Kinh doanh sữa hạt: Đón đầu xu hướng tiêu dùng để thành công

Chia sẻ bài viết:

Kinh doanh sữa hạt mang tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên thị trường khi nhu cầu sử dụng sản phẩm nguồn gốc thực vật ngày một tăng cao.

Sữa hạt chính là cuộc cách mạng lớn đối với thị trường sữa toàn cầu và đang dần chiếm vị trí dẫn đầu xu hướng tiêu dùng của ngành sữa ngày nay. Hơn hết, sữa hạt không phải kiểu loại “mốt nhất thời”, chóng nở chóng tàn vì đây là sản phẩm đáp ứng được cho tệp đối tượng nhất định. Với tiềm năng phát triển rộng mở, chủ kinh doanh phải làm sao để gia nhập vào thị trường sôi động này. Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Mở đại lý sữa hái tiền triệu mỗi ngày

Hình: Kinh doanh sữa hạt lên ngôi, đón đầu xu hướng tiêu dùng lành mạnh

1. Kiến thức về sữa hạt nhất định phải biết

Sữa hạt là loại sữa được chế biến 100% từ thực vật mang giá trị dinh dưỡng cao, cực kỳ lành tính và thân thiện với môi trường. Sữa hạt có thể được sản xuất từ các loại hạt tự nhiên như ngũ cốc, vừng, ngô,… hoặc từ các loại hạt dinh dưỡng như óc chó, điều, hạnh nhân,… Tây Ban Nha chính là quốc gia sản sinh ra sữa hạt, bắt nguồn từ lý do tôn giáo dùng sữa hạt để thay thế cho sữa bò, phục vụ cho nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày. Sau đó, loại sữa này được thương mại hóa và lan tỏa ra thị trường quốc tế.

Một câu hỏi được đề ra rằng “sữa hạt” có thực sự là sữa không vì chúng không đến từ động vật?

Để trả lời cho câu hỏi này phải mất tận 5 năm Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) mới có thể chốt hạ được. Mặc dù sữa thực vật không đến từ bò những vẫn có thể gọi là sữa, tuy nhiên trên bao bì sản phẩm phải cập nhật nhãn tuyên bố so sánh giá trị dinh dưỡng của sản phẩm với sữa thông thường. Thực tế, chỉ có sữa đậu nành là loại sữa hạt duy nhất được hướng dẫn chế độ ăn uống của USDA coi là tương đương với sữa (vì gần nhất về mặt protein).

Được ví như loại “cháo loãng”, sữa hạt dung nạp năng lượng hiệu quả cho cơ thể con người. Không chỉ vậy, các loại hạt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp duy trì sức khỏe cho làn da. Có thể nói, muốn dáng khỏe da đẹp thì sữa hạt là “chân ái” so với sữa từ động vật. Đây là một thực phẩm tuyệt vời góp phần vào quá trình ăn chay và ăn kiêng được lành mạnh hơn. Với hai điểm nổi bật chính: không nhiều đường và không chất béo động vật, sữa hạt chính là người bạn đồng hành cho các bạn thiên hướng thuần chay và giảm cân.

Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý rằng sữa hạt không thể “một đổi một” với sữa bò được. Hầu hết các loại sữa hạt chứa rất ít protein, cần cân chỉnh chế độ khẩu phần ăn uống sao cho vẫn đầy đủ dinh dưỡng nhất có thể.

Hình: Kiến thức về sữa thực vật định phải biết
Nguồn: Internet
Kiến thức về sữa hạt nhất định phải biết
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Mở quán trà sữa, bí quyết thu lời khủng

2. Thị trường kinh doanh sữa hạt phát triển thần tốc

Theo Nielsen (Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu) ước tính, thị trường sữa hạt toàn cầu sẽ đạt 34 tỷ USD vào năm 2024. Thị trường này đang tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 11,7% trong giai đoạn từ 2023 đến 2030, dự kiến sẽ đạt 9,227 tỷ USD vào năm 2030 (Theo Data Bridge Market Research).

Con số dự báo khủng này không phải là một điều gì đó quá bất ngờ. Bởi vào năm 2018, thị trường đồ uống có nguồn gốc thực vật đã đạt 16,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với con số 7,4 tỷ USD của năm 2010 (theo số liệu của Innova Market Insights). Thị trường sữa hạt trong nước cũng phát triển mạnh mẽ, thị phần sữa hạt đã chiếm 12% trong cơ cấu thị trường sữa nước vào năm 2018, với CAGR đạt 18% (cao nhất trong các dòng sữa nước).

Mặc dù tại Việt Nam, sữa hạt đậu nành Vinasoy đã xuất hiện từ rất lâu trước đây nhưng thị trường sữa hạt mới thực sự bùng nổ khi Vinamilk và TH TrueMilk bắt đầu tham gia đường đua và tung ra sản phẩm đa dạng vào năm 2018.

Hình: Thị trường sữa thực vật phát triển thần tốc
Nguồn: Data Bridge Market Research
Thị trường kinh doanh sữa hạt phát triển thần tốc
Nguồn: Data Bridge Market Research

>> Có thể bạn quan tâm: Điểm lại 4 chiến lược marketing của Vinamilk thành công vang dội

3. Kinh doanh sữa hạt phát triển bùng nổ là do đâu?

Để giải lý cho sự phát triển bùng nổ của sữa hạt trong thời đại này chính là thời điểm dịch Covid-19 nhen nhuốm vào năm 2019. Đây là lúc mọi người bắt đầu chú ý hơn về sức khỏe, dinh dưỡng và miễn dịch của bản thân. Hơn hết, chính sách “cách ly toàn xã hội”, khiến cho nhịp sống bị thay đổi chóng mặt, họ bắt đầu ý thức sâu sắc hơn về béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan đến ăn uống. Có thể đại dịch đã làm thay đổi thói quen ăn uống và mua sắm của họ nhưng tất nhiên đó không phải là lý do duy nhất.

Có thể nói, 5 lý do sau đây chính là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ người dùng chuyển đổi từ sữa động vật sang sử dụng sữa thực vật:

  • Lo ngại về vấn đề thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng: Khi chăn nuôi động vật, nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển và cho sữa của vật nuôi. Điều này đem lại mối nguy “tồn dư kháng sinh” trong các sản phẩm sữa động vật.
  • Cơ thể không dung nạp Lactose hoặc dị ứng sữa: Đối với cơ thể không tiêu hóa được sữa động vật, vẫn có thể sữa hạt để thay thế.
  • Hướng đến chế độ ăn thuần chay: Sữa hạt chính là người bạn đồ uống thân thiện đối với các bạn có thiên hướng ăn chay
  • Người bị viêm đại tràng hoặc hội chứng viêm ruột: Đường chính trong sữa bò thông thường chủ yếu là đường lactose (khó tiêu hóa và hấp thụ), những người có tiền sử bệnh về đường ruột khuyến cáo không nên sử dụng. Những người có vấn đề về đường ruột thường được khuyên nên sử dụng sữa hạt để không gây ra kích ứng nguy hiểm.
  • Vấn đề liên quan đến đạo đức: Lấy sữa từ động vật nhiều người cho rằng đó là “bóc lột động vật” nên dần chuyển qua sử dụng sữa hạt.
Hình: Sữa hạt phát triển bùng nổ là do đâu?
Nguồn: Internet
Kinh doanh sữa hạt phát triển bùng nổ là do đâu?
Nguồn: Internet

4. Những điều cần biết khi kinh doanh sữa hạt

4.1 Một số hiểu lầm về sữa hạt

Ngoài những kiến thức cơ bản về sữa hạt, bạn cần phải nắm rõ những điều sau:

Sữa hạt có thể thay thế sữa bò? Sữa hạt thực chất không thể “thay thế” sữa bò vì cơ bản thành phần dinh dưỡng và protein không thể sánh bằng. Mỗi loại sữa sẽ có ưu điểm riêng và đáp ứng những nhu cầu cơ thể riêng biệt.

Sữa hạt tự làm cung cấp nguồn vitamin tốt hơn? Sữa hạt nói đúng hơn là “nước ép từ hạt” thường rất dễ làm nên khá nhiều người đã chủ động tự làm sữa tại nhà. Có thể bạn nghĩ sữa hạt tự làm sẽ nguyên chất hơn là mua ở cửa hàng. Thực tế là chỉ sai lệch nhỏ như về nhiệt độ hoặc thời gian nấu cũng sẽ giảm đi hàm lượng dinh dưỡng đáng kể của sữa hạt.

Sữa hạt có thể làm sữa công thức? Thực ra, sữa công thức cho trẻ sơ sinh được chế biến theo cơ chế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Sữa hạt đậu nành thông thường không bao giờ có thể thay cho sữa công thức làm từ đậu nành được.

4.2 Vốn cần có để kinh doanh sữa hạt

Để bắt tay vào kinh doanh sữa hạt, số vốn bỏ ra giao động khoảng 300 – 500 triệu đồng để cho ra quy mô kinh doanh chỉnh chu và chuyên nghiệp nhất:

  • Mặt bằng: Khoảng 80 – 100 triệu đồng/ tháng, nếu bạn chỉ kinh doanh online thì chi phí này có thể đắp qua việc xây dựng website, marketing quảng cáo,…
  • Nguyên liệu: Tùy thuộc vào thị trường và nhà cung cấp, dự tính khoảng 30 triệu đồng/ tháng
  • Máy móc và thiết bị: Quy trình làm sữa hạt phải đưa vào máy sản xuất, đóng gói và kiểm tra chất lượng chỉnh chu. Dự tính chi phí có thể từ 150 – 200 triệu đồng
  • Vận hành: Bao gồm các chi phí về điện, nước, dụng cụ,… khoảng 50 triệu đồng/ tháng
  • Nhân lực: Nếu dự định có 10 nhân viên, chi phí lương có thể từ 120 triệu đồng/ tháng.

4.3 Định giá sữa hạt chuẩn nhất

Để cho ra mức giá phù hợp nhất để nhanh chóng bù lỗ, bạn cần định giá từng loại sản phẩm sao cho thật hợp lý, ví dụ như:

  • Sữa tươi: 200 lít một tháng với giá 15.000 đồng/lít. Chi phí = 200 x 15.000 = 3 triệu đồng
  • Các loại hạt: 50kg cho một tháng với 250.000 đồng/kg. Chi phí = 50 x 250.000 = 12,5 triệu đồng
  • Đường: 30kg đường cho một tháng với 8.000 đồng/kg. Chi phí 30 x 10.000 = 300 ngàn đồng
  • Chai đựng: 200 lít sữa cho ra 1.000 chai mỗi tháng, mỗi chai 5.000. Chi phí = 1000 x 5000 = 5 triệu đồng
  • Chi phí ga, điện, nước: Dự tính khoảng 3 triệu/ tháng

Tổng chi mỗi tháng = 3 triệu + 12,5 triệu + 300 ngàn + 5 triệu + 3 triệu = 23.8 triệu đồng

Giả sử vốn bạn bỏ ra là 300 triệu đồng, kỳ vọng bán 1.000 chai mỗi tháng và mong muốn thu hồi vốn trong vòng 24 tháng.

  • Tiền thu hồi vốn theo tháng = 300 triệu/ 24 = 12.5 triệu đồng
  • Định giá sữa hạt = (23.8 triệu + 12.5 triệu)/1000 = 36.300 đồng/ chai

>> Có thể bạn quan tâm:

Cách tính giá bán đồ uống được áp dụng nhiều nhất hiện nay

13 Chiến lược định giá sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa cho cửa hàng

4.4 Đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm

Bất cứ ngành nghề kinh doanh FNB nào cũng cần có chứng nhận, đặc biệt là ngành liên quan đến sức khỏe như sữa hạt. Để đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm, chủ kinh doanh cần liên hệ trực tiếp với Sở Y tế và làm theo hướng dẫn. Thông thường, thời gian kiễm tra mẫu sữa và kiểm định khu vực chế biến cũng như cấp chứng nhận mất khoảng 1 tháng (tính từ ngày nộp đơn).

Hình: Những điều cần biết khi buôn bán sữa hạt
Nguồn: Internet
Những điều cần biết khi kinh doanh sữa hạt
Nguồn: Internet

Kinh doanh sữa hạt đang lên ngôi trong thị trường ngày nay mà khá nhiều chủ kinh doanh mong muốn gia nhập. Tuy nhiên, để có thể thành công ở phân khúc này, bạn cũng cần phải hiểu rõ về loại sữa này, từ đó hướng đến đúng đối tượng cần thiết. Tiềm năng mạnh mẽ của sữa hạt có bứt phá được hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn vận hành như thế nào.

Chia sẻ bài viết: