Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công
Promotion có vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch promotion thông qua các hoạt động quảng bá và giới thiệu sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng. Vậy promotion là gì? để tạo chiến lược promotion thành công cần những yếu tố nào? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Promotion là gì?
Trong từ điển tiếng Anh, promotion thuộc từ loại danh từ mang ý nghĩa “sự thúc đẩy, sự thăng tiến”. Trong Marketing Mix, promotion là một thuật ngữ nằm trong 4 chữ P bao gồm: Price, Placement, Product và Promotion. Có thể hiểu promotion là sự thúc đẩy bán hàng và xúc tiến thương mại.
Promotion bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu như: Quảng cáo, giảm giá, chương trình khuyến mãi, tặng quà, triển lãm, sự kiện PR,…
>> Có thể bạn quan tâm: Thành thạo bán hàng trên TikTok Shop trong một nốt nhạc
2. Tầm quan trọng của promotion
Tầm quan trọng của promotion trong kinh doanh và tiếp thị là không thể phủ nhận. Đây là bước quyết định cuối cùng để thuyết phục mọi người mua hàng. Sau đây là một số lý do quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích quan trọng:
2.1 Tăng nhận thức về sản phẩm và thương hiệu
Promotion giúp đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông qua các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, tặng quà và triển lãm, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, đồng thời nhanh chóng tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.
2.2 Tăng doanh số bán hàng
Khi áp dụng promotion hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng, đạt được lợi nhuận cao hơn. Các chương trình khuyến mãi và giảm giá giúp khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, hoặc mua hàng sớm hơn, đồng thời tạo động lực cho việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới.
2.3 Phối hợp 4P trong marketing mix
Các chữ P trong marketing mix (Price, placement, product, promotion) có mối liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra một chiến lược marketing thành công, cụ thể như sau:
- Bản thân promotion có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động quảng cáo, truyền thông nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.
- Promotion kết hợp price chính là các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thúc đẩy doanh số bán hàng
- Promotion kết hợp với placement nhằm đảm bảo sản phẩm được phân phối trên thị trường trước khi chiến lược promotion bắt đầu “chạy”
- Promotion kết hợp với product giúp cung cấp đa dạng mặt hàng các khác trên thị trường.
2.4 Xây dựng lòng tin và trung thành
Promotion giúp tạo dựng lòng tin và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như nhận được ưu đãi hấp dẫn từ doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu cho người thân và bạn bè.
>> Có thể bạn quan tâm: Khung giờ vàng đăng bài bán hàng trên Facebook để tăng tương tác hiệu quả
3. Đối tượng nào cần triển khai promotion
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần triển khai promotion để tăng doanh số bán hàng hiệu quả, cụ thể như:
- Các doanh nghiệp mới thành lập: Doanh nghiệp mới cần nâng cao nhận diện thương hiệu để thu hút khách hàng và tạo dựng lòng tin cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các chiến lược promotion sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến trình này.
- Các doanh nghiệp đang mở rộng thị trường: Khi doanh nghiệp mở rộng thị trường hoặc mở cửa hàng mới, chiến lược promotion giúp quảng bá đến khách hàng tiềm năng trong khu vực mới.
- Các doanh nghiệp muốn giảm tồn kho hoặc giảm chi phí: Promotion có thể được sử dụng để khuyến khích khách hàng mua hàng nhanh chóng hoặc tiêu thụ hàng tồn kho, giúp giảm chi phí lưu trữ và quản lý hàng tồn kho.
Hiện nay, các nhà bán lẻ thường thúc đẩy doanh số bằng cách áp dụng hình thức cross – selling, tức tạo ra nhu cầu mua hàng cho các khách hàng mặc dù họ hoàn toàn không có ý định mua hàng. Để thực hiện hình thức này, các nhà bán lẻ thường tổ chức các chương trình giảm giá để đánh vào tâm lý khách hàng rằng đây là một cơ hội mua hàng với giá hời ngàn năm có một dù họ hoàn toàn không có ý định mua hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: 9 Cách quảng cáo Facebook Miễn Phí trên điện thoại để tăng tương tác hiệu quả
4. Cách thức triển khai chiến dịch promotion phổ biến
Để triển khai chiến dịch promotion thành công, bạn cần phải hiểu rõ quy trình từ lúc khách hàng chưa biết về sản phẩm cho đến mua hàng và trở thành khách hàng trung tâm. Có 2 cách thực hiện chiến dịch promotion như sau:
4.1 Above the line (ATL)
Above the line (ATL) là loại chiến dịch promotion dùng để tiếp cận đại chúng lớn, chưa xác định được rõ đối tượng mục tiêu, thường sử dụng các phương tiện truyền thông khách quan, không cá nhân hóa, nhằm tạo sự nhận thức và chạm tới đại đa số khách hàng.
Nói một cách dễ hiểU, ATL là hình thức marketing phủ rộng, đòi hỏi phải kết hợp nhiều hoạt động khác nhau như: Media (truyền thông), sponsorship (tài trợ), PR (quan hệ công chúng) cùng một lúc thông qua TVC, Print Ads, báo giấy,… để đưa hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu.
Các hoạt động thuộc hình thức above the line thường không chia rõ đối tượng mà sẽ truyền đạt chung cho tệp khách hàng lớn. Kết quả của hình thức này thường được đánh giá dựa trên độ phủ (reach), tần suất xuất hiện (frequency),…
4.2 Below the line (BTL)
Below the line (BTL) là loại chiến dịch promotion dùng để tiếp cận đối tượng mục tiêu cụ thể, cá nhân hóa hơn và tạo ra sự tương tác trực tiếp với khách hàng. Các chiến dịch BTL thường sử dụng các hoạt động quảng cáo trực tiếp, khuyến mãi, sự kiện, triển lãm, PR, email marketing,… Đây là các hoạt động có tính cá nhân hóa cao, giúp tạo sự gắn kết và thúc đẩy hành vi mua hàng của đối tượng mục tiêu.
Kết quả của hình thức này thường được đo lường bởi tỷ lệ chuyển đổi ngay tại thời điểm bán hàng. Đối với bán online thì kết quả này được đo lường bởi số lượng người truy cập website, tương tác, tỷ lệ click,…
>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 70+ stt tương tác Bán hàng Online để tăng doanh số
5. Yếu tố quan trọng tạo nên một chiến dịch Promotion thành công
Để xây dựng một chiến dịch promotion thành công, doanh nghiệp cần xác định các yếu tố như sau:
5.1 Bán hàng cá nhân – Personal selling
Bán hàng cá nhân có thể hiểu là đội ngũ giao tiếp và bán hàng trực tiếp với khách hàng. Có thể nói, các nhân viên bán hàng chính là những người đại diện cho doanh nghiệp để tiếp cận gần hơn khách hàng.
Doanh nghiệp cần tập trung đào tạo các nhân viên bán hàng một cách kỹ lưỡng và đầy đủ các kỹ năng để phục vụ khách hàng chuẩn mực nhất có thể. Tuy nhiên, để đào tạo nhân lực sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc nhân viên đó có thể rời khỏi công ty bất cứ lúc nào.
5.2 Quảng cáo – Advertising
Quảng cáo chính là hình thức giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng hiệu quả nhất. Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu, tạo sự nhận thức về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.
Nội dung quảng cáo cần phải sáng tạo, hấp dẫn và độc đáo để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và tạo sự tương tác. Nội dung có thể là hình ảnh, video, văn bản hoặc kết hợp của các yếu tố này.
5.3 Marketing trực tiếp – Direct marketing
Direct Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tiếp, trong đó doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp các đối tượng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông và công cụ trực tiếp. Mục tiêu của phương pháp này là tạo sự tương tác với khách hàng, đồng thời thúc đẩy hành động mua hàng hoặc phản hồi từ đối tượng mục tiêu. Các hình thức marketing trực tiếp có thể kể đến như sau:
- Gửi thư giấy, email
- Gọi điện
- Thu thập phiếu khảo sát
- Quảng cáo tại điểm bán
- Tổ chức sự kiện ngoài trời
5.4 Khuyến mãi – Sales promotion
Khuyến mãi là một trong những hình thức thu hút khách hàng mua sản phẩm hiệu quả nhất, ngay cả khi họ không có nhu cầu mua sản phẩm. Các chương trình khuyến mãi thường nhắm vào các kênh bán hàng trung gian để thúc đẩy họ bán hàng, đem lại nhiều doanh thu hơn. Tuy nhiên, cần tổ chức các đợt khuyến mãi đúng nơi đúng lúc, vì nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
Một số hình thức khuyến mãi phổ biến trong chiến dịch promotion:
- Giảm giá sản phẩm: Cung cấp giá ưu đãi, giảm giá đặc biệt cho sản phẩm,dịch vụ nhằm thu hút khách hàng mua hàng.
- Mua một tặng một (MOMO): Đưa ra chương trình mua một sản phẩm nhất định để nhận được món quà hoặc sản phẩm khác miễn phí.
- Giảm giá theo phần trăm: Cung cấp giảm giá dựa trên phần trăm giá trị đơn hàng, ví dụ như giảm 10%, 20%,…
- Voucher giảm giá: Cung cấp voucher giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo hoặc áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ khác trong tương lai
- Miễn phí vận chuyển: Cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho các đơn hàng đạt điều kiện nhất định.
- Quà tặng kèm: Tặng kèm các sản phẩm, phụ kiện, hoặc quà tặng khác khi khách hàng mua
5.5 Tài trợ – Sponsorship
Tài trợ là hình thức doanh nghiệp chi trả một khoản phí để liên kết với một chương trình nổi tiếng nào đó. Sau đó, logo, tên thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được hiển thị và nhắc tới là một nhà tài trợ cho chương trình đó. Hình thức này nhằm tăng nhận diện thương hiệu, độ uy tín đến khách hàng tiềm năng.
5.6 Quan hệ công chúng – Public Relations
Public relations (PR) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo sự tin tưởng và tương tác tốt với công chúng. PR chính là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ, đảm bảo rằng thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải một cách hiệu quả và chuyên nghiệp đến đối tượng mục tiêu.
5.7 Hội chợ và triễn lãm thương mại
Tổ chức các buổi hội chợ và triễn lãm thương mại để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình một cách trực tiếp và chủ động đến khách hàng. Đây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp có thể thu hút nhiều khách hàng mới, thu thập nhiều nguồn tin từ họ.
5.8 Khuyến mãi trực tuyến – Online promotion
Khác với khuyến mãi trực tiếp đã được nhắc ở mục 5.4, online promotion là hình thức kết hợp với các nền tảng kỹ thuật số trong các lĩnh vực quảng cáo mạnh như: Mạng xã hội, điện thoại, email,…
>> Có thể bạn quan tâm: Logo thương hiệu là gì? Cách để thiết kế logo ấn tượng
6. Một chiến lược promotion thành công cần những gì?
Một chiến lược promotion thành công phải trải qua quy trình như sau:
6.1 Nhận thức của khách hàng
Mục đích cuối cùng của các chiến dịch promotion là định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Chính vì vậy mà việc tạo nhận thức cho khách hàng chính là bước đi đầu tiên của một chiến lược promotion. Bằng việc thực hiện các hoạt động như: Khuyến mãi, giảm giá, tổ chức ưu đãi,… kết hợp cùng above the line và below the line để đánh giá và thu hút nhận thức khách hàng.
6.2 Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu hay còn được gọi là bước branding để tạo dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Các yếu tố như: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị,… là để cấu thành lên hình ảnh thương hiệu tốt.
6.3 Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là quá trình xác định vị trí của một thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu thành công là khi khách hàng nhớ đến thương hiệu khi nhìn thấy hình ảnh hay sản phẩm tương tự.
Chính vì vậy, khi phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần tạo dựng các chiến dịch promotion trên concept có tính đồng bộ và nhất quán với nhau về màu sắc để các đặc trưng nổi bật có thể dần đi sâu vào tâm trí khách hàng.
6.4 Đánh giá của khách hàng
Sau quá trình xây dựng và định vị thương hiệu, doanh nghiệp đang dần được chấp nhận trên thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp không ngừng cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo sự phù hợp với bối cảnh để luôn mang lại trải nghiệm tích cực đến khách hàng.
6.5 Thu hút khách hàng mới
Bên cạnh việc giữ chân khách hàng cũ, mục tiêu của các chiến dịch promotion là giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới để mở rộng quy mô doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: 20+ tính năng độc quyền từ Sổ Bán Hàng PRO giúp bán hàng chuyên nghiệp
Bài viết trên đây là thông tin về promotion từ tầm quan trọng cho đến các yếu tố cấu thành lên các chiến dịch promotion. Có thể thấy, promotion là một phần quan trọng trong chiến lược marketing, nhằm tăng cường nhận thức và tương tác của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn.