạn chỉ nhập hàng sau khi có đơn, giúp giảm rủi ro và chi phí ban đầu.
  • Vốn tầm trung (30 – 40 triệu): Có thể mở shop online, tập trung vào nhập hàng và thiết kế không gian chụp ảnh sản phẩm.
  • Vốn lớn (trên 100 triệu): Phù hợp để mở cửa hàng vật lý, chi trả cho các khoản thuê mặt bằng, trang trí, thiết bị và nhân viên.

Chi phí cụ thể cần dự trù khi kinh doanh quần áo:

  • Thuê mặt bằng: Dao động từ 5 – 20 triệu đồng/tháng, tùy vị trí. Thường cần đặt cọc từ 3-6 tháng.
  • Nhập hàng: Chiếm tỷ trọng lớn, thường khoảng 50% tổng vốn.
  • Trang trí cửa hàng: Từ 20 – 30 triệu đồng cho sơn, biển hiệu, kệ trưng bày và nội thất.
  • Thiết bị bán hàng: Đầu tư phần mềm quản lý bán hàng để dễ dàng quản lý đa dạng mẫu mã và kích cỡ.
  • Marketing: Dành 3-5 triệu đồng/tháng cho quảng cáo trực tuyến hoặc chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp.
  • Nhân viên: Nếu cần thuê, lương mỗi nhân viên dao động từ 3-7 triệu đồng/tháng.
  • Duy trì hoạt động: Dự trù từ 30-50 triệu đồng để đảm bảo cửa hàng vận hành ổn định trong 3-6 tháng đầu.

Tiết kiệm chi phí:

  • Sử dụng giá kệ thanh lý hoặc móc treo đơn giản thay vì đầu tư lớn vào nội thất ban đầu.
  • Tận dụng mạng xã hội thay vì quảng cáo đắt đỏ để tăng nhận diện thương hiệu.

Xác định rõ chi phí và phân bổ vốn hợp lý không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn mà còn đảm bảo việc kinh doanh khởi đầu thuận lợi và hiệu quả.

>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng 3.0: Giao diện đẹp mắt – Tính năng mạnh mẽ – Hiệu suất bán hàng vượt trội!

2.8. Đưa ra chiến lược giá hợp lý với tệp khách hàng

Tính toán chi phí nhập hàng, vận hành, tiếp thị để xác định giá tối thiểu đảm bảo lợi nhuận. Nếu sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, có thể định giá cao hơn để phản ánh giá trị.

Chiến lược giá:

  • Định giá cạnh tranh: Theo dõi giá đối thủ và điều chỉnh để thu hút khách hàng.
  • Định giá tâm lý: Sử dụng các mẹo như giá lẻ (ví dụ: 199.000 VNĐ) để tạo cảm giác rẻ hơn, kích thích tâm lý mua sắm
Cách định giá sản phẩm (Nguồn: Internet)

2.9. Trang trí cửa hàng và chuẩn bị hàng hóa

  • Mặt bằng: Lựa chọn và trang trí phù hợp với mô hình kinh doanh, đây là khoản đầu tư cố định lớn nên cần cân nhắc kỹ.
  • Nội thất: Chuẩn bị giá kệ, móc treo, ánh sáng, bàn thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng. Hệ thống camera an ninh cũng cần được lắp đặt để giám sát dễ dàng.
  • Ngoại thất: Biển hiệu, băng rôn, và đèn LED tạo sự thu hút từ bên ngoài.

Sau khi đã liệt kê chi tiết danh sách cần mua sắm cho cửa hàng, bạn chỉ cần tìm chỗ mua, thi công và lắp đặt để hoàn thiện. Khi hàng hóa được nhập về, cần phân loại rõ ràng và nhập thông tin sản phẩm vào hệ thống bán hàng. Để quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp, bạn nên dán mã vạch cho tất cả các sản phẩm.

Cửa hàng quy mô nhỏ thường chỉ cần từ 1-2 nhân viên, kiêm nhiệm vụ kiểm kho, bán hàng và thu ngân. Đối với cửa hàng lớn, số lượng nhân viên có thể từ 2-5 người, tùy thuộc vào số ca làm việc hoặc việc tuyển nhân viên part-time hay full-time.

2.10. Tiến hành khai trương cửa hàng

  • Chọn thời điểm phù hợp: Khai trương cửa hàng kinh doanh quần áo vào ngày có thời tiết thuận lợi và phù hợp với khách hàng. Ví dụ, tháng 4 (đầu hè) hoặc tháng 9-10 (đầu đông) là thời điểm lý tưởng để tận dụng các dịp mua sắm lớn.
  • Tạo sự chú ý cho khách hàng: Đẩy mạnh quảng bá qua tờ rơi, email marketing, chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram hoặc TikTok. Trang trí cửa hàng nổi bật với băng rôn, âm nhạc, và tổ chức sự kiện để thu hút người qua lại.
  • Quảng cáo và khuyến mãi: Lên kế hoạch khuyến mãi cho 3 tháng đầu, kết hợp quảng cáo trên mạng xã hội và Google để tăng nhận diện và thu hút khách hàng.

>> Mời bạn xem thêm:

Cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Cúng khai trương chuẩn phong tục – hút tài lộc cho chủ kinh doanh

3. Một số điều cần lưu ý để kinh doanh quần áo hiệu quả

  • Luôn cập nhật xu hướng thời trang Thời trang là lĩnh vực có xu hướng thay đổi liên tục, đòi hỏi chủ shop phải nhạy bén và có khiếu thẩm mỹ tốt. Cho dù bạn muốn kinh doanh offline hay kinh doanh quần áo online hiệu quả, việc liên tục cập nhật các mẫu mã phù hợp theo mùa hoặc theo thị hiếu khách hàng sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể. Ví dụ, áo hoodie từng là “hot trend” của giới trẻ vào mùa đông năm trước, và nhiều cửa hàng đã nắm bắt xu hướng này để nhập hàng kịp thời, mang lại doanh thu cao.
  • Quản lý hàng tồn kho chặt chẽ Quản lý tồn kho là bước không thể thiếu để kinh doanh hiệu quả. Biết chính xác sản phẩm còn hay hết sẽ giúp bạn lập kế hoạch nhập hàng hợp lý và hỗ trợ nhân viên tư vấn khách hàng tốt hơn. Đồng thời, sắp xếp kho bãi gọn gàng, kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, đảm bảo an toàn và phòng chống rủi ro như cháy nổ trong quá trình lưu trữ.
  • Xây dựng chiến lược giá phù hợp Chiến lược giá cần dựa vào chi phí nhập hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu hướng đến học sinh, sinh viên, hãy đưa ra mức giá hợp lý để kích thích mua sắm. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi vào dịp lễ lớn như Tết, Noel hay ngày 8/3 sẽ giúp bạn đẩy hàng tồn kho và tăng doanh thu hiệu quả.
  • Ứng dụng phần mềm bán hàng để quản lý hiệu quả: Sử dụng phần mềm bán hàng giúp tối ưu quy trình quản lý với nhiều lợi ích:
    • Quản lý hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày một cách chính xác.
    • Đồng bộ dữ liệu tồn kho và giá bán với các gian hàng online như Facebook, Shopee.
    • Tự động tạo báo cáo chi tiết, tiết kiệm thời gian quản lý.
    • Tích hợp các đơn vị vận chuyển và phương thức thanh toán hiện đại, giúp quy trình giao hàng và thanh toán trở nên đơn giản, nhanh chóng.
    • Hệ thống phân quyền hỗ trợ nhân viên phối hợp tốt hơn, giúp cửa hàng vận hành trơn tru.

>>Mời bạn xem thêm: Kết nối đơn vị vận chuyển siêu HOT: Kết nối cực nhanh – Bán hàng cực dễ!

50+ tính năng, đáp ứng nhu cầu mọi ngành hàng
Đăng ký sử dụng Sổ Bán Hàng ngay

>> Mời bạn xem thêm:

10+ cách đốt vía, đốt phong lông xả xui chủ kinh doanh phải biết

Local brand là gì? Cách xây dựng thương hiệu thời trang từ số 0

Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh

Tổng hợp mẹo xin vía buôn may bán đắt và giữ chân khách hàng

Bán hàng online và những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu

Chia sẻ bài viết:
sổ bán hàng pro
  • kinh doanh quần áo
  • Kinh doanh thời trang

Điều hướng bài viết

Previous
Next

Tìm kiếm

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Chủ đề nổi bật

• Cập nhật mới nhất: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền – chính thức áp dụng từ 06/2025

• Ngành kinh doanh nào bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định mới?

• Tổng hợp các mức phạt khi không dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật 06/2025)

• Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật mới)

• Hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền – áp dụng từ tháng 6/2025

• Máy tính tiền có bắt buộc không? Câu trả lời chính xác cho hộ và cá nhân kinh doanh

• Quy trình phát triển sản phẩm mới chỉ trong 7 bước

• 6 Chính sách bán hàng phổ biến giúp nâng cao doanh số hiệu quả

• Nghệ thuật đòi nợ tinh tế, không sợ mất lòng

• Kinh nghiệm mở cửa hàng đồng giá thu lợi nhuận cao

Bài Liên Quan

Kinh nghiệm kinh doanh

Kinh doanh thời trang: Bí quyết kéo khách về hiệu quả

23 Tháng Hai, 2024 Diễm Chinh

Kinh doanh thời trang là lĩnh vực có thị trường cạnh tranh khá gay gắt, bạn cần tạo ra chất riêng cho cửa hàng để thu hút khách hiệu quả.

Ứng dụng quản lý bán hàng thông minh Số 1 Việt Nam

VN: 173 Tran Nao Street, An Khanh Ward, Thu Duc City, HCMC, Vietnam
SIN: 10 Anson Road, #33-06B International Plaza, 079903 Singapore

Theo dõi chúng tôi

Sổ Bán Hàng
  • Về chúng tôi
  • Tin tức & sự kiện
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Bắt đầu sử dụng
Sản phẩm
  • Quản lý bán hàng
  • Cửa hàng ăn uống
  • Bán lẻ hiện đại
  • Bán hàng đa kênh
  • Quản lý dòng tiền
Giải pháp
  • Tính năng
  • Quản lý toàn diện
  • Chăm sóc khách hàng
  • Kiểm soát tài chính
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tiện ích
  • Bán sàn TMĐT
  • Tìm nguồn hàng
  • Vay vốn kinh doanh
  • Website bán hàng
Blog
  • Quản lý bán hàng
  • Câu chuyện thành công
  • Kinh nghiệm kinh doanh
  • Kênh bán hàng
Chính sách
  • Quy chế hoạt động
  • Điểu khoản dịch vụ
  • Chính sách bảo mật

© 2023 – FINAN PTE. LTD.