CPM là gì? Cách áp dụng hiệu quả trong chiến lược bán hàng!

Chia sẻ bài viết:

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả mà không yêu cầu họ phải nhấp vào quảng cáo, thì CPM trong marketing chính là lựa chọn đáng cân nhắc. CPM (Cost Per Mille) là một mô hình quảng cáo tính phí dựa trên 1,000 lần hiển thị, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo và gia tăng nhận diện thương hiệu.

Trong bài viết này của Sổ Bán Hàng, chúng ta sẽ cùng khám phá CPM là gì, cách các mạng quảng cáo CPM hoạt động, lợi ích của CPM banner, cũng như bí quyết để tối ưu chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất.

1. CPM là gì?

CPM (Cost Per Mille), hay “chi phí mỗi 1,000 lượt hiển thị”, là mô hình quảng cáo kỹ thuật số phổ biến, nơi các nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi 1,000 lần xuất hiện của quảng cáo trên website hay nền tảng quảng cáo. CPM tập trung vào việc gia tăng nhận diện thương hiệu thông qua việc quảng cáo được hiển thị đến một lượng người dùng nhất định.

Trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ đặt ra một mức giá thầu mà họ đồng ý chi trả cho mỗi 1,000 lần hiển thị quảng cáo. Bằng cách này, nhà quảng cáo có thể kiểm soát chi phí và hiệu quả của chiến dịch.

Ví dụ, nếu ngân sách cho chiến dịch quảng cáo của bạn là 1 triệu đồng và quảng cáo của bạn nhận được 20.000 lượt hiển thị, chi phí quảng cáo CPM sẽ được tính như sau:

CPM = 1 triệu/ (20.000/1000) = 50.000 VND

Vậy bạn sẽ trả 50.000 VNĐ cho mỗi 1,000 lượt hiển thị quảng cáo.

Định nghĩa CPM trong Marketing là gì? Ảnh: Internet

>> Mời bạn xem thêm: 15+ cách tăng follow TikTok miễn phí, hỗ trợ bán hàng đỉnh cao

2. Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo “Cost Per Mille

2.1 Ưu điểm

  • Đơn giản và hiệu quả nhanh chóng

CPM là phương thức quảng cáo dễ triển khai, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng nhanh chóng.

  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm cho doanh nghiệp mới

CPM đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới muốn xây dựng nhận diện thương hiệu. Họ có thể tận dụng quảng cáo hiển thị để gia tăng độ phủ sóng mà không cần quá lo lắng về chi phí quảng cáo đắt đỏ.

  • Lợi ích cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo

CPM mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu, trong khi chủ sở hữu website, blog thu được doanh thu từ quảng cáo.

2.2 Nhược điểm

  • Hiệu quả thấp nếu quảng cáo đặt trên website ít truy cập

Nếu quảng cáo được đặt trên các trang web có lượng truy cập thấp, tiền bỏ ra sẽ không mang lại hiệu quả cao.

  • Cạnh tranh cao trên các trang web lớn

Đối với những website có lượng truy cập lớn, mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu rất cao, khiến chi phí quảng cáo tăng lên mà hiệu quả không được đảm bảo.

  • Lãng phí khi không nhắm đúng đối tượng

Nếu quảng cáo không được hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ gặp phải tình trạng lãng phí chi phí quảng cáo.

CPM và bán hàng
Tại sao nên và không nên sử dụng CPM? Ảnh: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả và tiết kiệm chi phí

3. Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC, CPA

CPM: CPM là phương thức quảng cáo tính phí dựa trên số lần hiển thị quảng cáo. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận nhiều khách hàng mà không cần người dùng tương tác ngay lập tức.

CPC (Cost Per Click): Quảng cáo tính phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo, thường được sử dụng cho các chiến dịch chuyển đổi trực tiếp, khi bạn sẵn sàng trả tiền cho mỗi lượt khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn để mua sản phẩm.

CPA (Cost Per Acquisition): Quảng cáo tính phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như đăng ký, mua hàng,… Đây là phương thức phù hợp cho các chiến dịch muốn đo lường tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo.

cpm trong marketing là gì
CPM và CPC, CPA khác nhau như thế nào? Ảnh: Internet

4. Bí quyết tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo

4.1 Xác định rõ nhu cầu marketing

Trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo CPM, việc xác định mục tiêu marketing là rất quan trọng. Bạn cần biết rõ chiến dịch này sẽ giúp bạn đạt được gì: tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập website hay nâng cao doanh thu. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chọn lựa các mạng quảng cáo CPM phù hợp, xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và tối ưu chi phí.

4.2 Mở rộng kênh quảng cáo trên nhiều nền tảng

Thay vì chỉ sử dụng Google Ads, hãy thử triển khai quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau như Instagram, TikTok, Zalo hoặc Google Display Network. Mỗi nền tảng có ưu điểm riêng, giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn và tiết kiệm chi phí.

4.3. Tối ưu nội dung quảng cáo

Nội dung là yếu tố quan trọng trong chiến dịch quảng cáo CPM. Hãy tạo ra những quảng cáo hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đảm bảo rằng hình ảnh sắc nét, rõ ràng và mang đặc trưng của thương hiệu. Ngoài ra, thông điệp phải liên quan trực tiếp đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

4.4 Phối hợp với các công cụ marketing khác

Một chiến dịch quảng cáo hiệu quả không chỉ dựa vào quảng cáo CPM mà cần có sự kết hợp của các công cụ marketing khác như bán hàng cá nhân, chương trình khuyến mãi, hoặc email marketing. Việc này giúp tăng cường hiệu quả chiến dịch và xây dựng lòng tin từ khách hàng.

cpm banner
Cách tăng hiệu quả CPM chủ kinh doanh cần lưu ý. Ảnh: Internet

4.5. Xác định đúng đối tượng mục tiêu

Xác định chính xác đối tượng mục tiêu là yếu tố quan trọng để tối ưu hiệu quả quảng cáo. Khi bạn biết rõ ai là khách hàng tiềm năng, quảng cáo sẽ được hiển thị đúng người, đúng thời điểm, giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4.6. Lựa chọn thời điểm quảng cáo thích hợp

Thời điểm đăng quảng cáo cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiến dịch. Hãy chọn thời gian khi khách hàng mục tiêu của bạn dễ dàng tiếp cận và tương tác với quảng cáo, chẳng hạn như giờ cao điểm trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo nghiên cứu của Sprout Social, mỗi ngành hàng có những khung giờ lý tưởng khác nhau để đăng bài trên nền tảng Facebook, ví dụ như:

  • Thời trang: 7 giờ tối thứ 2 hoặc 6 – 8 giờ tối thứ 3, thứ 6.
  • Chăm sóc sức khỏe: 1 giờ chiều đến 8 giờ tối thứ 2, 6 – 8 giờ tối thứ 4, 4 – 7 giờ tối thứ 5 và 1 giờ chiều đến 7 giờ tối thứ 6.
  • Giáo dục: 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa thứ 2 và thứ 4, 8 giờ sáng đến 1 giờ chiều thứ 3, 10 giờ sáng thứ Sáu.
  • Truyền thông (Media): 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều thứ 2, 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều thứ 3, 6 giờ sáng đến 1 giờ chiều thứ 4 hoặc 11 giờ sáng thứ 5.

Nếu chọn đúng thời điểm đăng bài, nội dung của bạn có khả năng xuất hiện ở vị trí đầu trên bảng tin của các khách hàng tiềm năng, từ đó tăng tỷ lệ tiếp cận, tương tác,… cho bài quảng cáo.

4.7. Hiểu về các hoạt động của nền tảng quảng cáo

Mỗi nền tảng quảng cáo có cách thức hoạt động khác nhau. Việc nghiên cứu và hiểu rõ các nền tảng quảng cáo CPM sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch và đạt được kết quả tốt nhất.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CPM là gì, cách các mạng quảng cáo CPM hoạt động và làm thế nào để tối ưu chiến dịch quảng cáo CPM cho công việc kinh doanh của bạn!

>> Mời bạn xem thêm:

ROI là chỉ số gì trong kinh doanh? Cách tính ROI và lưu ý cần biết

Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chính xác nhất

15+ phần mềm Marketing Facebook tốt nhất để bán hàng hiệu quả

Tìm hiểu về hệ thống SEO và Marketing iClick giúp tăng truy cập

Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên TikTok cho người mới

Chia sẻ bài viết: