Kinh doanh văn phòng phẩm – bí quyết thành công
Kinh doanh văn phòng phẩm là một trong những xu hướng khởi nghiệp phổ biến hiện nay. Nhiều trường học, công ty, văn phòng làm việc… xuất hiện đã kéo theo nhu cầu về văn phòng phẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng này phát triển. Vậy quy trình mở văn phòng phẩm như thế nào?
Vốn dự tính để kinh doanh văn phòng phẩm là bao nhiêu? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Văn phòng phẩm gồm những mặt hàng nào?
Văn phòng phẩm là những sản phẩm và dụng cụ được sử dụng để hỗ trợ các công việc văn phòng. Một số các danh mục của văn phòng phẩm như sau:
- Bút viết: Bút bi, bút máy, bút chì, bút mực gel, mực bút,…
- Giấy và sổ tay: Giấy in, giấy photocopy, giấy ghi chép, sổ tay,…
- Dụng cụ ghi chép: Bloc ghi chú, giấy dán, bảng từ, bảng trắng,…
- Máy văn phòng: Máy tính, máy in, máy photocopy, máy scan, máy fax,…
- Bìa và hồ sơ: Bìa tài liệu, túi hồ sơ, bìa rời, hộp lưu trữ,…
- Dụng cụ viết và vẽ: Thước kẻ, compa, gôm tẩy, cắt giấy, dụng cụ vẽ,…
- Đồ dùng trình chiếu: Máy chiếu, bảng trắng, bút trình chiếu,…
- Đồ dùng sửa chữa: Băng keo, băng dính, kim kẹp, kẹp bấm,…
- Đồ dùng văn phòng khác: Bấm giấy, cục đẩy, bình nước, thư mục,…
- Đồ dùng cá nhân: Bàn phím, chuột, tai nghe, bàn di chuột,…
- Đồ dùng tiện ích: Ổ cắm điện, thiết bị làm sạch, hộp đựng đồ,…
- Quà tặng văn phòng: Túi xách, sổ da, hộp quà tặng,…
>> Có thể bạn quan tâm: Mở cửa hàng đồ gia dụng cần chuẩn bị những gì?
2. Kinh doanh văn phòng phẩm có lời không?
Kinh doanh văn phòng phẩm có thể gây lời bởi các yếu tố sau:
Thị trường đang ngày càng phát triển: Số lượng các trường học đang ngày càng tăng lên cho nên nhu cầu về các mặt hàng văn phòng phẩm cũng tăng theo. Hơn nữa, mặt hàng văn phòng phẩm ở độ tuổi nào cũng cần đến, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn.
Đa dạng sản phẩm: Văn phòng phẩm có đa dạng sản phẩm giúp bạn có thể mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng.
Nhu cầu cao: Có thể lợi nhuận từ kinh doanh văn phòng phẩm không cao nhưng nhờ nhu cầu mua sản phẩm lớn nên có thể làm cho nó cân bằng.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh đồ ăn vặt mùa hè online: Bí quyết thành công cho chủ cửa hàng mới
3. Rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm
Khi kinh doanh văn phòng phẩm sẽ không tránh khỏi một số rủi ro như sau:
Mất cắp: Các cửa hàng văn phòng phẩm thường xuyên bị mất cắp những sản phẩm nhỏ nhẹ và dễ dàng cho vào túi. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên gắn camera an ninh và quan sát thường xuyên để chống trộm cắp hiệu quả.
Thường xuyên xảy ra tình trạng hàng tồn kho: Văn phòng phẩm thường có rất nhiều loại sản phẩm. Chính vì vậy nếu không quản lý kho hàng hợp lý thì rất dễ dẫn đến tình trạng tồn đọng kho hàng, thất thoát hay hư hỏng sản phẩm.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh đồ bơi, phụ kiện đi biển mùa hè – Ý tưởng hợp thời, lợi nhuận to
4. Các chi phí để mở văn phòng phẩm
Để mở một cửa hàng văn phòng phẩm, bạn có thể chi trả các khoản phí như sau:
- Máy tính: Khoảng 15 triệu đồng
- Máy in hóa đơn, tem: Khoảng 3 triệu đồng
- Kệ trưng bày sản phẩm: Khoảng 10 triệu đồng
- Phí thuê nhân viên: 2 nhân viên, dự đoán 15 triệu đồng
- Tiền nguồn hàng: Khoảng 70 triệu
- Phí thuê mặt bằng: Khoảng 10 triệu
- Phần mềm quản lý bán hàng Sổ Bán Hàng: Từ 9.000 đồng/ngày
- Chi phí khác: Khoảng 10 triệu
Như vậy, để mở một cửa hàng văn phòng phẩm, chi phí ước tính khoảng 134 triệu đồng.
>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng mới kinh doanh đồ ăn Eat Clean
5. Các bước để mở văn phòng phẩm
5.1 Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Trước khi bắt đầu kinh doanh văn phòng phẩm, bạn cần tiến hành nghiên cứu trước thị trường và lập kế hoạch kinh doanh thật chỉnh chu. Bạn nên thăm dò xung quanh địa điểm kinh doanh đã có cửa hàng văn phòng phẩm nào chưa, nếu có thể hãy khảo sát người dân tại địa phương về nhu cầu mua hàng của họ.
5.2 Bước 2: Lựa chọn mặt hàng và tìm kiếm nguồn hàng
Đầu tiên, bạn cần xác định quy mô kinh doanh của cửa hàng của bạn là dạng bán lẻ cho học sinh, dân văn phòng, trường học hay công ty. Sau đó, bạn cần lựa chọn nơi cung cấp hàng hóa uy tín và đa dạng hết sức có thể.
Bạn có thể tham khảo các đại lý cung cấp nguồn hàng như sau:
- Công ty cung cấp sản phẩm sỉ lẻ mặt hàng văn phòng phẩm: Thiên Long, An Sinh, Việt Hoàng, VPP Hà Nội, Hoàng Hà, An Phát,…
- Khu phố chuyên bán văn phòng phẩm ở TP.HCM: Đường Phùng Hưng (quận 5)
- Khu phố chuyên bán văn phòng phẩm ở Hà Nội: Phố Hàng Bân, phố Chả Cá, Hàng Bồ, Lương Văn Can,…
- Các chợ đầu mới
5.3 Bước 3: Chuẩn bị nguồn vốn
Các chi phí cơ bản để mở cửa hàng văn phòng phẩm đã được Sổ Bán Hàng đề xuất ở mục 4. Bạn hãy lưu lại và chuẩn bị kinh phí phù hợp theo quy mô kinh doanh của cửa hàng bạn
5.4 Bước 4: Tuyển dụng nhân sự
Đối với cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ thì bạn chỉ cần tuyển thêm 1 đến 2 nhân viên để phụ giúp việc cửa hàng. Khi cửa hàng đã phát triển và mở rộng quy mô, bạn có thể tuyển thêm nhân viên để các hoạt động của cửa hàng được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
6. Bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm
6.1 Lựa chọn địa điểm
Đối tượng tiềm năng của kinh doanh văn phòng phẩm chính học sinh, sinh viên – lứa tuổi có nhu cầu mua các dụng cụ học tập rất cao. Chính vì vậy, bạn có thể chọn các địa điểm gần khu vực trường học, học viên để có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
6.2 Sử dụng Sổ Bán Hàng để quản lý
Trong quá trình kinh doanh văn phòng phẩm, chủ cửa hàng sẽ gặp nhiều tình huống phức tạp, đặc biệt là vấn đề kho hàng. Nếu không xử lý kho phù hợp, cửa hàng rất dễ rơi vào tình trạng hàng hóa tồn đọng ở kho, ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Ứng dụng Sổ Bán Hàng chính là công cụ quản lý bán hàng giúp cho các công việc kinh doanh văn phòng phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và quản lý kho hàng một cách chặt chẽ, không lo sót hay mất mát hàng hóa. Bên cạnh đó, Sổ Bán Hàng còn mang lại cho bạn các tiện ích nổi bật như sau:
- Website chuyên nghiệp để khách hàng tự do chọn sản phẩm.
- Quản lý thu chi, lãi lỗ, doanh số chính xác.
- Cung cấp báo cáo thống kê chi tiết, rành mạch.
- Theo dõi, quản lý nhân viên và ca nhân viên.
>> Mời bạn xem thêm: 5 bước sử dụng Sổ Bán Hàng nâng cao dành cho khách hàng lần đầu đăng ký
Trên đây là thông tin về việc mở cửa hàng văn phòng phẩm phải trải qua những công đoạn và tốn những chi phí nào. Bạn hãy lưu lại và lên kế hoạch kỹ lưỡng cho dự định mở cửa hàng văn phòng phẩm của mình nhé! Đừng quên rằng các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng và nhiều chủng loại, bạn thực sự sẽ cần đến Sổ Bán Hàng để công việc quản lý được hiệu quả hơn và không mất quá nhiều thời gian để kiểm kê hàng hóa.
Tham khảo chi tiết tại đây: https://sobanhang.com/bang-gia/