Kinh doanh đồ sơ sinh: 7 lưu ý phải biết để buôn may bán đắt
Trong thời đại hiện nay, việc kinh doanh đồ sơ sinh đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng bởi nhu cầu ngày càng cao của các gia đình trẻ. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, từ kế hoạch ban đầu cho đến việc vận hành cửa hàng một cách hiệu quả. Bài viết này, Sổ Bán Hàng sẽ chia sẻ toàn diện về các kinh nghiệm mở cửa hàng đồ sơ sinh để bắt đầu kinh doanh.
>>Mời bạn xem thêm: TOP 10 chủ kinh doanh đạt doanh thu tốt nhất năm 2024
1. Chọn địa điểm kinh doanh lý tưởng
Địa điểm được xem là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự thành bại của cửa hàng đồ sơ sinh. Một vị trí thuận lợi sẽ thu hút được lượng khách hàng ổn định, tạo điều kiện để phát triển kinh doanh.
Kinh doanh đồ sơ sinh cần đặt tại nơi tập trung đông người, đặc biệt là các khu vực có nhiều gia đình trẻ. Sản phẩm đồ sơ sinh thường được các bậc cha mẹ ưu tiên lựa chọn từ những cửa hàng gần nhà để tiết kiệm thời gian và công sức.
Cách chọn địa điểm phù hợp:
- Khu vực đông dân cư: Những khu vực gần khu đô thị, chung cư, trường học, hoặc bệnh viện phụ sản là lựa chọn tuyệt vời.
- Tránh cạnh tranh trực tiếp: Không nên đặt cửa hàng gần các siêu thị lớn hoặc các chuỗi bán lẻ đã có thương hiệu mạnh.
- Mặt bằng dễ tìm: Chọn địa điểm có mặt tiền thoáng, dễ thấy, đường giao thông thuận tiện.
- Không gian phù hợp: Diện tích lý tưởng là từ 30m² trở lên, có chỗ để xe thoải mái và lối đi rộng rãi để các mẹ bầu dễ di chuyển.
2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh đồ sơ sinh
Việc lựa chọn mặt hàng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cửa hàng và tạo dựng niềm tin từ khách hàng. Sản phẩm phải đa dạng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé.
Các nhóm sản phẩm cần có:
- Đồ dùng cho bé sơ sinh: Bao gồm quần áo, khăn tắm, bao tay chân, mũ, bình sữa, núm ti, xe đẩy, nôi cũi, và tã giấy.
- Đồ dùng cho mẹ sau sinh: Máy hút sữa, quần áo sau sinh, băng vệ sinh chuyên dụng, gối chữ U, đai hỗ trợ lưng.
- Đồ dùng hỗ trợ: Đồ chơi an toàn cho trẻ sơ sinh, chăn ga cho bé, đồ ăn dặm.
Lựa chọn sản phẩm phù hợp với khách hàng theo các phân khúc:
Phân khúc giá cả: Đáp ứng đủ từ hàng bình dân đến cao cấp, giúp mở rộng tập khách hàng khi kinh doanh đồ sơ sinh
- Giá rẻ, bình dân: Nhắm đến các gia đình có thu nhập trung bình hoặc thấp, ưu tiên quần áo cơ bản với giá cả hợp lý. Đây thường là lựa chọn phổ biến vì dễ thay đổi theo mùa.
- Phân khúc trung cấp: Phục vụ các gia đình muốn mua sắm quần áo chất lượng tốt hơn, với mức giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tính thời trang và độ bền.
- Phân khúc cao cấp: Dành cho khách hàng có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng, chất liệu cao cấp hoặc hàng nhập khẩu. Phân khúc này đòi hỏi tiêu chuẩn cao về thiết kế và chất lượng.
Phân khúc theo độ tuổi
- Trẻ sơ sinh (0-12 tháng): Ở độ tuổi này, trẻ cần những loại quần áo mềm mại, thoáng mát và an toàn do làn da rất nhạy cảm. Các sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên như cotton hữu cơ thường được phụ huynh ưu tiên lựa chọn.
- Trẻ nhỏ (1-5 tuổi): Đây là giai đoạn trẻ vận động nhiều, vì vậy quần áo cần đảm bảo độ bền, co giãn tốt và thoải mái. Mẫu mã thời trang ngộ nghĩnh với màu sắc tươi sáng, hình ảnh hoạt hình đáng yêu thường được các bậc cha mẹ ưa chuộng.
- Trẻ lớn (6-12 tuổi): Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có sở thích riêng về trang phục. Các bé thường thích lựa chọn quần áo phù hợp với phong cách cá nhân, trong khi phụ huynh tìm kiếm các sản phẩm vừa thoải mái vừa hợp xu hướng thời trang.
Phân khúc theo mục đích sử dụng
- Quần áo hàng ngày: Đây là sản phẩm được mua nhiều nhất, thường ưu tiên sự tiện lợi, thoải mái và phù hợp với nhiều hoạt động như đi học, đi chơi hay ở nhà.
- Quần áo ngủ: Được làm từ chất liệu mềm mại, thiết kế rộng rãi, mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ.
- Quần áo dự tiệc, lễ hội: Phù hợp với các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ hội, Tết hoặc Giáng Sinh. Các sản phẩm này có thiết kế bắt mắt, sang trọng và thường có giá cao hơn, nhưng không phải lúc nào cũng có nhu cầu cao vì tần suất sử dụng thấp.
Theo thương hiệu: Ưu tiên các sản phẩm có thương hiệu uy tín như Lullaby, Mio, hoặc hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan.
Tránh các sai lầm phổ biến:
- Không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Không nhập quá nhiều sản phẩm không thiết yếu, dễ gây tồn kho
3. Tìm nguồn hàng quần áo trẻ em uy tín, chất lượng ở đâu?
Việc tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá sỉ là bước quan trọng để kinh doanh quần áo trẻ em hiệu quả. Dưới đây là một số cách tiếp cận nguồn hàng phổ biến mà bạn có thể áp dụng:
- Hợp tác với xưởng sản xuất hoặc đơn vị gia công
Bạn có thể liên hệ trực tiếp các xưởng may để nhập hàng, đặc biệt là nếu bạn muốn kinh doanh dòng quần áo xuất khẩu (VNXK). Việc này giúp bạn tiếp cận hàng hóa chất lượng cao với mức giá ưu đãi.
- Đánh hàng từ nước ngoài hoặc đặt hàng qua các trang thương mại quốc tế
Một cách khác là đi lấy hàng trực tiếp tại các thị trường nổi tiếng như Quảng Châu (Trung Quốc), Thái Lan, hoặc đặt hàng từ các website chuyên bán sỉ. Đây là cách giúp bạn có được mẫu mã đa dạng và hợp xu hướng, nhưng cần lưu ý chi phí vận chuyển và thủ tục nhập khẩu.
- Nhập hàng tại các chợ đầu mối trong nước
Tại Việt Nam, các chợ đầu mối lớn như Đồng Xuân, Ninh Hiệp (Hà Nội), Tân Bình, An Đông (TP.HCM) là những địa điểm quen thuộc để nhập sỉ quần áo trẻ em. Đây là cách nhanh chóng và tiện lợi để lấy hàng với số lượng vừa phải.
- Lấy hàng từ các cửa hàng bán buôn trong nước
Nếu bạn mới kinh doanh hoặc có vốn đầu tư hạn chế, việc nhập lại hàng từ các nhà bán buôn trong nước là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ thấp hơn so với các phương thức khác vì giá nhập không quá cạnh tranh.
Lưu ý dù bạn chọn cách nào, điều cần thiết là luôn kiểm tra chất lượng hàng hóa kỹ lưỡng. Hãy đảm bảo rằng nguồn hàng ổn định, sản phẩm đạt tiêu chuẩn về độ bền, an toàn và phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn. Chỉ khi làm tốt khâu này, bạn mới có thể xây dựng lòng tin và duy trì sự hài lòng của khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: 10 cách thức lấy sỉ và tìm nguồn hàng uy tín để kinh doanh online
4. Dự tính nguồn vốn để kinh doanh đồ sơ sinh
Số vốn để bắt đầu kinh doanh quần áo trẻ em phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, nguồn hàng nhập và các khoản chi phí liên quan. Theo kinh nghiệm thực tế, mức vốn có thể dao động khoảng 40-60 triệu đồng đối với cửa hàng nhỏ hoặc kinh doanh online – phù hợp với những ai mới bắt đầu và muốn tiết kiệm chi phí; dao động từ 80-120 triệu đồng với cửa hàng quy mô trung bình – đủ để mở một shop chuyên nghiệp với lượng hàng đa dạng hơn. Mức vốn từ 150 triệu đồng trở lên dành cho những người muốn xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, cung cấp sản phẩm phong phú và dịch vụ toàn diện.
Các khoản chi phí cần chuẩn bị:
- Chi phí thuê mặt bằng: Đối với các cửa hàng đặt tại khu vực trung tâm, giá thuê mặt bằng thường dao động từ 5-20 triệu đồng/tháng, tùy vào diện tích và vị trí. Tiền thuê nhà cần dự trù ít nhất 3-6 tháng cộng thêm tiền cọc. Nếu bạn chọn kinh doanh online, khoản chi phí này có thể được tiết kiệm đáng kể.
- Chi phí nhập hàng: Đợt nhập hàng đầu tiên có thể tiêu tốn từ 20-50 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng và nguồn cung. Nhập từ các chợ đầu mối hoặc xưởng may trong nước sẽ tiết kiệm hơn so với hàng nhập khẩu từ nước ngoài.
- Chi phí trang trí cửa hàng: Các hạng mục như sơn sửa, lắp đặt thiết bị, đèn, giá, kệ, móc treo, gương, biển hiệu, và trang trí tổng thể có thể ngốn từ 10-30 triệu đồng thậm chi hơn nhiều. Nếu kinh doanh online, bạn cần đầu tư vào hình ảnh sản phẩm, giao diện website hoặc các gian hàng trên sàn thương mại điện tử.
- Chi phí nhân viên: Chi phí này có thể có hoặc không tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi cửa hàng còn nhỏ và chưa có lời, bạn nên tự bán và nhờ thêm sự hỗ trợ từ người thân, chưa nên thuê nhân viên để có thể tiết kiệm chi phí.
- Chi phí marketing: Trong giai đoạn khai trương, việc tiếp thị và quảng cáo là rất quan trọng để thu hút khách hàng. Ngân sách cho marketing dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng, bao gồm chi phí chạy quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các nền tảng khác.
- Chi phí dự phòng: Bạn nên chuẩn bị một khoản từ 10-20 triệu đồng để xử lý các tình huống bất ngờ như phí vận chuyển, bao bì, tem nhãn hoặc chi phí điện nước.
Ngoài các chi phí kể trên, việc quản lý vốn lưu động là rất cần thiết để đảm bảo cửa hàng luôn hoạt động ổn định. Bạn cũng nên dự trù một khoản vốn để ứng phó với những rủi ro tiềm tàng, chẳng hạn khi doanh số không đạt kỳ vọng hoặc cần tái đầu tư để duy trì nguồn hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hỗ trợ vốn nhanh, thành công trọn vẹn cùng Sổ Bán Hàng và VPBank
5. Mở rộng kinh doanh trên các kênh Online
Bán hàng online là một giải pháp tiết kiệm chi phí mặt bằng, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Dưới đây là các kênh online phổ biến mà bạn có thể tận dụng để kinh doanh quần áo trẻ em.
- Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…)
Mạng xã hội là công cụ không thể thiếu khi kinh doanh online. Với lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đứng top 7 thế giới, đây là kênh giúp bạn quảng bá sản phẩm hiệu quả. Hãy tận dụng fanpage, chạy quảng cáo hoặc sử dụng chatbot để chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp.
- Sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,…)
Đăng ký gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử giúp bạn dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. Hãy áp dụng chiến lược 20-80 (20% sản phẩm giá rẻ để thu hút, 80% sản phẩm lợi nhuận cao) để tối ưu doanh thu trong môi trường cạnh tranh cao.
- Các diễn đàn
Các diễn đàn là nơi tập trung đông đảo phụ huynh tiềm năng. Đăng tải sản phẩm trên những nền tảng này không chỉ tăng khả năng tiếp cận khách hàng mà còn giúp bạn xây dựng uy tín.
- Website bán hàng riêng
Sở hữu một website riêng là cách để bạn quản lý đơn hàng, kho hàng và giao dịch với khách hiệu quả. Website còn hỗ trợ SEO, giúp sản phẩm của bạn dễ dàng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, cạnh tranh với các hệ thống lớn.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 6 sàn Thương mại điện tử HOT – chọn sàn nào để bán hàng?
6. Thủ tục pháp lý khi kinh doanh đồ sơ sinh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Đơn đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần cung cấp đầy đủ thông tin như:
- Chủ hộ kinh doanh: Bao gồm tên, địa chỉ, số và ngày cấp thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân.
- Ngành nghề kinh doanh: Chọn lĩnh vực phù hợp, ví dụ như kinh doanh quần áo, sản phẩm cho mẹ và bé.
- Địa chỉ cửa hàng: Đảm bảo địa chỉ rõ ràng, không sử dụng địa chỉ giả.
- Tên cửa hàng: Tên không được trùng lặp với cửa hàng khác trong cùng huyện/quận và cần đảm bảo phù hợp thuần phong mỹ tục.
- Vốn kinh doanh: Ghi rõ số vốn dự kiến sử dụng.
Giấy tờ kèm theo: Bản sao công chứng thẻ căn cước, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, cùng hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép
Hồ sơ đầy đủ cần được nộp tại Phòng Kinh tế của Ủy ban Nhân dân Quận/Huyện nơi đặt cửa hàng. Thời gian xử lý hồ sơ thường là 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ được thông báo lý do trong cùng khoảng thời gian.
7. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm Sổ Bán Hàng là giải pháp hiện đại giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, từ quản lý kho hàng, đơn hàng, đến kiểm soát tài chính,… Hơn 50 tính năng cao cấp giúp bạn quản lý bán hàng trên mọi phương diện:
- Quản lý kho hàng chính xác: Giúp theo dõi số lượng hàng tồn theo thời gian thực, tự động cảnh báo khi hàng hóa sắp hết hoặc vượt ngưỡng tồn kho, từ đó tránh tình trạng thiếu hoặc dư hàng.
- Tạo đơn hàng nhanh chóng: Hỗ trợ lên đơn hàng trực tiếp cho khách mua tại cửa hàng hoặc qua các kênh online, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.
- Quản lý thu chi hiệu quả: Ghi nhận và thống kê chi tiết các khoản thu chi hằng ngày, bao gồm doanh thu bán hàng, chi phí nhập hàng, chi phí vận hành, giúp bạn kiểm soát tài chính dễ dàng hơn.
- Báo cáo tài chính tự động: Cung cấp báo cáo doanh thu, lợi nhuận, chi phí theo từng ngày, tuần, tháng. Báo cáo trực quan giúp bạn dễ dàng theo dõi hiệu quả kinh doanh và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Quản lý khách hàng: Lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, tạo cơ sở để chăm sóc khách hàng thân thiết và triển khai các chương trình ưu đãi.
- Tích hợp bán hàng đa kênh: Đồng bộ hóa đơn hàng và quản lý kho từ nhiều kênh như Fanpage, sàn TMĐT website bán hàng,… giúp bạn kiểm soát dễ dàng hơn trên một nền tảng duy nhất.
- Quản lý nhân viên: Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên, phân quyền truy cập và đảm bảo công việc vận hành trơn tru.
- Chăm sóc khách hàng tự động: Tích hợp chatbot hoặc gửi thông báo tự động để nhắc nhở khách hàng về các chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm mới.
>> Mời bạn xem thêm:
Kinh doanh mẹ và bé: Chiến lược thông minh để “hốt bạc”
Kinh doanh đồ lưu niệm mức vốn nhỏ, lãi cao, hút khách hiệu quả
Bán gì không sợ ế? Top sản phẩm kinh doanh đắt khách, dễ lời
Tổng hợp mẹo xin vía buôn may bán đắt và giữ chân khách hàng