Top 6 sàn Thương mại điện tử HOT – chọn sàn nào để bán hàng?

Chia sẻ bài viết:

Theo khảo sát từ Modor Intelligence, Việt Nam được ghi nhận là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, dẫn đầu Đông Nam Á. Là một người bán hàng trong thời đại kinh tế số, bạn nên chọn kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử nào và cần biết những gì để bắt kịp xu hướng mua sắm mạnh mẽ của người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng 3.0: Giao diện đẹp mắt – Tính năng mạnh mẽ – Hiệu suất bán hàng vượt trội!

1. Sàn Thương mại điện tử là gì và mang lại lợi ích gì cho người bán?

Theo khoản 2, Điều 2 của Thông tư 46/2010/TT-BCT, sàn thương mại điện tử được định nghĩa là: “Website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu hoặc quản lý website có thể bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ trên đó.”

Như vậy, sàn thương mại điện tử là nền tảng trực tuyến giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và quảng bá thương hiệu, đồng thời tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả trên cùng một website.

Các sàn giao dịch thương mại điện tử đã trở thành kênh bán hàng trực tuyến ưa chuộng vì mang lại nhiều lợi ích:

  • Tăng khả năng hiện diện trên thị trường và tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước.
  • Giảm chi phí nhờ tiết kiệm các khoản thuê mặt bằng, thuê nhân viên và quản lý kho bãi.
  • Dễ dàng đăng tải và quản lý thông tin về sản phẩm ở bất cứ đâu.
  • Khách hàng có thể mua sắm tiện lợi mọi lúc mọi nơi.
  • Linh hoạt trong các chiến dịch tiếp thị và khuyến mãi giúp thúc đẩy doanh số.
  • Chăm sóc khách hàng dễ dàng với các công cụ hỗ trợ, như chatbot hay công cụ phân tích hành vi khách hàng.
  • Kết hợp bán hàng đa nền tảng trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, blog và công cụ tìm kiếm để mở rộng khả năng tiếp cận.
  • Đa dạng hóa phương thức thanh toán để tăng sự tiện lợi cho người mua.
  • Có thể mở rộng quy mô kinh doanh sang nhiều ngành hàng và đối tượng khách hàng mà không cần lo lắng về chi phí phát sinh như mặt bằng và nhân sự.

>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế

nên bán sàn Thương mại điện tử nào
Top 5 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam (Nguồn: Internet)

2. Các sàn Thương mại điện tử “đình đám” nhất hiện nay

2.1 Shopee

2.1 Shopee – Sàn S là Gì?

Shopee, hay còn gọi là “sàn S”, “sàn cam” thuộc tập đoàn Sea có trụ sở chính tại Singapore, là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, ra mắt vào năm 2015 và hiện có mặt tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Shopee đi theo mô hình B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) nên là lựa chọn hợp lý cho các chủ kinh doanh tiếp cận khách hàng.

Theo công bố của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, thị phần doanh số của sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2024 của Shopee chiếm 71,4%, và trang TMĐT này vẫn giữ vững vai trò là trang thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.

Ưu điểm của Shopee:

  • Tính năng tích hợp đa dạng: Shopee có các tính năng nổi bật như Shopee Pay (ví điện tử), Shopee Food (giao đồ ăn), và Shopee Xu (tích điểm thưởng). Những tính năng này giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm cho người dùng.
  • Giao diện thân thiện: Đây là nền tảng nổi bật với giao diện màu cam, các tính năng thân thiện, dễ sử dụng và khả năng tương tác cao.
  • Livestream bán hàng và trò chơi tích điểm: Shopee khuyến khích người bán sử dụng livestream để bán hàng, giúp tăng cường tương tác trực tiếp với khách hàng. Các trò chơi tích Shopee Xu cũng là một điểm thu hút người dùng truy cập thường xuyên.
  • Đợt giảm giá và khuyến mãi lớn: Shopee thường tổ chức các sự kiện sale hàng tháng, các chương trình giảm giá và miễn phí vận chuyển, thu hút đông đảo người dùng thích “săn sale.”
  • Đa dạng ngành hàng: Shopee cung cấp nhiều loại sản phẩm, từ thời trang, mỹ phẩm, văn phòng phẩm đến đồ gia dụng và điện tử.

Đối tượng phù hợp: Các shop muốn tiếp cận nhiều khách hàng, đặc biệt là những người tiêu dùng có xu hướng mua hàng giá rẻ hoặc thích các chương trình khuyến mãi.

>>Mời bạn xem thêm: Cách đặt tên shop hay và ấn tượng: Hướng dẫn và gợi ý

Shopee vẫn đang chiếm vị trí dẫn đầu với ~70% thị phần tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

>> Mời bạn xem thêm: Tài khoản Shopee bị bay màu: Nguyên nhân và cách khắc phục

2.2 Lazada

Lazada ra mắt tại Việt Nam vào năm 2012 và hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Lazada hoạt động theo mô hình Marketplace – trung gian mua bán trực tuyến, nổi bật với các quy trình thanh toán, giao hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của Lazada:

  • Sản phẩm đa dạng và ngành hàng phong phú: Lazada cung cấp một dải sản phẩm rộng lớn từ điện tử, thời trang, mỹ phẩm đến đồ gia dụng và sức khỏe.
  • Fanpage đông đảo và nhiều sự kiện: Lazada có fanpage với hơn 32 triệu người theo dõi và thường xuyên tổ chức các buổi livestream, minigame, khuyến mãi lớn, giúp thu hút lượng truy cập khủng.
  • Quy trình vận hành chuyên nghiệp: Các bước từ đặt hàng, thanh toán đến vận chuyển đều được tối ưu hóa để tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.
  • Dễ dàng quản lý và quảng bá sản phẩm: Lazada có nhiều tính năng hỗ trợ cho người bán, từ quản lý sản phẩm đến quảng cáo, giúp tối ưu hóa doanh số.

Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi bán hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử và gia dụng.

cách bán sàn Thương mại điện tử
Lazada không còn là sàn TMDT lớn thứ 2 sau khi bị TikTok Shop soán ngôi (Nguồn: Internet)

2.3 TikTok Shop

Tik Tok Shop thuộc hệ sinh thái của Tik Tok, ra mắt tại Việt Nam vào năm 2022 và đã nhanh chóng tạo nên sức hút, đặc biệt với thế hệ trẻ. Nhờ sức hút của TikTok mà chỉ trong một thời gian ngắn,nền tảng này đã đạt doanh số của Lazada suốt 10 năm tại Việt Nam. Với diễn biến này, thị trường bán lẻ trực tuyến hiện chỉ là “cuộc đua song mã” giữa Shopee và TikTok Shop.

Những ưu điểm của sàn thương mại điện tử mới Tik Tok shop là:

  • Tập trung vào video và livestream: Người bán có thể giới thiệu sản phẩm của mình qua video ngắn và livestream, tận dụng tối đa sự tương tác trực tiếp với người tiêu dùng.
  • Tệp khách hàng rộng lớn: Với hơn 49.9 triệu người dùng TikTok tại Việt Nam, đứng thứ 6 toàn cầu, TikTok Shop tạo cơ hội lớn để tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ và năng động.
  • Giao diện hiện đại: TikTok Shop có giao diện và tính năng mô tả sản phẩm, đánh giá và giá bán tương tự các sàn thương mại điện tử khác, giúp người mua dễ dàng nắm bắt thông tin sản phẩm.
  • Đa dạng mặt hàng, từ thời trang đến thực phẩm,…

Đối tượng phù hợp: Các shop có sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, gia dụng và thực phẩm, đặc biệt là những người bán muốn tận dụng sức mạnh của video marketing để tạo ảnh hưởng.

kinh doanh trên sàn Thương mại điện tử nên lưu ý gì
TikTok Shop và sức nóng vẫn chưa nguội dành cho những người bán hàng (Nguồn: Internet)

>> Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên TikTok cho người mới

2.4 Tiki

Tiki là sàn thương mại điện tử nội địa, được sáng lập bởi CEO Trần Ngọc Thái Sơn vào năm 2010, với tôn chỉ “Tìm Kiếm và Tiết Kiệm.” Tiki đặc biệt nổi bật với các sản phẩm sách, đồng thời phát triển đa dạng ngành hàng và dịch vụ giao hàng nhanh.

Đặc điểm nổi bật của Tiki:

  • Hệ sinh thái thương mại rộng lớn: TikiNOW, Ticketbox, NGON (thực phẩm tươi sống), và Tiki Trading giúp Tiki phục vụ khách hàng tốt hơn, đặc biệt trong các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.
  • Dịch vụ giao hàng nhanh và đóng gói kỹ lưỡng: Tiki nổi bật với dịch vụ giao hàng TikiNOW, đóng gói hàng hóa cẩn thận và nhanh chóng, mang lại sự hài lòng cao cho người tiêu dùng.
  • Đa dạng ngành hàng: Tiki cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các ngành hàng như sách, gia dụng, điện tử, thời trang và sức khỏe.

Đối tượng phù hợp: Các nhà bán hàng có sản phẩm chất lượng cao, cần dịch vụ giao hàng nhanh và muốn xây dựng thương hiệu uy tín trên sàn thương mại nội địa.

sàn Thương mại điện tử HOT
SànTiki phù hợp cho các sản phẩm chất lượng cao, chính hãng (Nguồn: Internet)

2.5 Sendo

Sendo là sàn thương mại điện tử thuộc Tập đoàn FPT, tập trung phát triển thị trường ngoại thành và nông thôn, giúp các shop dễ dàng tiếp cận nhóm khách hàng này.

Đặc điểm nổi bật của Sendo:

  • Danh mục hàng hóa đa dạng: Từ thời trang, phong thủy, đến dụng cụ làm vườn và đồ gia dụng, Sendo đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Hướng đến đối tượng C2C: Sendo hướng đến mô hình kinh doanh C2C (khách hàng bán cho khách hàng), giúp những người bán nhỏ lẻ và các shop nhỏ lẻ dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.
  • Giao diện thân thiện và dễ thao tác: Giao diện đơn giản và dễ sử dụng, phù hợp với cả người bán và người mua ít kinh nghiệm công nghệ.

Đối tượng phù hợp: Các shop nhắm đến đối tượng khách hàng ở ngoại thành hoặc nông thôn, hoặc các chủ shop nhỏ lẻ muốn tận dụng mô hình C2C.

>>Mời bạn xem thêm: 10+ cách đốt vía, đốt phong lông xả xui chủ kinh doanh phải biết

Sendo vẫn là 1 trong 5 sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

2.6 Chotot.com

Chợ Tốt là một trang rao vặt trung gian, hoạt động theo mô hình C2C và kết nối người mua và người bán với nhau qua quy trình đơn giản, tiện lợi.

Đặc điểm nổi bật của Chợ Tốt:

  • Sản phẩm rao bán phong phú: Từ bất động sản, nhà cửa, thú cưng, xe cộ đến đồ điện tử, Chợ Tốt là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm rao vặt.
  • Giao diện dễ sử dụng: Giao diện thân thiện, tối ưu cho người dùng phổ thông, giúp quy trình mua bán diễn ra mượt mà.
  • Không giới hạn ngành hàng: Chợ Tốt là nền tảng lý tưởng cho các mặt hàng cần mua bán nhanh như xe cộ, bất động sản, và đồ cũ.

Đối tượng phù hợp: Các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ muốn bán các sản phẩm đặc thù, có tính rao vặt cao như bất động sản, xe cộ hoặc hàng hóa cũ.

Ngoài ra, trong khi các sàn thương thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, thời gian gần đây, thị trường cũng liên tiếp xuất hiện các sàn thương mại “chui” Temu, Shein… đến từ Trung Quốc, tiếp tục làm dậy sóng thị trường.

Ngoài 5 sàn TMĐT trên, Chợ Tốt là 1 sàn TMĐT chủ kinh doanh có thể cân nhắc (Nguồn: Internet)

>> Mời bạn xem thêm: Temu lừa đảo? Bóc trần 5 sự thật cần biết về sàn Temu

3. Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?

Khi lựa chọn sàn thương mại điện tử để kinh doanh, bạn nên dựa vào ngành hàng, đối tượng khách hàng và khả năng tài chính để chọn sàn phù hợp. Ví dụ, nếu kinh doanh quần áo, nên chọn Shopee hoặc Lazada do lượng truy cập lớn và nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi thu hút người tiêu dùng.

Trong trường hợp cần nhập hàng chất lượng từ quốc tế, bạn có thể cân nhắc nhập hàng từ Amazon, Taobao, hoặc Aliexpress vì có nguồn sản phẩm phong phú, giá nhập tốt. Lưu ý rằng trước khi chọn sàn, hãy tìm hiểu kỹ về các chính sách, quy định dành cho cửa hàng để đảm bảo phù hợp và dễ dàng trong hoạt động kinh doanh.

>> Mời bạn xem thêm: Kinh doanh Online 2024: Bí quyết thành công cho người mới

4. Cần lưu ý gì khi kinh doanh trên các sàn Thương mại điện tử?

  • Nắm rõ chính sách từng sàn: Hiểu và tuân thủ các quy định của từng sàn để tránh vi phạm và đảm bảo hoạt động bán hàng suôn sẻ.
  • Chọn sản phẩm phù hợp: Đảm bảo sản phẩm không nằm trong danh mục bị cấm, tuân theo các yêu cầu đăng tải để tránh rủi ro.
  • Đầu tư vào hình ảnh và mô tả: Hình ảnh rõ ràng, mô tả sản phẩm chi tiết sẽ tăng cơ hội chuyển đổi và giúp sản phẩm thu hút hơn.
  • Sử dụng quảng cáo và tối ưu SEO: Tận dụng các công cụ quảng cáo và SEO của sàn để tăng khả năng hiển thị sản phẩm khi khách hàng tìm kiếm.
  • Kết hợp bán hàng đa kênh: Đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội và Google để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
  • Chăm sóc khách hàng: Phản hồi nhanh, chuyên nghiệp giúp duy trì đánh giá tích cực và tăng uy tín.
  • Áp dụng phân tích dữ liệu: Hiểu rõ xu hướng và tâm lý người mua sẽ giúp tối ưu chiến lược kinh doanh.

Sổ Bán Hàng – Giải pháp bán hàng đa kênh tối ưu

  • Quản lý tập trung tất cả các đơn hàng từ nhiều sàn thương mại điện tử chỉ với một ứng dụng.
  • Kiểm soát tồn kho thông minh giúp bạn tránh tình trạng hết hàng, dư hàng mà không cần phải tốn công sức kiểm kê thủ công.
  • Chăm sóc khách hàng dễ dàng: Ghi nhận và theo dõi lịch sử giao dịch, giúp bạn phản hồi nhanh chóng, tạo ấn tượng tốt với khách.
  • Phân tích doanh thu và lãi lỗ chi tiết, hỗ trợ bạn ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả để tối ưu lợi nhuận.

Và 50+ tính năng quản lý bán hàng cao cấp khác, phù hợp với mọi ngành hàng!

>> Mời bạn xem thêm:

TMĐT 2024: AI tạo lợi thế cạnh tranh & tăng trải nghiệm khách hàng?

Cách ước tính thuế chính xác khi kinh doanh thương mại điện tử

Chi tiết cách bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu

Bán hàng online và những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu

Chia sẻ bài viết: